Học giả Ấn Độ ấn tượng với thành tựu phát triển của Việt Nam
Giới học giả Ấn Độ đán.h giá cao về những thành tựu của Việt Nam trong năm 2024. Để hiểu rõ hơn về những đán.h giá này, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi, đồng thời là Tổng Thư ký Hiệp hội Học giả châu Á.
Dự kiến GDP của Việt Nam trong năm 2024 sẽ vượt 6,8%. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Giáo sư Marwah nhận định Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trên mọi lĩnh vực, không chỉ về thương mại và thu hút đầu tư mà còn về tăng thu nhập bình quân đầu người. Vì vậy, tiến bộ xã hội của người dân Việt Nam là vô cùng đáng khen ngợi. Chỉ trong chưa đầy 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam đã đạt những thành tựu rất ấn tượng.
Theo giáo sư, việc thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ khoảng 200 USD lên đến hơn 4.000 USD vào năm 2024 đã cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc. Việt Nam có một nền kinh tế mạnh mẽ và kiên cường, chưa từng chứng kiến bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Việt Nam đã nổi lên là địa điểm rất quan trọng đối với các ngành công nghiệp lớn, đối với các tập đoàn đa quốc gia. Đó là lý do tại sao vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 27,26 tỷ USD (số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam tính đến ngày 31/10) và Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Việt Nam gần đây đã được Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Viện Lowy đán.h giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế vượt trội, vượt qua nhiều cú sốc, thể hiện khả năng phục hồi tuyệt vời sau đại dịch COVID-19.
Giáo sư Marwah nêu một số lý do Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đó là Việt Nam đã ký kết hàng hoạt hiệp định thương mại tự do với nhiều nước, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia và quá trình chuyển đổi mục đích kinh tế cũng rất nổi bật. Việt Nam cũng đã tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiện Việt Nam có 8 kỳ lân (những doanh nghiệp có mức định giá trên 1 tỷ USD). Nền kinh tế Việt Nam đã hoạt động rất tốt trong năm 2024 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm sau.
Video đang HOT
Bên cạnh nền tảng phát triển kinh tế ổn định, Giáo sư Marwah dự báo năm 2025, Việt Nam sẽ gặp những thách thức riêng. Thứ nhất là mức thâm hụt thương mại lớn với Mỹ và khả năng chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump về tăng thuế xuất – nhập khẩu. Thứ hai là việc gỡ “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu. Thách thức thứ ba là vấn đề đảm bảo năng lượng, khi Việt Nam đã và đang là nhà xuất khẩu năng lượng nhưng giờ đây sẽ trở thành nhà nhập khẩu năng lượng do mở rộng cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp. Thứ tư là nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động. Việt Nam cần phát triển các ngành công nghiệp của riêng mình nhiều hơn và do đó cần nhiều lao động có kỹ năng hơn, đặc biệt trong bối cảnh nước này có lợi thế về lao động giá rẻ. Cuối cùng, theo Giáo sư Marwah, Việt Nam cần nâng cao chất lượng nông sản do còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu mặt hàng này, đồng thời chú trọng tới việc phát triển nông nghiệp bền vững.
Về đối ngoại, Giáo sư Ấn Độ nhấn mạnh Việt Nam đã thiết lập quan hệ hữu nghị và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện không chỉ với Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ mà còn với nhiều quốc gia khác.
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục đón nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… Điều này một lần nữa cho thấy vai trò của Việt Nam ngày càng được chú trọng và nâng cao trên trường quốc tế.
Chuyên gia Ấn Độ: Việt Nam - quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới
Việt Nam đã trải qua một năm 2024 vô cùng ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc phỏng vấn cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ SD Pradhan.
Công ty TNHH Sợi Đà Lạt ở cụm công nghiệp Phát Chi, thành phố Đà Lạt là doanh nghiệp sản xuất sợi từ nguyên liệu tơ tằm xuất khẩu (100% vốn của Đức), mỗi năm xuất khẩu khoảng 2.000 tấn sản phẩm, đạt doanh thu hơn 100 triệu USD/năm. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo ông SD Pradhan, trong năm 2024, Việt Nam đã nâng cao vị thế trên toàn cầu và nổi lên như một trong những quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Ông cho rằng Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, trong đó nổi bật nhất là trong 3 lĩnh vực: Kinh tế, ngoại giao và quốc phòng.
Trong lĩnh vực kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thật đáng kinh ngạc, đạt gần 7% trong bối cảnh môi trường kinh tế thế giới không thuận lợi hiện nay. GDP của Việt Nam tới cuối năm nay dự kiến sẽ đạt khoảng 469 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.649 USD.
Ông Pradhan nhận định có 4 yếu tố quan trọng đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu nói trên là cải cách kinh tế táo bạo; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các công ty chuyển dịch cơ sở sản xuất; xây dựng lực lượng lao động lành nghề; và hội nhập với các hoạt động thương mại và sản xuất toàn cầu.
Chuyên gia Ấn Độ cũng lưu ý ảnh hưởng tích cực từ việc tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang phát triển, dẫn đến mức tiêu dùng nội địa cao hơn và thúc đẩy các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và dịch vụ.
Theo ông Pradhan, một khía cạnh quan trọng góp phần cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam là sự kiên quyết trong đối phó với tham nhũng. Ông cho rằng Việt Nam đã trở thành hình mẫu về tăng trưởng kinh tế, được cả Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) công nhận.
Về lĩnh vực ngoại giao, Việt Nam tiếp tục duy trì bản sắc "Ngoại giao cây tre" do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Trong thời gian ngắn, Việt Nam đã phát triển quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nhật Bản. Hàn Quốc, Australia, Pháp và Malaysia. Trước đó, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp tục phát huy đường lối của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong vài tháng qua, Việt Nam đã ký kết quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Pháp và Malaysia. Điều này ghi nhận công lao của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, những người đang đi theo đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "thêm bạn, bớt thù". Điều quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới. Theo cựu quan chức này, quan điểm này được đán.h giá rất cao.
Hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN
Để duy trì đà phát triển của năm 2024 và đạt được những thành tựu lớn hơn nữa trong năm 2025, cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ cho rằng Việt Nam cần tiếp tục các chính sách trong lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, đồng thời chú trọng hơn đến khía cạnh an ninh. Về mặt kinh tế, áp lực phải đặt vào năng lượng tái tạo và tạo ra các trung tâm giao dịch bằng cách phát triển các cảng. Việt Nam cũng cần quan tâm đến nguồn lợi từ sông Mekong và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Ấn Độ tung 'siêu thuố.c' đối phó vi khuẩn kháng thuố.c kháng sinh Trong thời gian gần đây, nhiều đơn vị tại Ấn Độ đã sáng chế ra các loại thuố.c có tiềm năng lớn trong chống lại vi khuẩn kháng thuố.c khánh sinh nguy hiểm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Thuố.c kháng sinh từng được ca ngợi là vị cứu tinh của y học. Nhưng thuố.c kháng sinh đang phải đối mặt với "kẻ thù xảo...