Học giả Mỹ đề xuất sáng kiến làm tê liệt tên lửa siêu vượt âm
Trong bối cảnh các quốc gia như Nga và Trung Quốc chạy đua phát triển vũ khí siêu vượt âm, Mỹ bắt đầu tìm cách đối phó trước những loại tên lửa hiện đại này.
Hình ảnh mô phỏng về đầu đạn của Avangard. Ảnh: TASS
Theo đài Sputnik, trong một cuộc hội thảo ngày 7/2, các học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington, DC (Mỹ) đã đưa ra một giải pháp có tên gọi “bụi phòng thủ”. Bên cạnh đó, họ cũng đưa ra vũ khí vi sóng và một số phương án khác có khả năng làm nhiễu khả năng hoạt động của tên lửa và khiến chúng dễ bị bắn hạ hơn.
“Ở vận tốc siêu vượt âm, tác động từ bụi khí quyển, mưa và các hạt lơ lửng trong không khí lên tên lửa có thể gâyra gián đoạn về khí động học, nhiệt và cấu trúc không thể lường trước”, các học giả nhấn mạnh. Kết luận được đưa ra dựa vào các sự cố xảy ra đối với các phương tiện siêu tốc ghi nhận trước đây.
“Các hạt phát sáng, hạt kim loại… có thể lơ lửng trong tầng khí quyển trên đến 10 phút, gây ra gián đoạn tạm thời đối với cơ chế hoạt động siêu vượt âm. Mặc dù hiệu quả chỉ là tạm thời, nhưng xét trên phương diện một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm là một cuộc tấn công nhanh gọn, tập trung cao thì ‘một bức tường bụi’ là điều đáng ngại”, giới học giả viết.
Các tác giả so sánh cách thức này tương tự như phương pháp phòng thủ xuất hiện giữa thế kỷ 20. Các mảnh đạn pháo được thiết kế đặc biệt phát nổ khi đạt đến một độ cao nhất định, tạo thành đám mây đạn vụn và dội xuống máy bay của kẻ địch.
Các học giả của CSIS còn gợi ý sử dụng vũ khí vi sóng uy lực mạnh (HPM) để “nướng cháy bầu trời”, cản trở đường bay của các tên lửa siêu vượt âm và khiến chúng gặp tai nạn.
Trên thực tế, vũ khí siêu vượt âm bay ở độ cao thấp hơn tên lửa đạn đạo và đạt vận tốc nhanh hơn các loại tên lửa khác nên rất khó bị đánh chặn.
Video đang HOT
Tuần trước, Phó Đô đốc Mỹ Jon Hill thừa nhận quốc gia này hiện chỉ sở hữu duy nhất một loại vũ khí có khả năng bắn hạ vũ khí siêu vượt âm. Đó là tên lửa RIM-174 của Hải quân, hay còn có tên gọi khác là SM-6. Loại tên lửa này đã được bán cho Hàn Quốc và Australia. Về phần mình, Nga khẳng định hệ thống phòng không S-500 mới của nước này cũng có khả năng hạ gục vũ khí siêu vượt âm.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa triển khai bất kỳ vũ khí siêu vượt âm nào. Một số chương trình vẫn đang trong các giai đoạn hoàn thiện. Trong khi đó, Nga đã sở hữu ba loại vũ khí siêu vượt âm và hai trong số đó đã được triển khai: tên lửa trượt Avangard và tên lửa hành trình Kinzhal.
Mỹ - Nhật phối hợp phát triển công nghệ chống tên lửa siêu vượt âm
Hai đồng minh thân thiết đang phối hợp phát triển công nghệ phòng thủ tiên tiến chống lại các mối đe dọa siêu vượt âm.
Tên lửa ý tưởng AGM-183A hoạt động ở tốc độ siêu vượt âm của Mỹ. Ảnh: National Defence
Theo trang Japan Times, Mỹ và Nhật Bản sẽ tập hợp các nhà khoa học và kỹ sư để hợp tác phát triển các công nghệ quốc phòng mới, bao gồm các giải pháp chống lại tên lửa siêu vượt âm (hypersonic).
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết thông tin trên ngày 6/1 khi phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị "2 cộng 2", có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Ngoại trưởng Blinken cho biết: "Khi các nhà nghiên cứu Nhật Bản và Mỹ phát huy hết sức mạnh của họ, chúng tôi có thể đổi mới và cạnh tranh với bất kỳ ai". Ông lưu ý nghiên cứu chung này cũng sẽ bao gồm các năng lực trong không gian.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin cho biết các cuộc thảo luận sẽ bao gồm "phát triển vai trò và sứ mệnh của chúng tôi để phản ánh khả năng ngày càng tăng của Nhật Bản trong việc đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực". Ông Austin cũng cho hay hai bên sẽ "tối ưu hóa vị thế lực lượng liên minh của hai nước để tăng cường khả năng răn đe".
Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi nhấn mạnh: "Cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức cơ bản và nhiều mặt, như thay đổi cán cân chiến lược, các nỗ lực đơn phương và xói mòn nhằm thay đổi hiện trạng, lạm dụng áp lực không công bằng... Điều quan trọng hơn bao giờ hết là Nhật Bản và Mỹ đoàn kết, thể hiện vai trò lãnh đạo khi cả hai quốc gia đều chia sẻ lợi ích chiến lược và các giá trị chung".
Hội nghị "2 cộng 2" diễn ra trong bối cảnh những tiến bộ quân sự của Trung Quốc đã khiến phương Tây cảm nhận họ đã mất cảnh giác. Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc được cho là đã thử nghiệm một tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay vòng quanh địa cầu trước khi tăng tốc tới mục tiêu.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, người nắm giữ vị trí cấp cao nhất của quân đội Mỹ, đã gọi đây là một "sự kiện rất quan trọng" và "rất gần" với "khoảnh khắc Sputnik" - sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào năm 1957 trong một kỳ tích gây chấn động thế giới phương Tây.
Vào tháng 12/2021, Nhật Bản cho biết họ sẽ tăng hỗ trợ của nước chủ nhà cho quân đội Mỹ lên 1,05 nghìn tỷ yen (9 tỷ USD) trong vòng 5 năm - nhiều hơn khoảng 130 triệu USD mỗi năm so với mức chi trong 5 năm trước đó. Nhưng Tokyo đã yêu cầu Washington phân bổ nguồn kinh phí tăng thêm cho các cuộc tập trận chung và nỗ lực trực tiếp củng cố liên minh, thay vì sử dụng tiền cho phí tiện ích và trả lương công nhân địa phương như trước đây.
Đáp lại Ngoại trưởng Blinken đã khẳng định khuôn khổ mới sẽ "đầu tư nhiều nguồn lực hơn để nâng cao khả năng sẵn sàng và tương tác của quân đội hai nước".
Trung Quốc được cho là có bước tiến nhanh chóng trong phát triển vũ khí siêu vượt âm. Ảnh minh họa: Business Insider.
Tên lửa siêu vượt âm được dự báo sẽ đóng một vai trò lớn trong chính sách quốc phòng, đối ngoại của các nước trong những năm tới.
Một tên lửa siêu vượt âm di chuyển với tốc độ Mach 5 trở lên, tức là nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (343m/s), tương đương khoảng 1,6km/giây.
Một số tên lửa siêu vượt âm, như tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal sắp ra mắt của Nga, được cho là có khả năng đạt tốc độ Mach 10 (trên 12.200km/h) và phạm vi phóng lên tới trên 1.900km.
Để so sánh, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ là tên lửa cận âm, chỉ di chuyển với tốc độ 880km/h và khoảng cách hoạt động tối đa khoảng 2.400km.
Trung Quốc được cho là có bước tiến nhanh chóng trong phát triển vũ khí siêu vượt âm. Ảnh minh họa: Business Insider.
Tên lửa siêu vượt âm có hai biến thể, gồm tên lửa hành trình siêu vượt âm (hypersonic cruise missile) và phương tiện lướt siêu vượt âm (hypersonic glide vehicle).
Tên lửa hành trình siêu vượt âm là loại tên lửa tiếp cận mục tiêu với sự hỗ trợ của động cơ phản lực tốc độ cao cho phép nó di chuyển với tốc độ cực lớn, vượt quá Mach-5. Nó là loại tên lửa phi đạn đạo - trái ngược với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) truyền thống sử dụng lực hấp dẫn để tiếp cận mục tiêu.
Phương tiện lướt siêu vượt âm là loại tên lửa sử dụng các phương tiện để tái đi vào bầu khí quyển Trái đất. Ban đầu tên lửa được phóng vào không gian theo quỹ đạo hình cung, nơi các đầu đạn được phóng ra và rơi xuống bầu khí quyển với tốc độ siêu vượt âm. Được gắn vào một phương tiện lướt quay trở lại bầu khí quyển và thông qua hình dạng khí động học, đầu đạn có thể "cưỡi" các sóng xung kích tạo ra bởi lực nâng của chính nó khi phá vỡ tốc độ âm thanh để vượt qua những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.
Tên lửa siêu vượt âm DF-17 của Trung Quốc.
Phương tiện lướt nói trên có thể lướt trên bầu khí quyển ở độ cao từ 40-100km và đến đích bằng cách tận dụng lực khí động học. Tốc độ lớn, khả năng cơ động và đường bay thấp trong khí quyển khiến đầu đạn siêu vượt âm trở thành mục tiêu rất khó phát hiện và đánh chặn so với tên lửa đạn đạo truyền thống, đặt ra thách thức lớn với mọi lưới phòng không hiện đại.
Ngày 6/1 vừa qua, Triều Tiên cũng đã xác nhận thử thành công tên lửa siêu vượt âm, đánh trúng mục tiêu cách 700 km trong vụ thử vũ khí lớn đầu tiên của nước này trong năm 2022. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết tên lửa được phóng thử ngày 5/1 mang theo "đầu đạn lượn siêu vượt âm có thể đánh chính xác mục tiêu cách xa 700 km".
Đây được xem là vụ thử khí lớn đầu tiên của Triều Tiên trong năm 2022 và là lần thứ hai Bình Nhưỡng thử tên lửa siêu vượt âm, sau lần đầu tiên được tiến hành tháng 9 năm ngoái.
Mỹ - Nga - Trung "đốt nóng" cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm Cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ làm leo thang căng thẳng dẫn tới rủi ro tính toán sai lầm và xung đột quân sự, các chuyên gia an ninh cảnh báo. Mô hình một nguyên mẫu tên lửa siêu vượt âm của Mỹ (Ảnh minh họa: Raytheon/Twitter). Trong thời gian qua,...