Học gì để bắt kịp Cách mạng công nghệ 4.0?
Dưới ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghệ 4.0, sỹ tử cần phải nắm được những tiêu chí nào để đưa ra lựa chọn trường và ngành nghề đúng đắn, để không bị “ tụt hậu” hay thiếu kỹ năng để thành công trên thị trường lao động.
Tiêu chí để chọn trường, chọn ngành đón đầu xu thế để thành công
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà, dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tác động rõ rệt nhất là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với tính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn như khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ, sức lao động bền bỉ và năng suất cao.
Nói cách khác, cách mạng 4.0 sẽ loại bỏ các công việc phổ thông và gia tăng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, biết làm chủ máy móc và thực hiện các công việc đòi hỏi tư duy phức tạp mà robot hay trí thông minh nhân tạo không thực hiện được.
Trong guồng quay đó, các trường đại học một mặt cần thực hiện các bước chuyển mình quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác còn cần tập trung đào tạo các ngành được coi là “xương sống” trong cuộc đại cách mạng 4.0, trong đó không thể bỏ qua các ngành khoa học và công nghệ điển hình như công nghệ thông tin- truyền thông, công nghệ Nano, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ – hàng không…
Các chương trình hợp tác quốc tế mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp cận nền khoa học công nghệ mới để bắt kịp cách mạng 4.0.
Ngoài ra, nội dung chương trình đào tạo cần hướng tới phát triển toàn diện người học, vừa cung cấp kiến thức liên ngành vừa phát huy năng lực sáng tạo, tự chủ và rèn cho người học khả năng thích ứng nhanh. Riêng với các trường đào tạo về lĩnh vực khoa học và công nghệ phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc cho sinh viên được cọ xát với thực tế và tiếp cận với nền khoa học, công nghệ của các quốc gia phát triển để mở rộng tầm nhìn và cập nhật công nghệ mới. Mục tiêu đào tạo sẽ chuyển dịch sang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, thay vì đào tạo đại trà như trước đây.
Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết đối với các trường đại học mà còn trở thành tiêu chí giúp các sỹ tử đưa ra quyết định lựa chọn ngành và trường đúng đắn, nếu không muốn thất nghiệp, hay bị “robot” thay thế trong tương lai.
Con đường khó, nhưng “chất” của các trường đại học
Video đang HOT
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng nghĩa với việc các trường đại học phải đầu tư toàn diện để phát triển chương trình học: từ cơ sở vật chất, nội dung giảng dạy đến tuyển lựa sinh viên đầu vào. Nói cách khác, các trường đại học, thay vì chật vật tìm mọi cách tuyển cho đủ chỉ tiêu sẽ phải tập trung vào “chất lượng”.Đây thực sự là bài toán khó trong bối cảnh các trường hiện nay đang phải chịu áp lực của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu làm được và thành công thì sẽ giúp các trường khẳng định vị thế và thương hiệu, từ đó quay trở lại hấp dẫn người học theo cách “hữu xạ tự nhiên hương”.
Một ví dụ về trường đại học đang kiên trì theo đuổi con đường này là Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – USTH (còn được gọi là trường Đại học Việt Pháp). Được thành lập theo mô hình trường công lập chuẩn quốc tế, trường xác định mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vừa có kiến thức chuyên môn tốt, lại thành thạo ngoại ngữ và năng động nhằm đón đầu nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại 4.0.
Để đạt được mục tiêu trên, thay vì mở nhiều ngành, tuyển sinh ồ ạt, mỗi năm USTH chỉ tuyển 400-500 sinh viên cho 13 ngành học mũi nhọn như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học Nông Y Dược, Công nghệ thực phẩm, Năng lượng, Vật lý kỹ thuật và điện tử; Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, Hóa học, Công nghệ Y tế, Vũ trụ và Ứng dụng, Nước – Môi trường – Hải Dương học…
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học của USTH miệt mài học tập, nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm hiện đại.
Kèm theo đó, USTH lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy và học tập 100% bằng tiếng Anh để rèn luyện cho sinh viên khả năng ngoại ngữ thành thạo, trong cả giao tiếp và chuyên môn. Đồng thời, bằng cách áp dụng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, sinh viên trở nên tự chủ, có tư duy linh hoạt và được trang bị kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian.
Một điểm khác biệt nữa cần phải kể đến chính là thời gian đào tạo hệ đại học chỉ kéo dài 3 năm do USTH áp dụng tiến trình Châu Âu Bolgona, ngắn hơn từ 1 đến 1,5 năm so với các trường đại học khoa học và công nghệ khác. Sinh viên nhờ vậy không bị rơi vào tình cảnh khi tốt nghiệp, kiến thức, công nghệ được học trong trường đã lỗi thời. Rõ ràng trong cuộc đua công nghệ, tốt thôi chưa đủ, nhanh cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu.
GS. Patrick Boiron, Hiệu trưởng USTH cho biết: “Trong thời đại 4.0 thì đào tạo phải gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thậm chí phải đón trước nhu cầu để điều chỉnh phát triển. Đó chính là lý do mà USTH luôn chú trọng mở rộng mạng lưới đối tác từ các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ đây sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thực tế mỗi năm có tới 60% sinh viên năm cuối hệ đại học và 70% học viên hệ thạc sĩ của USTH đi thực tập tại các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan… Mỗi chuyến đi thực tập là một lần sinh viên được rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, tiếp cận với kiến thức, công nghệ mới để khi tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng.”
Theo Dân trí
3 chương trình chính trong khóa học hè 2018 của AIS
Rèn luyện tiếng Anh, Học đội nhóm và Khóa học mẫu giáo là 3 chương trình chính trong khóa học hè 2018 của AIS.
Theo đại diện AIS, hàng năm, chương trình hè 2018 của AIS được tổ chức với mong muốn đem đến trẻ những giây phút ý nghĩa và vui nhộn. Khóa học được trung tâm xây dựng trên tiêu chí tích cực, năng động và môi trường chăm sóc hỗ trợ cho học viên, bao gồm Rèn luyện tiếng Anh, Học đội nhóm và Khóa học mẫu giáo.
Chương trình hè 2018 của AIS diễn ra từ 19/6 đến 20/7.
Chương trình rèn luyện tiếng Anh
Chương trình triển toàn diện kỹ nh hội nhập tiếng Anh chuyên sâu với thiết kế trọng tâm sẽ giúp học viên từ lớp một đến lớp 11 phátăng về ngôn ngữ, đó là nghe, nói, đọc và viết.
Giáo trình được thiết kế sinh động bao gồm ngôn ngữ học, thuyết trình và diễn đạt ý tưởng. Ngoài ra, trẻ còn có những giờ học thú vị với bài tập dự án nhỏ để củng cố kiến thức.
Chương trình Học đội nhóm
Cấu trúc chương trình thiết kế bao gồm đọc, viết và các hoạt động đội nhóm, dành cho đối tượng từ 3 đến 12 tuổi. Trẻ sẽ học hỏi qua những chủ đề đa dạng hàng tuần như công nghệ, thể thao, nghệ thuật, thủ công, âm nhạc và nấu ăn.
Ngoài ra giáo trình thuộc Joeys và Kangaroos còn bao gồm các chuyến tham quan ngoại khóa hàng tuần.
Nhiều hoạt động thú vị dành cho trẻ trong khóa học hè 2018 tại AIS.
Khóa học mẫu giáo
Tại AIS, trẻ có thể vừa học vừa chơi, ăn uống và nghỉ ngơi một cách khoa học. Ngoài ra, các em còn được làm những tác phẩm nghệ thuật, nghe cô giáo kể truyện và khiêu vũ với âm nhạc.
Bên cạnh đó, các hoạt động thể dục lồng ghép trong khóa học sẽ được nhà trường giám sát giúp trẻ phát triển tinh thần và thể lực tốt. Học viên đồng thời có cơ hội giao lưu phát triển kỹ năng giao tiếp với các bạn tại nhiều quốc tịch khác nhau.
AIS đào tạo Tú tài quốc tế nhiều năm qua, bao gồm việc giảng dạy cấp tiểu học và chương trình tú tài.
AIS hiện là thành viên của Tập đoàn giáo dục ACG, một trong những nhà cung ứng giáo dục lớn nhất NewZealand với hơn 50 cơ sở tại các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, NewZealand. Mục tiêu của tập đoàn là đem đến những thành tựu về giáo dục thông qua nguồn giáo viên chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc học sinh, phụ huynh tận tâm.
AIS đào tạo Tú tài quốc tế nhiều năm qua, bao gồm việc giảng dạy cấp tiểu học và chương trình tú tài. Hệ thống đào tạo được ủy quyền bởi sự đánh giá hội đồng Cambridge. Năm 2018, AIS có được sự công nhận toàn quyền từ Hội đồng Giáo dục Quốc tế (CIS).
Thế Đan
Theo vnexpress.net
Bạn đọc viết: Giáo viên bị bóp cổ, quỳ gối, đuổi việc... và giấc mơ học sinh giỏi vào Sư phạm "Có hay không chuyện sinh viên sư phạm xấu hổ, hoang mang về nghề giáo?" - bài viết trên báo Dân trí đặt ra câu hỏi về vị thế của "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Theo tôi, cần thẳng thắn nhìn vào thực trạng để tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề. Ảnh minh họa Mùa tuyển sinh đại...