Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải

Theo dõi VGT trên

Ngày 2/2, đồng loạt các trường THPT của 12 quận, huyện Thủ đô mới bước vào ngày đầu tiên thực hiện ca chiều học đến 19h. Khung giờ mới này khiến cho không ít học sinh uể oải, còn một số giáo viên thì chán nản bởi rát cổ giảng bài nhưng trò lại l là.

Khác với những ngày trước đây, sau 17h50 toàn bộ khu vực trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã vắng vẻ thì hôm nay thực hiện lịch học mới đèn điện sáng trưng. Trong trường, cả thầy Hiệu trưởng và cô Hiệu phó đều phải túc trực trước cổng để quản lý giám sát đồng thời chấn chỉnh các lớp cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về khung giờ mà UBND thành phố Hà Nội ban hành.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 1

để thực hiện khung giờ học mới (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Trò chuyện cùng Hiệu trưởng nhà trường, thầy Bình cho biết: “Ngày đầu thực hiện quy định mới nên cả Ban giám hiệu nhà trường phải túc trực để điều hành một cách nghiêm túc. Ngay cả cô Quỳnh (Hiệu phó Nhà trường-PV) có con học ở trường THCS cũng phải thuê xe ôm đến đón”.

18h30 phút, tiếp cận một vài lớp học của trường THPT Việt Đức mới thấy sự bất hợp lý trong khung giờ mới. Trong khi cô thì rát cổ giảng bài trên bảng thì ở phía dưới HS ở trạng thái muôn vẻ muôn màu. Có em thì trầm tư chống cằm nghe giảng nhưng mắt lại lim dim, có HS thì mệt mỏi nằm úp mặt trên bàn. Thậm chí có em có lôi cả bim bim, lưng khô… đặt ngay trên bàn học để “lót dạ” chống đói.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 2

18h30, trong khi cô thì rát cổ giảng bài thì ở dưới một số học sinh lại có vẻ l là… (Ảnh: Quang Phong)

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 3

Gần 19h, học sinh bắt đầu nhốn nháo với tinh thần rời lớp học càng nhanh càng tốt. Dồn toàn sức lực để ùa xuống bậc cầu thang, có HS chạy ngay đến khu vực lấy xe để về nhà ngay, có em thì lại tấp vào quán rong để mua đồ ăn lót dạ.

Một em học sinh có tên là Dũng- lớp 12D2 bộc bạch: “Hôm nay mới ngày đầu thực hiện nhưng em đã cảm thấy mệt mỏi. Tất nhiên việc học muộn như thế này khiến khả năng tiếp thu bài giảng giảm đi. Trước mắt em cũng xác định là cố thực hiện để xem như thế nào đã”. Dũng cũng cho biết, nhà em cách trường khoảng 4 cây số, đi xe đạp về đến nhà cũng phải 20h. Em chưa biết tối nay mình sẽ nghỉ ngi và bố trí học bài như thế nào.

Khác với trường THPT Việt Đức, học sinh THPT trường DL Vinh (c sở ở khu Mỹ Đình) tan lớp từ lúc 17h15 nhưng với tinh thần thực hiện nghiêm tức chỉ thị của Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội nên trường đành phải “giam” học sinh đến 19h mới mở cổng cho ra về. Với việc ở lại trường không phải học nên đủ thứ trò diễn ra. Lớp thì túm tụm lại “buôn dưa lê”, lớp thì kéo nhau xuống căng tin trường “đậ.p ph.á”.

Nhiều HS lớp 11D2 của trường tâm sự: “Nhà bọn em ở Đông Anh, Sóc Sn nên khi rời trường lúc 19h thì đến tận 20h30 may ra mới về đến nhà. Ăn uống, nghỉ ngi đến 23h lại vào bàn học ôn bài đến 1h sáng. Ngủ thì chỉ được khoảng 4-5 tiếng thôi. Với khung giờ mới bọn em phải có mặt ở trường từ 13-14 tiếng mỗi ngày”.

Video đang HOT

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 4

Sở dĩ học sinh trường i tiêu hao 13-14 tiếng mỗi ngày cho việc học là do trường học 2 buổi/ngày chứ không phải là học hai ca như một số trường khác. Điều đặc biệt ở trường Vinh là từ điểm xe buýt đến trường khá xa nên sau khi tan trường các em lại phải đi bộ quãng đường gần 1km mới bắt được xe.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 5

Tan trường lúc 19h, HS vội vã ra về. Nhà ở gần thì còn đi được xe đạp, ở xa lại phải kéo nhau đi bộ quãng dài đến các điểm xe buýt (Ảnh: Quang Phong)

Đó là nỗi khổ HS, còn giáo viên thì chỉ biết lắc đầu. Một số giáo viên của trường THPT Việt Đức vừa tan tiết 5 (kết thúc lúc 19h-PV) bước xuống phòng Hội đồng than thở với nhau: “Học trò của em chẳng chăm chú nghe giảng, đâu óc cứ để đi đâu ấy. Cứ thực hiện học kiểu này thì nguy to”.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 6

Bất cập trong việc đổi giờ khiến giáo viên nản và bức xúc. (trong ảnh HS trường THPT Việt Đức tan lớp khi trời đã tối mịt- Ảnh Nguyễn Hùng)

Khó khăn hn là cảnh một giáo viên của trường phải dạy tiết 5 nhưng lại có con nhỏ học tiểu học. Sau cuộc hành trình lặn lội đón con cô đành phải đưa “cục cưng” của mình quay trở lại trường để hoàn thành nốt công việc. Hậu quả là cu cậu đành phải ăn tạm và lôi bài tập ra làm để chờ mẹ…

Căng tin “cháy hàng”

Một nhân viên bán hàng ở căng tin trường DL Vinh hồ hởi cho hay: “Sau hai ngày trường thực hiện việc “giam” HS đến 19h thì lượng tiêu thụ đồ ăn, thức uống của căng tin tăng khá mạnh. Món khoái khẩu nhất của các em là mì gói”.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 7

Nhân viên căng tin tất bật phục vụ HS và lượng hàng tiêu thụ nhiều nhất là mì gói. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức buồn rầu chia sẻ thêm: “Với khoảng thời gian nghỉ giữa các tiết không nhiều mà sau tiết 3 (khoảng 17h15-PV) thì trò nào cũng thấy đói nên đều tập kết về căng tin. Nhìn cảnh chen lấn, nước, mì tôm ri vãi khắp căng tin mà tôi thấy buồn. Nên chăng chúng ta cho các em tan học vào lúc 18h thì hợp lý hn”.

Nguyễn Hùng -Quang Phong

Theo dân trí

"Giờ học thay đổi, không biết phải đón con như thế nào?"

Ngày mai 1/2, các trường học của 12 quận huyện thuộc địa bàn thủ đô bắt đầu áp khung giờ mới do UBND thành phố ban hành. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường học cũng như các phụ huynh bày tỏ những bất cập của việc điều chỉnh giờ học này.

Băn khoăn vì những điểm bất hợp lý

Theo công văn của Sở GD-ĐT Hà Nội gửi các đơn vị trường học, với HS các trường Mầm non, Tiểu học, THCS: Thời gian bắt đầu lớp học buổi sáng từ 8h và kết thúc lớp học chiều vào 17h. HS, SV các trường THPT, ĐH, học viện, CĐ, Trung cấp Chuyên nghiệp và dạy nghề: Thời gian bắt đầu học buổi sáng từ trước 7h hàng ngày; kết thúc giờ học buổi chiều sau 19h hàng ngày. Với việc quy định cứng như thế này đã khiến lãnh đạo nhiều trường, đặc biệt là các trường THPT, băn khoăn vì những điểm bất hợp lý.

Không được tự ý định ra các giờ học trái quy định Chiều ngày 31/1, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thông báo nhấn mạnh tới các đơn vị giáo dục là không được tự ý định ra các giờ học trái quy định của văn bản chỉ đạo điều chỉnh giờ làm việc và giờ học tập của thành phố và của ngành GD-ĐT. Đối với những trường học 2 ca, giờ học buổi chiều với trường Mầm non, Tiểu học và THCS báo cáo với phòng GD-ĐT và UBND quận, huyện. với các trường THPT, TCCN, CĐ, TTGDTX, TTGDKTTH-HN báo cáo về Sở đồng thời căn cứ vào số tiết học của thời khóa biểu để định ra giờ học tiết 1 buổi chiều cho phù hợp đảm bảo khi tan học đúng giờ quy định của thành phố và Sở GD-ĐT Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, hiện tại mới có phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì, quận Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm và các trường TC sư phạm Nhà trẻ mẫu giáo, THPT Nguyễn Gia Thiều, Lý Thường Kiệt báo cáo về phương án đổi giờ học.

Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, với quy định "rập khuôn" như vậy khiến các trường không biết phải thực hiện như thế nào đối với buổi học không phải là chính khóa.

Thầy Lâm cho rằng, đối với cấp THPT thì chỉ học một buổi, buổi còn lại thì các em có thể học thêm ở trường, hoặc học các môn hỗ trợ kỹ năng... Thông thường các buổi học như vậy chỉ kéo dài khoảng 1-2 tiếng và chia thành các ca. Kết thúc ca thì các em phải rời lớp để nhường cho các bạn học ca tiếp theo. Như vậy sẽ có những HS kết thúc việc học tập sớm chẳng nhẽ lại yêu cầu các em ngồi lại đến 19h mới về.

"Nếu là buổi học chính khóa thì chúng tôi có thế cố gắng để bố trí cho phù hợp. Còn đối với buổi học không chính khóa thì quy định quá gây khó khăn cho chúng tôi. Bên cạnh đó nếu đang học mà mất điện thì trường cũng chẳng biết xoay sở thế nào" - TS Lâm nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, cô Hải - phó hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết (Q. Hai Bà Trưng) lo lắng: "Mùa này trời tối rất nhanh nên việc để cho các em tan học vào lúc 19h là điều rất nguy hiểm. Hơn nữa, không phải cung đường nào cũng an toàn và có đèn cao áp. Tôi không biết khi nghiên cứu lịch thay đổi giờ học những người nghiên cứu có tính đến việc này hay không".

So với cấp THPT thì ở bậc mầm non, tiểu học và THCS có vẻ yên tâm hơn với lịch thay đổi giờ học. Điều mà các cấp học này lo lắng đó là việc các bậc phụ huynh có bố trí kịp thời gian để đến đón con hay không.

Một số giáo viên đang dạy ở các trường THPT có con nhỏ theo học ở bậc tiểu học và THCS bày tỏ: "Với lịch thay đổi như quy định thì vợ chồng chúng tôi phải làm việc đến 19h, trong khi đó con lại tan trường lúc 17h. Như vậy không biết phải đón con như thế nào".

Theo cô Phạm Thị Yến - hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B, trường đã hoàn thành các phương án để thông báo cho cha mẹ HS. Việc điều chỉnh giờ dẫn đến giáo viên phải làm thêm giờ so với bình thường nhưng chưa biết là có chế độ thêm hay không. Tuy nhiên trước mắt trường phải nghiêm túc thực hiện theo quy định.

Giờ học thay đổi, không biết phải đón con như thế nào? - Hình 1

Nhiều phụ huynh lo lắng không biết phải sắp xếp thời gian làm việc thế nào để đón con khi tan học.

Nhiều trường ĐH, CĐ đứng ngoài cuộc

Trong khi các trường mầm non và phổ thông đang khẩn trương đưa ra các phương án cùng như thay đổi lịch trình làm việc tuân thủ theo quy định khung giờ mới thì các trường ĐH, CĐ khá "thờ ơ". Sở dĩ có hiện tượng này là số lượng các trường ĐH, CĐ chịu sự quản lý trực tiếp của UBND thành phố Hà Nội chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó các trường chịu sự quản lý của các Bộ, Ngành khác thì vẫn chưa nhận được công văn hay quy định nào về sự điều chỉnh.

Lãnh đạo Phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: "Đối với các trường ĐH thì việc thực hiện theo khung giờ quy định là không thể bởi tính đặc thù riêng. SV có thể học ca sáng, ca chiều, học một hoặc vài tiết... Khi kết thúc buổi học thì tất nhiên các em phải ra về. Hiện tại trường đang áp dụng khung giờ vào học từ 6h45 và kết thúc vào lúc khoảng 17h".

Dưới góc độ khác, lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ thêm, việc thực hiện giờ bắt đầu vào học thì các trường ĐH, CĐ có thể tuân thủ để áp cùng một khung. Còn việc tan học thì không thể thực hiện được bởi không phải trường nào cũng đủ phòng, lớp nên việc chia ca, kíp là điều tất yếu.

Việc nhiều trường ĐH, CĐ không "mặn mà" tham gia vào khung giờ mà UBND thành phố Hà Nội ban hành đã đặt ra bài toán nan giải trong giải quyết ùn tắc giao thông bởi số lượng SV theo học ở các trường trong nội thành là rất lớn. Bên cạnh đó, khá nhiều SV đều có phương tiện đi lại cá nhân nên mật độ tham gia giao thông của đối tượng này cao hơn rất nhiều so với các cấp học phổ thông.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hiệp Thống - phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng bày tỏ: "Đối với các trường thuộc sự quản lý của UBND thành phố thì chúng tôi đã có văn bản kiến nghị lên để đảm bảo làm sao các trường đồng bộ về khung thời gian học tập. Hiện tại chúng tôi thực hiện đúng theo văn bản của UBND thành phố ban hành. Còn trong quá trình thực hiện xuất hiện các tình huống cụ thể lúc đó sẽ có sự điều chỉnh hợp lý".

Mặc dù ngày mai việc điều chỉnh giờ học mới được thực hiện. Song ngay trong quá trình các trường tiến hành họp để lên phương án phù hợp đã thấy không ít sự bất cập. Không những thế ngay cả các bậc phụ huynh cũng rơi vào tâm trạng bất an bởi với việc con cái họ tan trường vào lúc 19h mà đi xe buýt về nhà thì không biết lúc nào các em mới được ăn uống, nghỉ ngơi để sáng hôm sau bắt đầu buổi học vào lúc 7h.

"Nhà tôi ở quận Long Biên, cháu là học sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Thời gian học vào các buổi chiều, nếu tan học lúc 19h hàng ngày đón được xe buýt (3 tuyến) về đến nhà cũng đã 21h vậy thời gian ăn tối và nghỉ ngơi là không có. Nếu muốn con về sớm một chút bố mẹ thay nhau đón thì giờ tan làm từ 17h, vậy là ngồi chơi đến 19h để đón con, nếu về nhà thì không nấu kịp bữa tối lại phải dắt xe đi đón con." - một bậc phụ huynh phân tích.

Tăng chuyến lượt các tuyết xe buýt nhanh

Nguyễn Hùng

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quyền Linh xúc động khi người mẹ nói lý do cho con gái đến show hẹn hò

Tv show

20:33:47 02/10/2024
Trong chương trình, người mẹ cũng chia sẻ về lý do để con gái còn trẻ đến show hẹn hò khiến MC Quyền Linh xúc động.

Xung đột Israel - Hezbollah làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế của Liban

Thế giới

20:31:55 02/10/2024
Liban đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế nghiêm trọng trong 5 năm qua. Sự sụp đổ tài chính năm 2019 đã khiến đồng tiề.n của nước này mất giá 98% và đẩy 80% dân số vào cảnh nghèo đói.

Cả nhóm chạy xe sang đi du lịch, chỉ riêng 1 cô gái bị "bỏ rơi" đi xe ôm vì lý do không ngờ

Netizen

20:30:21 02/10/2024
Mới đây, một clip ghi lại cảnh cô gái bị cả đám bạn bỏ rơi khi đi du lịch, phải đi xe ôm trong khi cả nhóm đi bằng xe sang đã thu hút hơn 1,9 triệu lượt xem cùng hàng chục nghìn lượt tương tác.

Phim 'Độc đạo' tập 15: 'Trùm cuối' là Hưng 'khẹc'?

Phim việt

20:08:31 02/10/2024
Phim Độc đạo tập 15: Bà Mộc bị đám của Quân già khống chế; Long yêu cầu Hồng hợp tác điều tra vụ Dương cơ bắp mất tích; Hưng khẹc tuyên bố sẽ lấy lại những gì mà Quân đã cướp.

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

Tin nổi bật

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

Ô tô bị cuốn trôi khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt, tài xế mất tích

Pháp luật

20:00:20 02/10/2024
Xe tải bị cuốn trôi còn tài xế mất tích khi chạy qua đậ.p tràn ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) lúc nước lũ từ thượng nguồn đổ về mạnh và chảy xiết.

Lối thoát cho sự nghiệp của Dele Alli

Sao thể thao

19:42:59 02/10/2024
Theo truyền thông Anh, Genoa đang liên hệ với Alli để tìm hiểu về khả năng ký hợp đồng với cầu thủ theo dạng chuyển nhượng tự do. Cá nhân cựu sao Tottenham cũng hứng với việc trở lại thi đấu.

Kẻ phá hủy nỗ lực của HIEUTHUHAI

Sao việt

19:41:48 02/10/2024
Với những gì đã làm, Negav chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Nhưng những cố gắng của HIEUTHUHAI và các thành viên GERDNANG thì Negav sẽ đền bù bằng cách nào?