Học để thấy mình không khiếm khuyết
Trong buổi trao chứng nhận Học bổng chính phủ Australia diễn ra mới đây, học viên thạc sĩ đặc biệt Phan Thị Rát nhận được nhiều lời chúc mừng từ bạn bè và các học viên đi học cùng đợt.
Nụ cười rạng rỡ, Rát truyền đến những người xung quanh năng lượng sống tích cực và động lực vươn lên trong cuộc sống.
Niềm vui của Phan Thị Rát trong ngày nhận Chứng nhận giành Học bổng chính phủ Australia. Ảnh: Tuấn Phong
Nỗ lực không ngừng chinh phục tri thức
Sinh ra trong một gia đình nghèo tại xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, 3 chị em gái Rát bị yếu chân tay từ nhỏ. Đa số việc cầm, nắm, di chuyển của Rát gặp rất nhiều khó khăn. Con đường học tập của cô vô cùng vất vả, có những lúc tưởng chừng phải từ bỏ ước mơ đi học cao hơn. Từ Tiểu học, Rát tự mình đi được trong khoảng cách gần. Lên THCS, trường cách nhà khoảng 5km, người thân, gia đình, bạn bè thay nhau chở Rát đi học ròng rã suốt 4 năm. Rát kể những năm tháng HS, em thậm chí không dám nhìn thẳng vào mắt người khác. Cơ thể khiếm khuyết khiến người con gái của biển mặc cảm, xa lánh bạn bè và hay khóc.
Học hết lớp 12, Rát băn khoăn không biết nên tiếp tục học hay như thế nào. “Em nhớ câu nói của ba: Thôi cứ cố gắng học, ra đời sẽ có xã hội giúp” – Rát chia sẻ. Những ngày mới vào TPHCM trọ học với Rát là cuộc chiến thực sự. Xa người thân, bạn bè, bản tính lại nhút nhát nên cô chẳng dám mở miệng nhờ ai giúp. Từ đi chợ, giặt quần áo đến nấu ăn, đón xe buýt, Rát đều gồng người tự làm.
Video đang HOT
Năm 2011, trong khoảng thời gian học tại Trường ĐH Mở TPHCM, nhận học bổng Người bạn đồng hành của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD), Rát đã “cho lại” bằng cách dạy kèm các em nhỏ đồng cảnh ngộ ở Nhà May Mắn (quận Bình Tân, TPHCM). Những cô bé, cậu bé khuyết tật hoặc mồ côi say sưa học chữ, miệng lúc nào cũng cười rạng rỡ gọi “cô giáo, cô giáo” khiến Rát nhận ra mình may mắn bởi vẫn còn gia đình bao bọc, che chở, còn thầy cô, bạn bè yêu thương, tin tưởng. Khiếm khuyết cơ thể chỉ là sự bất tiện chứ không phải bất hạnh.
Từ đó, Rát bắt đầu mở lòng, biết lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh về cuộc sống, học tập, ước mơ, có chính kiến, trở thành một thủ lĩnh về công tác xã hội. Niềm vui đi học được bạn bè thầy cô yêu quý giúp đỡ, Phan Thị Rát đã hoàn thành 4 năm học ĐH, đi làm và tiếp tục con đường chinh phục tri thức. Năm 2013, Phan Thị Rát là 1 trong 12 người khuyết tật tiêu biểu Việt Nam được vinh dự gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Mở lối ra thế giới
Làm việc tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD, Rát được truyền cảm hứng từ các đồng nghiệp đã từng du học với Học bổng chính phủ Australia. Được sự trợ giúp nhiệt tình của các anh chị, Rát đã nộp hồ sơ rất thuận lợi. Do gặp khó khăn về tiếng Anh, Rát được chương trình cho đi học ngoại ngữ tại Trường ĐH RMIT trong vòng 3 tháng để có thể đủ điểm du học tại Trường ĐH Flinders (Australia). Học bổng với người khuyết tật nặng như Rát được hỗ trợ thêm một người đi cùng chăm sóc, hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày.
Nhớ lại giây phút biết tin học bổng chính phủ Australia, Rát kể lúc đó như vỡ òa hạnh phúc. Sự công nhận này khiến cô gái khuyết tật thấy mình có động lực hơn, có giá trị hơn, cảm thấy nếu được tạo cơ hội, người khuyết tật cũng có thể đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Hành trang tinh thần mang theo khi du học của Rát là những lời động viên gia đình, bạn bè và những kỳ vọng về tương lai. Phan Thị Rát đặt mục tiêu sau 2 năm học trở về, bên cạnh việc giúp đỡ, chia sẻ kiến thức cho những người đồng cảnh ngộ, cô sẽ đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ, tư vấn việc làm cho người khuyết tật; tư vấn cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc bình đẳng như mọi lao động khác.
“Cuộc đời tôi đã thay đổi rất nhiều. Giờ tôi không quan tâm đến khuyết tật bản thân, không sợ ai dòm ngó, bình phẩm. Tôi tự tin trong học tập, thỏa sức vui chơi và cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao khi có thể làm được những điều mình muốn” – Phan Thị Rát nói.
Tuấn Phong
Theo GDTĐ
Nóng trên mạng xã hội: 'Tan chảy' với giấy khen của cậu bé nhặt ve chai
Năm học 2018 - 2019 kết thúc, nhiều người ngán ngẩm khi Facebook tràn ngập các dòng trạng thái tán dương con học giỏi nhưng lại "tan chảy" trước hình ảnh cậu bé nhặt ve chai phụ mẹ khoe tấm giấy khen.
Tháng 11.2018, Báo Thanh Niên có bài Cậu bé 9 tuổi xuyên đêm Sài Gòn nhặt ve chai để phụ mẹ, viết về em Trần Hoàng Anh (thường gọi Nhí, 9 tuổi). Một lần không may, mẹ Nhí bị tai nạn giao thông, em phải một mình bươn chải bên ngoài nhiều hơn để cùng mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Mỗi ngày, sau khi đi học về, Nhí dành thời gian từ 19 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau để tập trung cho công việc của mình trên những con phố: đạp xe khắp Sài Gòn nhặt ve chai.
Hình ảnh cậu bé với chiếc xe đạp nhỏ, mang theo bao đựng ve chai rong ruổi giữa đêm Sài Gòn đã khiến nhiều bạn đọc không cầm được nước mắt. Sau đó, nhiều người đã tìm đến giúp đỡ cậu bé.
Hôm qua, 24.5, hình ảnh cậu bé này một lần nữa khiến dân mạng rơi nước mắt, nhưng là nước mắt chia vui: Nhí với tấm giấy khen "Tiến bộ vượt trội về môn Toán" năm học 2018 - 2019. Hoàng Anh hiện là học sinh lớp 2 Trường tiểu học Trần Quốc Toản (H.Bình Chánh, TP.HCM).
Câu chuyện của Nhí nhận được hàng trăm lượt chia sẻ kèm những lời động viên. Một Facebooker xúc động khi dẫn lại hình ảnh Nhí lúc đi nhặt ve chai và tấm giấy khen mới tinh của em: "Mấy ai làm được như cậu bé. Một đứa 20 tuổi đầu nhưng chưa chắc nghĩ cho mẹ được bằng bé. Còn cha, còn mẹ bên cạnh là phúc lớn mạng lớn. Hãy yêu thương trân trọng khi còn có thể".
Tranh cãi hình ảnh "bống ăn rác"
Hình ảnh "Goby The Fish" (tạm dịch: Bống ăn rác) xuất hiện tại bãi biển Đà Nẵng gây chú ý. Trước đó, dự án này đã có mặt ở một số nước châu Á, với thùng rác "khổng lồ" là mô hình cá bống đặt trên bãi biển.
Mô hình tại Đà Nẵng được thực hiện bởi các tình nguyện viên là sinh viên ở địa phương, ngoài việc chứa rác còn mang tính biểu tượng cho những con cá nuốt phải rất nhiều rác do con người thải ra. Điều này nhằm kêu gọi mọi người cần chung tay bảo vệ môi trường và cứu lấy sinh vật ở đại dương bằng hành động bỏ rác đúng nơi quy định.
Hình ảnh lạ của thùng rác khổng lồ trên bãi biển này khiến dân mạng chia phe tranh cãi. Trong khi nhiều người khen ý tưởng hay, thiết thực và thu hút được trẻ nhỏ nên sẽ giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường thì nhiều tài khoản lo rằng thùng rác bống sẽ bị tháo... bán ve chai hay "khi con cá mô hình này đầy rác thì ai sẽ đi dọn dẹp? Hay lại xả rác thêm quanh con cá?". Tuy nhiên, kiểu "bàn ra" này đã phải hứng nhiều "gạch, đá". "Rác đầy thì sẽ có nhân viên vệ sinh thu gom. Việc của bạn là bỏ đúng vào nơi quy định", Facebooker viết và người khác tỏ thái độ rõ ràng: "Nếu có sáng kiến như này thì nên ủng hộ, không ủng hộ mà cứ bàn ra cũng có giúp ích được gì?".
Theo Thanh niên
Bà mẹ tám con tốt nghiệp đại học Mỹ Tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư điện vào đầu tháng 5, Najat Machiche chứng minh cho tám con thấy không có gì là không thể. Năm 1999, Najat rời bỏ quê hương Morocco để đến Mỹ học đại học theo mong muốn của cha. Cô gặp chồng và kết hôn tại Mỹ. Hiện tại, hai người đã có tám người con...