Học để làm gì?
Học để làm gì? Học để kiếm được công việc ổn định thu nhập tốt. Với suy nghĩ như thế, nền giáo dục của nước ta đang đào tạo những con người với những cái bằng đẹp.
Từ lớp mẫu giáo những đứa trẻ đã được bố mẹ nhồi nhét đủ thứ để học nào tiếng Anh, luyện chữ đẹp, học năng khiếu…
Trẻ học lớp mẫu giáo
Không những thế bố mẹ còn quan tâm đến cả các cô vào những dịp lễ tết hay lâu lâu thấy cô chê con mình nhiều, lại biếu cô giáo vài tờ polyme mới đét. Không phải các cô giáo thích tiền của phụ huynh đâu mà tại nể nang quá nên các cô mới nhận thôi.
Và đứa trẻ vốn học kém, hay đánh bạn nhất lớp nhờ đồng tiền của mẹ nó mà nó được cô hết mực khen học giỏi, hiền lành trước mặt phụ huynh làm người mẹ cũng mát lòng mát dạ. Mở mắt ra trẻ em đã được bố mẹ nâng đỡ vậy đấy.
Lớp con tôi học có bậc phụ huynh ngày lễ biếu cô 100.000 đồng và từ đó bạn ấy được cô khen ngợi hết lời. Cô bảo: N nó học giỏi nhất lớp nhưng vì nó bé quá (ít tuổi nhất lớp) nên không được tham gia hội giảng, cô tiếc lắm. Đồng tiền có sức mạnh ghê gớm vậy đấy chứ hội giảng đứa nhỏ với lớn khác nhau gì chứ.
Giáo dục vẫn chú trọng dạy chữ hơn dạy người. Ảnh: Người Lao Động.
Trẻ vào tiểu học
Để con mình có cơ hội học tập trong môi trường năng động cạnh tranh khốc liệt các bậc phụ huynh lại mang tiền đi tìm cửa cho con vào lớp chọn trường chuyên. Mới học lớp 1 thôi nhưng trẻ em đã tiêu tốn của bố mẹ mấy chục triệu tiền lót tay rồi.
Vào được lớp tốt mà học dốt thì thật uổng công sức tiền của nên phụ huynh lại phải cho con đi học cả ngày, thậm chí học cả tối nữa. Bố mẹ lại phải tốn tiền biếu thầy cô để được những điểm số đẹp. Thật tội nghiệp cho những đứa trẻ chưa ý thức được học để làm gì mà sao khổ vậy. Chỉ có bố mẹ chúng mới biết là học để làm gì thôi.
Tôi có người bạn làm giảng viên đại học cũng có con chuẩn bị vào lớp một nên cô ấy cho bé đi học cả ngày tối về cả nhà ngồi ăn cơm mẹ tranh thủ luyện tiếng Anh cho con. Ăn phải nói thế nào, cơm tiếng Anh là từ gì,… nói hết những câu hỏi của mẹ mới được ăn. Ăn xong bé vội vàng đi học Tiếng Anh buổi tối.
Video đang HOT
Nhìn thấy cách dạy của bạn ấy mà tôi cứ trố mắt ngạc nhiên hết đợt này đến đợt khác. Tôi thầm nghĩ sao bạn ấy không dạy con cách cư xử thế nào cho hợp với tuổi của cháu chứ học vậy rồi nó có giỏi đi nữa nhưng không giỏi toàn diện.
Trẻ học cấp 2
Để lên được cấp 2 thì không khó đối với tất cả các em học sinh vì trường nào cũng đạt đỗ 100%. Nhưng để vào được trường chuyên lớp chọn, các bậc phụ huynh lại một lần nữa ra tay. Họ phải cân nhắc hầu bao mình có bao nhiêu để cho con vào trường nào cho vừa ít tiền vừa chất lượng.
Lúc này trẻ con đã trưởng thành và hiểu thấu những kỳ vọng của bố mẹ. Trẻ ra sức học, học ở mọi nơi mọi lúc. Học thêm các môn yếu kém, những môn học giỏi rồi học giỏi nữa cho vượt bạn bè, mang hãnh diện về cho bố mẹ và bản thân mình. Vào những ngày lễ tết, các thầy các cô lại phải mất cả ngày đón các bậc phụ huynh đến thăm thật mệt nhưng cũng đáng.
Nếu trẻ có ý thức học thế thật tốt, chẳng ai dám chê trách gì. Nhưng điều đáng nói ở đây là bọn trẻ đã đến tuổi dạy nhân cách, đạo đức, lối sống, giúp đỡ những việc gia đình, thì các bậc phụ huynh không coi trọng mà chỉ chú trọng tới thành tích học của con.
Là học sinh THPT
Thi tốt nghiệp lớp 9 là chuyện nhỏ, trường nào mà chẳng đỗ 99%, quan trọng ở đây thi vào lớp 10 được không đây. Lại một nỗi lo nữa đè nặng trĩu vai các bậc phụ huynh. Số tiền chạy trường chạy lớp lần này phải là cấp số nhân mới hy vọng trúng tuyển. Lúc này, bậc phụ huynh thở dài: Giá con mình học giỏi thì đâu đến nỗi này. Đừng vội nản các mẹ ạ, cuộc sống của đứa trẻ mới là khởi đầu thôi.
Khi vào được cấp 3 rồi, những đứa trẻ hiểu đây là chướng ngại vật mình phải vượt qua, phải cố gắng hết sức không được ngừng nghỉ, chỉ một chút nghỉ ngơi thôi sẽ bị rơi xuống dốc. Và học sinh ra sức học ngày học đêm, vừa ngủ vừa học, học cho mình học cả cho bố mẹ. Bố mẹ đã tốn bao nhiêu tiền vì mình giờ mình cần phải lấy lại tất cả.
Là sinh viên đại học
Thi tốt nghiệp cấp 3 là chuyện nhỏ thôi, trường nào mà chẳng đỗ 98%, cơ chế nó vậy bạn đừng lo lắng. Có lẽ trong suốt quá trình học 12 năm cộng thêm 4 năm mẫu giáo nữa thì bây giờ mới tìm thấy được học sinh giỏi thật sự nhưng giỏi chưa toàn diện.
Và các bậc phụ huynh cũng được nghỉ ngơi chút ít cùng với đồng tiền của mình vẫn còn ở trong tay. Vì để vào trường đại học danh tiếng như phụ huynh mong muốn thì tiền không thể giải ngân được ở đây mà chỉ là thực lực của con các vị mới có thể đem lại niềm vui cho các vị.
Khi vào được ĐH là về đích, là những khoảng thời gian nghỉ ngơi quý giá nhất đối với các cô cậu. Ai thích học thì học, không thích thì chơi, bố mẹ có mà trời quản mình. Đây cũng là môi trường chọn lọc để những ai học thuộc bài giỏi, ham học thì ở lại, còn ai mà chăm kiếm tiền, lười học, bỏ giờ học sẽ bị gửi về cho bố mẹ đào tạo lại. Ai muốn điểm cao mà không phải học lại nhờ bố mẹ bớt chút tiền mua mấy điểm cho đẹp bảng điểm ra trường dễ xin việc, lý do phù hợp vậy phụ huynh nào từ chối được.
Sinh viên nào tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi trường tốt, tương lai đang mở rộng đón chào. Những bạn không có ai mời chào làm việc phải tự tìm kiếm việc hay bố mẹ một lần nữa mở hầu bao mời con vào làm việc trong cơ quan nhà nước hay tư nhân. Lúc này, tiền của các mẹ bỏ ra theo cấp số nhân và có mũ ở trên. Tất nhiên, con vào nhà nước rồi được ổn định an nhàn có tiền dư giả. Vòng tròn lại tiếp tục tới đời con.
Đây là nền giáo dục của nước ta, một nền giáo dục luôn được xem trọng trong lòng mỗi cá nhân chúng ta. Nhưng dường như các nhà hoạch định chỉ mới dạy chữ mà quên dạy con người ta phải tự vươn lên bằng bàn tay khối óc của mình, thích nghi với mọi hoàn cảnh, lao động và giúp đỡ mọi người, sống và làm việc hết mình, có tính tập thể, tự tin giải quyết trong công việc và cuộc sống, đối xử với nhau thân thiện, dùng tài năng của mình để cống hiến xây dựng đất nước…
Và đặc biệt phải giáo dục cho trẻ con biết loại bỏ những tiêu cực trong nhà trường thì mới có những thế hệ tiến bộ hơn so với bố mẹ chúng. Khi đó mới đào tạo ra được những đứa trẻ dám thẳng thắn đối mặt với những vấn đề nhức nhối đang tồn tại trong xã hội chúng ta.
Theo Phương Linh/Người Lao Động
Giáo viên bị chậm trả lương: Trường và kho bạc đổ lỗi
Cứ vào khoảng từ 1/5 hàng tháng là cán bộ, giáo viên các trường THPT được nhận lương. Nhưng đến 28/1, trường này đã trả lương chậm cho giáo viên.
Theo thông lệ, cứ vào khoảng từ 1/5 hàng tháng là cán bộ, giáo viên các trường trung học phổ thông (THPT) được nhận lương. Thế nhưng, mãi cho tới sáng 28/1, hàng trăm cán bộ, giáo viên trường THPT Lý Thường Kiệt (H.Hóc Môn, TP HCM) mới nhận được lương tháng 1/2016. Trong khi đó, cán bộ, giáo viên trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (cùng huyện) cũng vẫn chưa được nhận lương dù vào thời điểm này, giáo viên đang rất cần tiền sắm tết.
Giáo viên đến ngày cận tết chỉ mong được trả lương, thưởng đúng hạn để kịp chi tiêu, mua sắm .
Lương đã thấp, còn bị chậm
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ CB, GV hai trường THPT Lý Thường Kiệt và Nguyễn Hữu Cầu bị chậm trả lương, mà hầu như cả khối THPT của huyện này đều trong tình cảnh tương tự. Cụ thể, CB, GV trường THPT Nguyễn Hữu Tiến cũng mới chỉ được nhận lương vào ngày 26/1, trễ so với bình thường hơn 20 ngày. Một GV trường THPT Nguyễn Hữu Tiến cho biết: "Tết năm nay chúng tôi bị giảm thu nhập tăng thêm mà lương GV thì phải khiếu nại mới có. Nhà trường trả lời do kho bạc huyện chưa cho giải ngân".
Trước đó, do bức xúc trước việc không nhận được lương khi tết đã cận kề, một số GV của trường THPT Nguyễn Hữu Tiến và trường THPT Bà Điểm đã gửi đơn cầu cứu nhiều nơi. Lý giải việc chậm trả lương CB, GV, hai trường đều cho biết lỗi do kho bạc.
Thầy Lê Thanh Tòng - Hiệu trưởng trường THPT Bà Điểm nói:
"Chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ từ đầu tháng, nhưng kho bạc giải quyết chậm, nên mãi đến tuần này GV mới có lương". Cô Đào Thị Kim Nhi - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Tiến cũng khẳng định: "Về hồ sơ lương, trường đã ký duyệt xong từ cuối tháng 12/2015 và hiện nay đã duyệt luôn cho tháng 2/2016. Còn việc chậm lương, theo nhân viên kế toán của trường, là do kho bạc chưa cho giải ngân".
Tuy nhiên, bà Võ Thị Hương - Giám đốc Kho bạc nhà nước H.Hóc Môn cho biết: "Từ ngày 25/12, chúng tôi đã tổ chức hội nghị hướng dẫn thủ tục giải ngân đến tất cả các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện trên địa bàn huyện. Theo đó, chúng tôi thông báo rõ ràng việc cho tạm ứng lương tháng 1/2016 ngay từ ngày 1/1. Nhiều đơn vị đã thực hiện tạm ứng, kịp chi trả lương cho cán bộ công chức - viên chức từ ngày 1 đến ngày 5/1.
Riêng các đơn vị khối THPT trên địa bàn huyện chậm làm thủ tục giải ngân cho GV. Khi chúng tôi tìm hiểu thông tin thì được phản hồi rằng vào tháng Một, CB, GV, NV của các trường đã được nhận thu nhập tăng thêm tương đối khá, đảm bảo chi tiêu rồi. Cụ thể trường Nguyễn Hữu Cầu và Lý Thường Kiệt đã trả lời như vậy. Trên địa bàn huyện chỉ có trường THPT Nguyễn Văn Cừ, sau khi được kế toán kho bạc gọi nhắc đã mang hồ sơ lên để giải ngân. Chúng tôi không hề chậm trễ, bằng chứng là các trường mang hồ sơ lên đều được giải ngân ngay trong ngày".
Bà Hương còn nói thẳng: "Thực tế cho thấy hầu như năm nào tình trạng chậm lương tháng Một của GV cũng xảy ra. Nguyên do là các trường chờ Sở GD&ĐT duyệt dự toán của năm nên không làm tạm ứng lương tháng Một, ngại sau khi dự toán được duyệt lại phải quyết toán lại với kho bạc. Kế toán các trường rất ngại việc này, cho nên dù nhân viên kho bạc đã nhắc nhở nhiều lần, các trường vẫn "kiên trì" chờ duyệt dự toán xong mới lên làm thủ tục giải ngân. Năm nay cũng vậy".
Không chỉ riêng huyện Hóc Môn mới xảy ra tình trạng GV bị chậm trả lương tháng Một, mà rất nhiều GV tại TP HCM cho biết, họ chỉ được nhận lương sau ngày 15/1 vừa qua, trong khi bình thường, lương vào tài khoảng từ ngày 1 đến ngày 5 mỗi tháng. Nguyên do đều vướng đâu đó ở khâu kế toán hoặc giải ngân.
Giáo viên bị ngân hàng truy nợ
Mấy ngày qua, nhiều GV ở trường THPT An Thới, thị trấn An Thới, H.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang rất bức xúc vì bị nhân viên Ngân hàng (NH) S. - chi nhánh Phú Quốc đến tận trường đòi nợ.
GV xác nhận là có nợ NH, nhưng đến hạn mà vẫn chưa thể trả là vì chưa nhận được lương tháng 1/2016. Trước đó, một hợp đồng cho GV vay tín chấp theo hình thức trừ lương hàng tháng đã được ký kết giữa Ban giám hiệu Trường THPT An Thới với NH.
Theo hợp đồng, vào những ngày đầu tháng, thông thường vào ngày 5, sau khi nhận được lương, nhà trường sẽ trừ lương những GV có vay tiền và chuyển trả cho NH cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, đến nay đã sắp hết tháng 1/2016, GV tại nhiều trường vẫn chưa nhận được lương. Nhiều GV phải đi vay bên ngoài để chuyển trả cho NH đúng hạn.
Tình trạng không có tiền chi trả lương và các khoản chi khác cho sự nghiệp giáo dục cũng đã gây bức xúc cho nhiều CB, GV huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Cuối tháng 12/2015, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình đã ký tờ trình gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính xin tạm ứng hơn 17 tỷ đồng để chi trả các khoản: nợ chế độ phụ cấp thâm niên (hơn 7 tỷ đồng), nợ nâng lương (4,8 tỷ đồng), nợ tiền thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi và thu hút đối với nhà giáo ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (1,7 tỷ đồng) cùng một số khoản chi khác.
Theo tờ trình này, khoản nợ hơn 17 tỷ đồng phát sinh là do trong giai đoạn từ năm 2010-2015, kinh phí phân bổ cho sự nghiệp giáo dục của huyện không tăng, trong khi nguồn ngân sách của địa phương đang gặp khó khăn lại phải chi thêm nhiều khoản phát sinh ngoài kế hoạch.
Tình trạng chậm lương tháng Một của GV như một "bài ca" cũ rích, năm nào cũng bị nhai đi, nhẩm lại nhưng dường như chưa "động" được tới tấm lòng của những người có trách nhiệm. Cứ đặt mình là GV, với đồng lương vốn đã bèo bọt, mà những chi phí như nợ NH, tiền học phí cho con, tiền điện, tiền nước... là những khoản phải chi trả theo thời gian cố định, nhưng cứ đến tháng cận tết lại thấp thỏm vì lương thì thật xót xa.
Theo H.C. - Gia Tuệ - H. Dung/Theo Phụ nữ Online
Đồng Tháp: Trường mầm non có thể tổ chức giữ trẻ ngày Tết Ông Trần Thanh Liêm - Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp - cho biết: Theo quy định của Sở, các trường mầm non, mẫu giáo có thể tổ chức giữ trẻ trong thời điểm Tết (nếu cha mẹ các cháu có nhu cầu) trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh về thời gian, chi phí. Về thời gian nghỉ...