Học đại học Phải chăng tôi đã chọn sai đường?
Vào đại học – tôi đã chọn sai đường để ba mẹ phải khổ chăng? Lẽ nào tấm bằng đại học thời nay không còn giá trị? Tôi phải làm gì đây?
Ít ai biết các ‘ông chủ’ của những sạp hàng rong này là cử nhân đại học – Ảnh: Hữu Thành
Rời cổng trường đại học, lớp tôi chỉ có vài phần trăm xin được việc đúng chuyên môn. Số còn lại, con gái thì lấy chồng, con trai thì bôn ba trong nam, ngoài bắc tìm kế sinh nhai khác với chuyên môn đã học. Tôi không biết đi đâu bèn trở về quê ở một tỉnh nghèo miền Trung với hy vọng mong manh rằng sẽ xin được việc làm. Nhưng mấy tháng ở nhà khiến tôi chỉ buồn thêm và ngờ vực về việc chọn con đường đi cho mình.
Năm năm về trước, trong cái làng nghèo nàn ở xứ quê Quảng Trị nắng gió của tôi, chỉ một mình tôi là con gái mà thi đậu vào Đại học khoa học Huế – một ngôi trường danh giá ở miền Trung – khiến ba mẹ tôi rất vui và tự hào. Còn nhớ, lúc ấy bà con lối xóm nghe tin đều hối hả đến chúc mừng. Mọi người cười vui hớn hở, bao câu chúc, bao kỳ vọng về một tương lai tươi sáng vẫn còn văng vẳng bên tai.
Video đang HOT
Nhưng 4 năm sau, khi tôi mang hành lý trở về làng nằm chờ việc thì nhiều người lại mỉa mai tôi. Người bác họ tôi, người đã từng nắm tay tôi và bảo: “Cố lên con nhé, học cho mình, học cho ba cho mẹ, tương lai sẽ xán lạn lắm đây. Tuổi này ở quê lấy chồng cả rồi. Con bé này chí cao bước rộng”. Bây giờ, chính người bác ấy lại nói: “Học đại học ra mà vẫn thế hả con, vẫn đi làm đồng, vẫn vất vả thế à? Khổ cho ba mẹ mày tốn một đống tiền vô ích!”. Còn ông chú họ mỉa mai: “Trời ơi, học mất bốn năm, tốn của thua thân rốt cuộc có được gì đâu, thà để tiền đó mà kinh doanh buôn bán, có phải bây giờ tốt hơn không. Ba mẹ mày tính trật lất rồi”.
Nhưng anh họ tôi có vẻ chí lý hơn cả khi phân tích: “Thời bây giờ đại học đại trà rồi, không phải như ngày xưa đâu. Tốt nhất là quên nó đi, trở lại tìm một trường trung cấp nghề nào đó mà học để kiếm việc làm cho nhanh. Chứ ôm tấm bằng đại học mà ngồi chờ việc có mà đến Tết Công Gô”!
Tôi nghe mọi người nói mà hoang mang hết sức. Họ nói đúng hay là sai? Tôi đã chọn sai đường để ba mẹ tôi phải khổ chăng? Lẽ nào tấm bằng đại học thời nay không còn giá trị nữa? Tôi phải làm gì đây?
Theo Thanhnien.com.vn
Cử nhân đại học Anh 'đứng đường' xin việc
Chán nản với việc gửi hồ sơ qua mạng nhưng không được nhận, một cử nhân kinh tế ở Anh quyết định đứng đường để tìm việc phù hợp.
Calum xuất hiện giữa phố với tấm biển có nội dung: "Cử nhân kinh tế. Tốt nghiệp với kết quả 2.1 trường Đại học Nottingham. Muốn tìm việc". Ảnh: MEN
Calum Chamberlain, người từng tốt nghiệp bằng giỏi chuyên ngành kinh tế ở Đại học Nottingham, nói rằng "thị trường công việc điên rồ" hiện nay đã ngăn cản anh trong việc tìm được công việc phù hợp với chuyên môn.
Vì lý do đó, Calum bèn nghĩ ra ý tưởng đứng giữa trung tâm kinh tế Spinningfields ở Manchester với tấm biển giới thiệu hồ sơ xin việc trên tay. Cách tìm việc đặc biệt không giống ai của anh dường như đã có hiệu quả, khi anh được một công ty mời về làm việc và được mời đi dự ba cuộc phỏng vấn.
"Tôi nghĩ đó sẽ là cách tốt nhất để thể hiện cá tính của mình. Quy trình xin việc qua mạng khiến ứng viên khó bộc lộ được tính cách và bản sắc cá nhân. Không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện với người muốn tuyển dụng mình. Tôi nghĩ đây là cách duy nhất để làm điều đó và nó cũng khá thú vị. Điều mà tôi thấy thích thú nhất chính là được nhìn thấy phản ứng của mọi người đối với việc làm này", Mirror dẫn lời Calum tâm sự.
Theo anh, hầu hết tất cả mọi người đều tỏ ra ủng hộ và chúc anh may mắn, tuy vậy vẫn có một người đàn ông khuyên anh nên biết tôn trọng bản thân một chút.
"Thật điên rồ. Tất cả bạn bè của tôi đều tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín nhưng đều phải vật lộn tìm việc với mức lương tốt để thanh toán các hóa đơn sinh hoạt. Ai cũng được khuyến khích rằng hãy kiếm tấm bằng đại học loại giỏi đi, mọi thứ sẽ ổn. Nhưng thực tế thì không hề như thế", Calum than thở.
Hướng Dương
Theo VNE
Điều kiện thay đổi chức danh nghề nghiệp của giáo viên? GD&TĐ - Hỏi: Chúng tôi là giáo viên thuộc huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa). Năm 2007 phòng GD&ĐT kết hợp với Trường đại học Hồng Đức mở lớp đại học hệ vừa học, vừa làm. Đến năm 2010 chúng tôi được nhận bằng cử nhân. Xin hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Chúng tôi có thuộc đối tượng chuyển ngạch...