“Học đại học mà thất nghiệp, đi du học Nhật Bản còn hơn”
Chứng kiến nhiều anh chị học đại học, cao đẳng ra trường thất nghiệp, Nguyệt Anh dự định thay vì thi đại học thì sẽ học tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản.
Là một giáo viên trẻ, luôn tận tâm, nhiệt huyết trong công tác giảng dạy, cô Nguyễn Thị Thanh Hà – giáo viên giảng dạy môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã đọc và nghe nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ấy thế mà trong buổi hội thảo “Chuyên đề khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0″ do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức tại Nhà trường vào ngày 23/10 vẫn khiến cô đăm chiêu lắng nghe từng từ, từng câu.
Bởi lẽ, tại buổi hội thảo ấy, các thầy cô giáo và các em học sinh của trường Ngô Gia Tự được nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng – thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của mình về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của mình về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với thầy và trò trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc (Ảnh: Thùy Linh)
Cùng đội ngũ giáo viên và toàn bộ học trò Nhà trường lắng nghe thầy Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, cô Hà như tìm được sợi dây đồng cảm với chính mình qua những câu chuyện mà thầy kể.
Kết thúc buổi hội thảo, chia sẻ với phóng viên, cô Hà giãi bày:
“Qua buổi nói chuyện trực tiếp của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, tôi thấy bản thân hiểu thêm nhiều thông tin hơn và biết được sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang diễn biến ra sao.
Tôi hi vọng những công nghệ đó sẽ được ứng dụng ở Việt Nam trong thời gian sớm”.
Được biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng với xu hướng chủ đạo là sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế, robot hóa sản xuất, vạn vật kết nối Internet và các hệ thống kết nối Internet.
Cuộc cách mạng này sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức về khởi nghiệp đối với thế hệ trẻ. Chính điều này đã khiến những người thầy, người cô trăn trở nhiều hơn tới tương lai của các thế hệ học trò thân yêu.
Nói đến chuyện mỗi năm có hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp, cô Hà cho hay, xu hướng của học sinh bây giờ vẫn là làm sao để thi và đỗ đại học.
Tuy nhiên thông qua các tiết dạy trên lớp, đội ngũ giáo viên nhà trường cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin nghề nghiệp để định hướng cho các em học sinh.
Bằng kinh nghiệm của một người đi trước và thông qua buổi nói chuyện của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đưa ra bí quyết khởi nghiệp và trở thành người thành công, cô Hà cho rằng:
Từ nay sẽ tăng cường định hướng cho cho học sinh hiểu được rằng “đại học không phải con đường duy nhất để thành công”, bản thân mỗi người trẻ có thể học bằng nhiều con đường khác nhau để lập thân, lập nghiệp và thành công.
Học trò trường Ngô Gia Tự tặng hoa thầy Nguyễn Lân Dũng khi thầy kể một vài tấm gương không học đại học mà vẫn lập thân, lập nghiệp thành công. (Ảnh:Thùy Linh)
Tại buổi hội thảo, nói chuyện với thầy và trò trường Ngô Gia Tự, thầy Nguyễn Lân Dũng đã kể một vài tấm gương lập thân, lập nghiệp thành công.
Video đang HOT
Chân dung người làm giàu đầu tiên được Giáo sư nhắc đến chính la nông dân Trịnh Xuân Mười (Mười Bơ) – một thanh niên trở thành tỷ phú từ bàn tay trắng. Anh đa giup nhiêu ngươi dân thoat ngheo tư mô hinh trông bơ xen ca phê.
Anh Mười là con thứ 10 của một gia đình bần nông ở Nghệ An. Khi đang học dở cấp hai, anh bỏ nhà ra đi tìm cách thoát nghèo.
Khi tới vùng đất Tây Nguyên màu mỡ, Mười bắt đầu làm thuê tại vườn cà phê, rồi đi thu mua bơ cho thương lái.
Trong quá trình đó, anh nảy ra sáng kiến chiết cành tại bốn vườn có giống bơ sai quả và quả rất ngon.
Mười đến hỏi các nhà sinh học là làm sao để có được hàng triệu cây bơ giống tốt này để phủ bóng cho cà phê thay cho cây muồng. Khi đó thu hoạch từ bơ sẽ còn cao hơn cả từ cà phê.
Các nhà sinh học bày cho Mười nguyên lý “tính di truyền ở ngọn” và nhờ đó Mười đã nhân lên hàng chục vạn cây bơ từ các hạt bất kỳ có ghép với mắt của những giống bơ tốt. Cả Tây Nguyên đang nô nức trồng bơ…
Vơi nhưng ban tre co ươc mơ lam giau trên chinh quê hương minh, Giáo sư Nguyên Lân Dung nói săn sang giup đơ. Và ngay trong buôi hội thảo, vi giáo sư đưa ra bi quyêt khơi nghiêp lam giau vơi 10 triêu đông trong tay.
Vơi ao săn co quê nha, ban bo ra 3 triêu đông đê mua may âp trưng, 3 triêu tiêp theo đê mua vit trơi, con lai 4 triêu dung thưc ăn.
Vit trơi co đăc tinh đe nhiêu, không bi bênh, chu yêu ăn ngô mâm, mang lai gia tri cao.
Đó là trường hợp anh Tô Quang Dần (Băc Giang) đươc mênh danh ty phu vit trơi…
Ngoài ra, tại hội thảo, các em học sinh của nhà trường còn được giao lưu với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về các vấn đề xoay quanh trong cuộc sống như cần có nghị lực, hoài bão và cởi mở để ước mơ trở thành hiện thực.
Kết thúc giao lưu, đối thoại Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tặng mỗi em tham gia giao lưu 1 quyển sách do chính thầy viết.
Buổi hội thảo chuyên đề khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 đã giúp các em học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự chuẩn bị được tâm thế sẵn sàng đón nhận và thích ứng với những chuyển đổi đang diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng này.
Từ đó giúp các em sẽ chủ động hơn trong việc chọn nghề, chọn ngành học, chọn trường và hình thức phù hợp để trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để vượt qua thách thức và tận dụng được những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Có dịp được trò chuyện cùng Nguyệt Anh (học sinh lớp 12A7), qua ánh mắt của cô học trò nhỏ, tôi thấy hiện lên niềm vui mừng khôn xiết khi được gặp thầy Lân Dũng – vị giáo sư mà em đã thần tượng lâu nay.
Qua buổi nói chuyện của thầy với nhiều thông tin bổ ích đã khiến Nguyệt Anh vững vàng hơn với định hướng trước đó của bản thân.
Được biết, chứng kiến nhiều anh chị học đại học, cao đẳng ra trường thất nghiệp, cô học trò này dự định thay vì thi đại học thì sẽ học tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản.
Chứng kiến nhiều anh chị học đại học, cao đẳng ra trường thất nghiệp, Nguyệt Anh (bên phải) hiện đang là học sinh lớp 12 dự định thay vì thi đại học thì sẽ học tiếng Nhật để đi du học Nhật Bản. (Ảnh: Thùy Linh)
Cũng ý tưởng đó, cô bạn cùng lớp với Nguyệt Anh là Kim Ngân cho rằng, nếu bản thân các bạn trẻ đủ khả năng đi học đại học thì nên lựa chọn môi trường đại học.
Nhưng nếu thấy mình không đủ khả năng thì đừng cố, bởi lẽ có rất nhiều việc làm khác có thể đi tới thành công và làm giàu.
Theo GDVN
'Mày là les còn gì, ngủ cùng tao 1 đêm cho bố mẹ tao tin'
Sau một khoảng thời gian có người yêu thì anh với cô cũng ít nói chuyện hơn vì người yêu anh cũng ghen nhiều. Bản thân cô thì thấy mình không thân thiết với anh quá cũng tốt.
Anh và cô gái ấy quen nhau từ ngày học chung cấp 1 rồi. Hồi đó cũng không chơi với nhau mấy mà chỉ biết thôi. Sau này lên cấp 2 cùng nhau đi ôn đội tuyển thi học sinh giỏi của trường thì thân thiết hơn.
Mãi về sau này, cả khi đã trưởng thành thì hai người vẫn thân nhau. Đến lúc đi học đại học ai cũng ngờ ngợ về mối quan hệ của hai đứa. Tuyệt nhiên đơn giản không thể nào là bạn thân suốt ngần ấy năm mà không có chút tình cảm nào với nhau được. Nhưng rồi, tất cả đều được xóa tan cái nghi ngờ ấy chỉ anh có người yêu.
Anh có một cô người yêu cũng xinh xắn, đáng yêu. Anh cũng không rõ bản thân mình có cảm giác thế nào với cô gái đó. Chỉ có là anh thấy cô bé rất dễ thương và muốn em trở thành người yêu mình.
Sau một khoảng thời gian có người yêu thì anh với cô cũng ít nói chuyện hơn vì người yêu anh cũng ghen nhiều. Bản thân cô thì thấy mình không thân thiết với anh quá cũng tốt. Thậm chí nhiều khi cô còn phải tự nhận rằng mình là les để cho bạn gái anh khỏi nghi ngờ. Nào ngờ anh ngơ ngác hỏi lại:
- Thế mày là les thật à, bạn thân với nhau bằng đó lâu giờ mới nói.
-Chả nhẽ chuyện đấy cũng phải kể ra à? - cô bực dọc còn anh hồn nhiên:
- Thì kể tao mới biết chứ. Thế này sớm có phải cái Hòa nó không ghen không?
- Kệ mày, nó ghen thì liên quan gì đến tao.
- Mày nói hay nhỉ, nó ghen vì mày đó thây.
- Thôi đi, tao kệ. Tao đi về đã.
Bỏ lại chàng bạn thân ngố dứng đó cô đi thẳng. Anh thì ngơ ngác không hiểu còn cô cứ bình chân như vại. Sau đó thì còn choáng hơn khi cô bạn gái của anh đi du học. Yêu nhau cũng mặn nồng nên nhìn thiết tha lắm.
Trong khoảng thời gian bạn gái đi du học thì bố mẹ anh lại cứ nghĩ anh là gay nên không có người yêu. Hỏi thì có bạn thân là con gái mà lại không thích con gái khiến ông bà càng lo. Rối quá anh tìm đến cô bạn thân nhờ cậy:
(Ảnh minh họa)
- Mày đóng giả bạn gái giúp tao đi.
- Được thôi.
- Nhưng phải ngủ với tao thì bố mẹ tao mới tin cơ.
- Mày điên à?
- Có sao đâu. Mày là les còn gì, ngủ cùng tao 1 đêm cho bố mẹ tao tin rồi chờ người yêu tao đi du học về tao sẽ minh oan cho mày.
- Thôi được rồi, tao sẽ giúp mày lần này.
- Đội ơn mày.
Thế là anh với cô có với nhau 1 đêm thật. Khó tin quá mức khi anh nằm đờ đẫn nhìn trần nhà còn cô thì cựa quậy:
- Mày không ngủ đi à, hay tao chiều mày tới bến nhé.
- Thât à?
- ừm thật đấy.
- Thế tao làm thật đấy nhé.
- Cho thật luôn.
Cô với anh lao vào nhau như thật. Thế là cô với anh cùng nhau có một đêm nhớ đời. Thật sự không thể nào tin nổi rằng cô với anh lại có với nhau đêm như thế. Ban đầu có lẽ hai đứa sẽ như thế về sau. Nhưng sốc hơn ở chỗ cô báo tin với anh:
- Thôi chết rồi mày ơi, mày phải cưới tao thật rồi.
- Mày điên à, mới ngủ với nhau có 1 đêm.
- Nhưng tao có bầu rồi.
- Cái gì, mày đừng đùa thế chứ.
- Sang nhà tao ngay đi.
Đến nhà cô bạn thân anh chết điếng khi thấy chiếc que thử thai rõ hai vạch. Cả hai đều choáng váng đến vô cùng khi có con với nhau. Trong cái lúc rối ren nhất ấy thì bạn gái anh cũng thông báo chia tay. Anh chẳng biết làm gì liền tổ chức đám cưới với cô bạn thân thật.
Thật khó tin, tình bạn ấy gắn liền từ nhỏ rồi cuối cùng trở thành vợ chồng với nhau như thế. Hai đứa quá hiểu tính nhau nên chắc chắn sẽ nhường nhịn nhau để giữ được hạnh phúc mà cả hai đang có.
Nắng Mai/Theo thể thao xã hội
Bạn trai nghi ngờ tôi yêu anh vì nhà anh có điều kiện Mấy ngày nay, anh muốn làm lành nên đi làm về là đến chỗ tôi, mang cả quần áo và đòi ở lại nhưng tôi không đồng ý. Ảnh minh họa Tôi 22 tuổi, mới tốt nghiệp đại học và đang thử việc cho một công ty nhà nước. Tôi được mọi người giới thiệu nên quen anh đến nay đã được 9...