Học để có việc trước khi ra trường
“Dựa trên những khảo sát của chúng tôi, khi so sánh giữa chỉ số kinh nghiệm mà doanh nghiệp yêu cầu với nhu cầu tìm việc làm có thể thấy, khoảng 50% sinh viên mới ra trường không thể tìm được việc làm ngay”, ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực TP.HCM cho biết.
Thực tế, trong thời buổi hiện nay, không chỉ sinh viên mới ra trường phải tất tả trong nỗi lo việc làm mà cả người đã có việc cũng luôn thấp thỏm sợ… mất việc do các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự. Số nhân viên thất nghiệp này gia nhập vào thị trường lao động khiến yêu cầu kinh nghiệm của các đơn vị tuyển dụng càng tăng cao. Con đường tìm việc của sinh viên mới ra trường cũng vì thế mà trở nên càng hẹp lại.
Thất nghiệp – mẫu số chung đáng buồn
Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, những sinh viên giỏi với điểm số cao, thành tích tốt luôn là tâm điểm của mọi chú ý, là niềm tự hào của thầy cô, là nỗi khao khát, thậm chí tỵ nạnh của bạn bè. Thế nhưng, khi các bạn ra trường, vấn nạn thất nghiệp lại là mối lo chung bất kể sinh viên sở hữu bằng cấp loại gì.
Nếu thường xuyên theo dõi những tin tức vào thời điểm sinh viên tốt nghiệp hàng năm, có thể dễ dàng đọc được không ít những câu chuyện thủ khoa vẫn phải vất vưởng cầm hồ sơ đi xin việc và sống nhờ vào gia đình là chính. Hay những trường hợp sinh viên tốt nghiệp đi bưng bê phục vụ, trực điện thoại, tiếp thị sản phẩm, thậm chí bán hàng vỉa hè… Trong một bài phỏng vấn GS.TS.NGND. Nguyễn Lân Dũng vào tháng 10, ông ngậm ngùi: “Tôi buồn vì sinh viên ra trường đi tiếp thị mì tôm”.
Nguyên do đến từ đâu?
Cũng trong bài phỏng vấn trên, GS chia sẻ: “Năm học 2009-2010 cả nước có tới 149 trường đại học và 227 trường đào tạo trình độ cao học, thu hút tới 1,93 triệu sinh viên. Không hiểu nổi trong số những ngôi trường này có bao nhiêu phòng thí nghiệm, bao nhiêu xưởng thực hành? … Kiểu “cơm chấm cơm” và “học chay” rất phổ biến này làm sao có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội?”. Rõ ràng là chương trình đào tạo cử nhân hiện tại đang khá xa rời thực tiễn. Sinh viên có thể phân tích, nhận định vấn đề rất tốt nhưng khi bắt tay vào thì “không biết làm” hoặc “không biết bắt đầu từ đâu”.
Video đang HOT
Sinh viên iSpace đang thực hành tại xưởng thực tập của trường.
Làm gì để thay đổi
Có thể nói, việc sinh viên được giảng dạy theo lối học chuyên môn mà đa phần là lý thuyết, đến khi ra trường mới đi làm để tích lũy kinh nghiệm như từ trước đến nay đã đi lệch pha với yêu cầu xã hội và doanh nghiệp. Để giải quyết bài toán về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, công tác đào tạo là vấn đề cần thay đổi đầu tiên.
Vừa qua, với sự tư vấn của hệ thống doanh nghiệp đồng hành và đối tác timviecnhanh.com về các tiêu chí tuyển dụng (cả chuyên môn lẫn kỹ năng nghề) mà doanh nghiệp đòi hỏi ở ứng viên, trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace và ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã kết hợp xây dựng một quy trình đào tạo mới. Quy trình này gồm 3 bước: huấn luyện đủ chuyên môn – trải nghiệm công việc thực tế – đào tạo nâng cao, cho phép sinh viên được học một cái nghề thật sự bằng cách trau dồi chuyên môn song song với làm thực tế công việc để tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn đi học.
Mỗi sinh viên sẽ có 500 giờ trải nghiệm công việc dưới sự hướng dẫn của các doanh nghiệp đồng hành với nhà trường để rèn luyện kỹ năng hành nghề, thái độ làm việc và làm quen với văn hóa doanh nghiệp. Các bạn cũng sẽ được sát hạch tốt nghiệp về cả chuyên môn lẫn kỹ năng nghề bởi chính các đối tác tuyển dụng của iSpace để đảm bảo khả năng tiếp nhận công việc mà không cần qua đào tạo lại.
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề (thứ 4 từ phải sang) tham quan mô hình đào tạo tại iSpace
Nhận được những đánh giá tích cực của doanh nghiệp về tính hợp lý của cách thức đào tạo này, iSpace tự tin cam kết giới thiệu việc làm cho tất cả sinh viên có nhu cầu sau 2,5 năm theo học (kết thúc giai đoạn 1 của chương trình). Tiếp đó, các bạn có thể vừa đi làm vừa được đào tạo hoàn thiện kiến thức chuyên sâu của chương trình đại học (do ĐH Duy Tân giảng dạy) để nâng cao chuyên môn và bằng cấp nhằm gia tăng cơ hội thăng tiến về sau. Như vậy, vẫn chỉ trong 4 năm như chương trình đại học thông thường nhưng với quy trình mới này, sinh viên vừa có một nền tảng kỹ năng nghề nghiệp vững vàng vừa có được việc làm ổn định từ trước khi tốt nghiệp.
Tư liệu: iSpace
Theo Infonet
Gặp nữ sinh đa tài đam mê CNTT
Đa tài, năng động, có nhiều thành tích học tập đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nguyễn Thu Quỳnh - SV năm 3 ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) vừa được TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét chọn là một trong 20 nữ sinh viên CNTT tiêu biểu toàn quốc.
Nguyễn Thu Quỳnh - SV năm 3 ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) vừa được TW Đoàn xét chọn trao giải thưởng Nữ Sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực CNTT.
Cô bạn đa tài
Trở thành một trong 20 nữ sinh viên (SV) tiêu biểu toàn quốc trong lĩnh vực CNTT, tin vui nhưng không mấy bất ngờ với những ai biết đến cô SV năm 3, chuyên ngành Hệ thống thông tin CMU của ĐH Duy Tân - Nguyễn Thu Quỳnh. Vừa bước qua năm thứ 3 ĐH, song Quỳnh đã sở hữu một bộ sưu tập thành tích kha khá trong lĩnh vực CNTT.
Không dừng lại ở thành tích SV xuất sắc, có điểm tích lũy cao nhất toàn khóa 2 năm liền, được nhận học bổng của học viện đào tạo chuyên viên CNTT quốc tế NIIT Duy Tân trị giá hơn 10 triệu đồng, được xét trao Học bổng của hãng máy bay Boeing (Mỹ) trị giá 1.000 USD, cô SV chuyên ngành Hệ thống thông tin CMU còn tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực CNTT bên ngoài nhà trường. Quỳnh từng tham gia viết website bằng ngôn ngữ ASP.net, biên tập video cho AIESEC (Tổ chức phi lợi nhuận dành cho SV lớn nhất thế giới) tại Đà Nẵng, biên tập video tuyên truyền cho CLB hoạt động bảo vệ môi trường GoGreen, làm trưởng nhóm sáng tạo tác phẩm "Đà Nẵng - con thuyền của sức mạnh" đoạt giải Ba cuộc thi trình diễn pháo hoa trên máy tính của Đà Nẵng năm 2012.
Chia sẻ đam mê lĩnh vực CNTT từ những ngày học phổ thông, Quỳnh thể hiện là cô bạn khá đa tài. Các giảng viên ở ĐH Duy Tân nhận xét Quỳnh không chỉ xuất sắc trong chuyên ngành CNTT, mà còn là một trong những SV giỏi ngoại ngữ nhất khóa. Ngoài tiếng Anh, Quỳnh còn học thêm tiếng Nhật. Cô bạn chia sẻ: "Trau dồi vốn Anh ngữ giúp em rất nhiều trong việc nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành. Song song đó, theo em, khách hàng của các sản phẩm phầm mềm đến từ Nhật rất nhiều nên em học tiếng Nhật để chuẩn bị cho tương lai".
Sở thích học tập và nghiên cứu CNTT, cô bạn thư giãn sau giờ học với "tài lẻ" vừa hát vừa đàn piano và tham gia các hoạt động thiện nguyện, hoạt động Đoàn do trường, lớp phối hợp với địa phương, hay các đơn vị ngoài trường học tổ chức như chăm sóc người già ở mái ấm tình thương, mang "Tết nhân ái" và "Đêm rằm Trung thu" đến với các em nhỏ ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa...
"Không có giới hạn nào trong tư duy con người..."
Gặp Quỳnh, đối diện với chúng tôi là một cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng rất tự tin với nụ cười tươi. Hỏi Quỳnh rằng con gái mà học về chuyên ngành CNTT thì có khó khăn không, Quỳnh nói ngay: "Đã mê lĩnh vực này rồi thì khó dễ gì em cũng theo đuổi chuyên ngành em đang học đến cùng". Lý lịch "tích ngang" trong hồ sơ dự tuyển giải thưởng nữ sinh viên CNTT tiêu biểu toàn quốc, Quỳnh tự tin trình bày quan điểm sống: "Không có giới hạn nào trong tư duy con người ngoài những giới hạn do chính con người đặt ra".
Quỳnh tâm đắc với quan điểm sống: "Không có giới hạn nào trong tư duy con người ngoài những giới hạn do chính con người đặt ra".
Vừa học xong năm thứ 2 ĐH, Quỳnh đã tự tin dự tuyển thực tập tại công ty Logigear Đà Nẵng vốn có những yêu cầu cao và thường chỉ dành cho SV năm cuối. Cô bạn là một trong 2 SV của Trường ĐH Duy Tân trúng tuyển và dành cả mùa hè trước khi bước vào năm thứ 3 ĐH để thực tập. Cái được của Quỳnh sau 2 tháng thực tập ở đây là: "Em cảm thấy chương trình học ở trường nhẹ nhàng hơn rất nhiều sau khi được trải nghiệm áp lực công việc đòi hỏi trình độ CNTT cao. Hầu như toàn bộ các tài liệu nghiên cứu cho công việc đều bằng tiếng Anh nên qua đó em còn được trau dồi kỹ năng Anh ngữ tốt hơn".
Ước mơ của Quỳnh không nằm ngoài lĩnh vực CNTT. Dự tính gần nhất của Quỳnh là sẽ thử làm một phần mềm website học tiếng Anh trực tuyến có cả các bài tập và video minh họa sinh động. Mục tiêu của Quỳnh sau khi tốt nghiệp ĐH là thành lập công ty gia công phần mềm.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Bảo mật thông tin - câu chuyện đau đầu Ngày nay thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là những hình ảnh, thông tin liên quan đến tài chính hoặc ảnh hưởng đến quốc gia luôn là mục tiêu béo bở cho tội phạm mạng. Theo công bố từ website chuyên theo dõi các nguy cơ trên Internet theo thời gian thực response.network-box.com, Việt Nam nằm trong nhóm các...