Học được nửa kỳ, hàng trăm sinh viên bỗng trượt đại học
Học được gần nửa học kỳ 1, hàng trăm sinh viên hốt hoảng khi nhà trường thông báo trượt đại học. Nguyên nhân là thí sinh ghi sai đối tượng ưu tiên trong hồ sơ xét tuyển.
Chiều 20/10, TS Trần Đình Khôi Quốc, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Đà Nẵng, cho biết, nhà trường đang ra soát những thí sinh khai sai mục đối tường ưu tiên trong hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ vào các trường thành viên trong kỳ tuyển sinh năm 2015.
Cuối tuần trước, các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng như ĐH Sư phạm, Bách Khoa, Kinh tế… bất ngờ thông báo nhiều sinh viên trượt đại học.
Nhiều sinh viên hốt hoảng không hiểu vì sao lại bị rớt khi học kỳ 1 năm thứ nhất của ĐH đã được hơn 1 tháng. Các sinh viên này lên phòng đào tạo hỏi mới biết nguyên nhân là khai sai mục đối tượng ưu tiên trong hồ sơ xét tuyển.
Ông Quốc lý giải, nhiều thí sinh không đọc rõ quy chế, hoặc trong quá trình làm hồ sơ được giáo viên hướng dẫn sai nên kê khai nhầm đối tượng ưu tiên 06 (đối tượng có cha mẹ có công cách mạng) và 01 (đối tượng dân tộc thiểu số).
Sau khi nhập học, các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng đã rà soát hồ sơ và phát hiện sai sót này, gửi về ĐH Đà Nẵng để điều chỉnh lại kết quả thi.
“Nhiều thí sinh không được cộng 1 điểm ưu tiên nên đậu thành rớt”, ông Quốc nói.
Lãnh đạo ĐH Sư Phạm Đà Nẵng cho biết, trước thời điểm nhập học, nhiều thí sinh tự mang hồ sơ đến xin điều chỉnh lại đối tượng ưu tiên, nhưng nhiều em không phát hiện sai sót của mình nên bất ngờ khi biết tin trượt đại học.
Video đang HOT
Trước mắt, ĐH Đà Nẵng sẽ linh động cho thí sinh điều chỉnh các nguyện vọng đã chọn sau nguyện vọng trúng tuyển. Nếu không trúng tuyển vào trường, thí sinh được chuyển sang ngành của trường thành viên khác của ĐH Đà Nẵng.
Nếu cả 4 nguyện vọng đều không đậu, thí sinh sẽ tiếp tục được tạo cơ hội chọn thêm một ngành khác.
Khâu hậu kiểm chậm
Tại họp báo do Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 20/10, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Quyền vụ trưởng Vụ đại học – cho biết, nguyên nhân việc thí sinh nhập học cả tháng mới được thông báo không trúng tuyển là công tác hậu kiểm tại các trường.
Bộ GD&ĐT khẳng định, những trường hợp sai sót đều được phát hiện vào thời gian nhập học, cũng như có hướng dẫn các trường giải quyết hợp lý cho thí sinh.
Theo bà Phụng, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho thí sinh như chuyển các em đến khoa thấp hơn hoặc các trường lấy điểm thấp hơn.
Theo Zing
Đại học Huế xét trúng tuyển những thí sinh đỗ thành trượt
Đại học Huế đã họp đưa ra hướng giải quyết cho các trường hợp đỗ thành trượt vào trường vừa qua.
PGS.TS Lê Văn Anh - Phó giám đốc Đại học Huế cho biết, việc không nhận 15 thí sinh hạnh kiểm kém vào Đại học Sư phạm (Đại học Huế) là đúng, vì trường đã công bố công khai quy chế tuyển sinh là thí sinh phải đạt hạnh kiểm từ khá trở lên.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhân văn, Ban tuyển sinh Đại học Huế sẽ mời những thí sính này đến để tư vấn đăng ký xét tuyển vào một trường thành viên của Đại học Huế còn thiếu chỉ tiêu.
Đối với việc 20 thí sinh đỗ thành trượt vì điểm ưu tiên, ông Anh cho hay, các em tự khai trong hồ sơ mà không có sự hướng dẫn của cơ quan nào. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, trường sẽ xem xét cho các em xuống các nguyện vọng 2, 3 và 4.
Với 14 trường hợp cộng điểm ưu tiên khu vực sai, Bộ GD&ĐT cho biết phần mềm tuyển sinh không sai nên trường sẽ theo phần mềm này. Điều đó đồng nghĩa những thí sinh này trúng tuyển NV1 như giấy báo nhập học.
PGS.TS Lê Văn Anh - Phó giám đốc ĐH - Huế. Ảnh: Tiền Phong.
Trong kỳ tuyển sinh vừa qua, 49 thí sinh thi vào các trường thành viên của Đại học Huế từ đỗ thành trượt. Trong đó, 34 thí sinh trượt do sai sót trong cộng điểm ưu tiên và 15 trường hợp rớt do không đạt yêu cầu về hạnh kiểm.
Theo giải thích của trường, sai sót về hạnh kiểm thuộc về thí sinh vì không xem xét kỹ quy chế tuyển sinh đối với ngành sư phạm lúc làm hồ sơ đăng ký nguyện vọng.
Trong quy chế tuyển sinh đại học đối với 7 trường sư phạm trọng điểm của cả nước (Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm TP HCM, Đại học Sư phạm Vinh, Đại học sư phạm Đà Nẵng), thí sinh dự thi vào một trong 7 trường trên phải có hạnh kiểm 3 năm học THPT từ loại khá trở lên.
Bộ GD&ĐT kiểm tra điểm ưu tiên
Trước đó, trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, Quyền vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục rà soát lại điểm ưu tiên, dù các trường chưa báo cáo cụ thể.
Liên quan 33 thí sinh từ đỗ thành trượt tại Đại học Huế, bà Phụng cho rằng, chưa nhận được báo cáo của trường. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ GD&ĐT là giải quyết vụ việc trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp lý cho thí sinh, không trái Quy chế tuyển sinh. Việc giải quyết cụ thể phụ thuộc nguyên nhân sai sót đối với từng trường hợp.
Ngoài Đại học Huế, Đại học Mở TP HCM cũng ghi nhận một số thí sinh đến làm thủ tục nhập học được thông báo không trúng tuyển, do phần mềm tuyển sinh cộng sai điểm ưu tiên khu vực.
Ngoài ra, 20 thí sinh ở tỉnh Phú Yên cũng bị thừa điểm ưu tiên, vì sai sót từ trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa).
Theo Zing
Cộng nhầm điểm ưu tiên, nhiều thí sinh từ đậu thành rớt ĐH Thay vì chỉ được cộng 1,5 điểm, 20 thí sinh ở Phú Yên được trường THPT cộng 3,5 điểm khiến nhiều thí sinh chọn nhầm ngành học và từ trúng tuyển thành rớt nguyện vọng 1(NV1) đại học. Gia đình và các em Trần Quang Thịnh (thứ hai từ trái sang) và em Nguyễn Văn Tý (thứ ba từ trái sang) bức xúc,...