Học đại học 4 năm, mỗi năm đi một nước
Học đại học tại Việt Nam nhưng lại có thể đến nhiều quốc gia trên thế giới để học tập và làm việc trong quãng thời gian 4 năm học – đây dường như là chuyện khó tin nhưng có thật ở ĐH FPT.
Với chính sách “Go global”, Đại học FPT là một trong những trường tích cực đưa sinh viên ra nước ngoài học tập và trải nghiệm
Xuất ngoại là cơ hội để các bạn trẻ mở rộng tầm nhìn và chuẩn bị hành trang trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Để tự tin mở cánh cửa thế giới và đón nhận những cơ hội phát triển bản thân, sự nghiệp, các bạn trẻ nên tích luỹ nhiều trải nghiệm thực tế thông qua những chuyến đi.
Hiểu được điều ấy, mỗi năm ĐH FPT mang tới nhiều cơ hội học tập và làm việc tại nước ngoài cho sinh viên. Với những chính sách hỗ trợ liên tục từ nhà trường trong suốt 4 năm học, sinh viên ĐH FPT có thể sở hữu bộ sưu tập con dấu của đa dạng các quốc gia đã từng đặt chân đến trong cuốn hộ chiếu. Đặc biệt là, việc học của sinh viên ĐH FPT cũng không hề bị ngắt quãng, mà vẫn diễn ra bình thường với chất lượng quốc tế và tổng thời gian học tương đương với chương trình trong nước.
Học kỳ tiếng Anh
Để trở thành công dân toàn cầu, thành thạo ngoại ngữ là kỹ năng không thể thiếu đối với các bạn trẻ. Với mong muốn giúp sinh viên có thể tự tin hội nhập, ĐH FPT thiết kế chương trình học tiếng Anh theo từng trình độ cho toàn bộ tân sinh viên. Đây là môn học nền tảng mà sinh viên sẽ học trong năm đầu tiên, trước khi bước vào học những môn chuyên ngành với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Để tăng trình độ cũng như rút ngắn thời gian học tập của sinh viên thông qua việc rèn luyện hàng ngày trong môi trường thực tế, ĐH FPT đã triển khai chương trình học tiếng Anh tại nước ngoài tại nhiều nước như Philippines, Malaysia, Brunei… Tham gia học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài, sinh viên ĐH FPT được học trên lớp với các giáo viên bản xứ, được sinh hoạt và tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, du lịch trải nghiệm tại nước sở tại. Chương trình này được diễn ra nhiều đợt trong năm, vì vậy sinh viên có thể dễ dàng đăng ký và lựa chọn đất nước yêu thích để đến học tập và khám phá.
Học kỳ nước ngoài
Video đang HOT
Sau khi học tiếng Anh ở năm đầu tiên, bước sang năm thứ hai, sinh viên ĐH FPT bắt đầu làm quen và tập trung vào các môn học mang tính chuyên ngành. Với những môn học này, sinh viên ĐH FPT hoàn toàn có thể đăng ký học tập tại những trường đối tác của ĐH FPT tại nước ngoài. Được biết, hiện ĐH FPT có hơn 170 trường đối tác trên 34 quốc gia trên thế giới.
Khi đăng ký học tại các trường đối tác, toàn bộ tín chỉ học tập của sinh viên sẽ được chuyển đổi sang tín chỉ của những môn học tương đương tại ĐH FPT. Đặc biệt, với hỗ trợ từ nhà trường, sinh viên không cần đóng thêm học phí khi học trao đổi theo hình thức này. Nhờ vậy, nhiều sinh viên ĐH FPT đã biến giấc mơ du học thành sự thật khi học trao đổi tại những quốc gia hấp dẫn như Mỹ, Thuỵ Điển, Anh, Úc, Nhật, Hàn…
Xuất ngoại thực tập
Kỳ OJT (On the Job Training) là kỳ thực tập doanh nghiệp đặc biệt đối với sinh viên năm thứ ba ĐH FPT. Đây là thời gian để sinh viên bước đầu học hỏi, có được những kỹ năng làm việc thực tế trong môi trường doanh nghiệp. Tuy nhiên, không hạn chế cơ hội trải nghiệm của sinh viên ở môi trường thực tập tại các doanh nghiệp trong nước, từ năm 2018, ĐH FPT mở ra nhiều cơ hội thực tập tại nước ngoài cho những sinh viên muốn trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Nhà trường kết nối hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn tại các quốc gia trên thế giới và cho sinh viên những gợi ý thực tập hấp dẫn tại: Singapore, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan…
Thông qua chương trình thực tập tại nước ngoài, sinh viên năm thứ ba tại ĐH FPT trực tiếp làm việc có lương và học hỏi được nhiều điều thú vị từ môi trường làm việc quốc tế
Bảo vệ đồ án tại nước ngoài và các chương trình trải nghiệm
Không chỉ tham gia kỳ thực tập tại nước ngoài, nhiều nhóm sinh viên ĐH FPT đã bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp tại nước ngoài khi bước sang năm học cuối cùng của thời đại học. Sau khi chứng minh năng lực bằng những sản phẩm đồ án chất lượng, nhiều sinh viên ĐH FPT đã được các doanh nghiệp tại nước ngoài tuyển dụng ngay.
Năm 2018, nhóm 4 sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT đã bảo vệ thành công một đồ án được làm theo đơn đặt hàng thực tế của chính phủ Brunei. Sau buổi bảo vệ, cả nhóm được mời về làm việc ngay tại công ty công nghệ nổi tiếng của quốc gia này.
Ngoài những chương trình học tập và làm việc tại nước ngoài đã nhắc đến, hàng năm ĐH FPT còn tổ chức nhiều chương trình trải nghiệm văn hoá hấp dẫn đưa sinh viên đến thăm các quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… Những chương trình xuất ngoại này đã mở ra vô vàn cơ hội cho sinh viên ĐH FPT đón nhận và tự tìm ra những cánh cửa phù hợp, giúp các em trưởng thành và bay xa hơn trên biển lớn toàn cầu.
Tốt nghiệp xong không chịu đi làm vì bận ở nhà mở công ty
Ra trường, thay vì bận rộn gửi CV đi xin việc thì một số bạn trẻ lại chọn cách ở nhà khởi nghiệp. Giấc mơ làm ông, bà chủ tưởng như xa vời với những cô, cậu cử nhân vừa tốt nghiệp, nhưng lại được nhiều SV ĐH FPT biến thành sự thật.
Không cần có số vốn khủng, nhiều sinh viên ĐH FPT vẫn khởi nghiệp thành công bằng những ý tưởng khác biệt. Họ đều là những CEO quyết đoán, dám từ bỏ các cơ hội việc làm hấp dẫn trước mắt để chọn đi con đường của riêng mình. Nhìn vào câu chuyện thực tế của những cựu sinh viên bước ra từ ngôi trường này, các bạn trẻ được truyền thêm niềm cảm hứng, nhưng cũng không quá "tô hồng" giấc mơ khởi nghiệp.
Bỏ lương 2.000$ để được ăn cả ngã về không
Hoàng Phương Nga (cựu sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT) từng từ bỏ mức lương 40 triệu đồng/tháng để theo đuổi một dự án dạy lập trình cho trẻ em. Thời điểm ấy, vừa tốt nghiệp Nga được một công ty Nhật Bản mời về làm việc với mức lương cao ngang ngửa mức thu nhập của những cán bộ quản lý, lãnh đạo tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năng lực xuất sắc cùng với thành tích ấn tượng trong suốt 4 năm đại học đã giúp Nga lọt vào mắt xanh của nhiều nhà tuyển dụng.
Hoàng Phương Nga từng là một trong số các sinh viên nữ được nhận học bổng toàn phần của ĐH FPT
Năm 2017, cô được nhận danh hiệu Nữ sinh Công nghệ thông tin tiêu biểu do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng. Ra trường, thành tích của Nga thuộc vào hàng Á khoa, không ít doanh nghiệp rộng cửa đón cô với thu nhập hấp dẫn. Thế nhưng, dù những cơ hội đến với Nga hấp dẫn là thế, cô vẫn không chọn "an phận" làm thuê.
Nga đam mê việc dạy lập trình cho trẻ em và muốn trở thành một trong những người tiên phong phát triển dự án này. Ở một số nước phát triển, mô hình dạy lập trình cho trẻ em đã xuất hiện. Còn tại Việt Nam thì điều này vẫn còn khá mới mẻ, không có một trung tâm nào đi trước để học theo. Bằng vốn tiếng Anh và tiếng Nhật có được nhờ chăm chỉ học tập ở trường, cô cựu sinh viên ĐH FPT nghiên cứu tài liệu và các chương trình nước ngoài. Cô tự biên soạn giáo trình, lên nội dung bài giảng, nghiên cứu mở khóa học, gọi vốn đầu tư, học cách điều hành nhân sự...
Một năm sau khi tốt nghiệp, Nga sở hữu 5 cơ sở dạy lập trình cho trẻ em. Doanh thu mỗi tháng như một con số không thể chạm tới với những cử nhân mới ra trường 1-2 năm. Lúc này, nữ CEO 9x không còn phải "sợ mắc sai lầm" khi bỏ mức lương ngàn đô để rẽ hướng khởi nghiệp nữa.
Không có vốn, "thấm thía" giấc mơ làm ông chủ
Nhiều người nghĩ rằng cần phải có một số vốn "khủng" thì mới có thể khởi nghiệp, còn Nguyễn Việt Hùng (cựu sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính, ĐH FPT) lại chứng minh ngược lại
Thời đi học, Hùng nhận ra bạn bè xung quanh mình có nhu cầu khá cao về việc học thiết kế để phục vụ cho công việc. Thế nhưng nhiều người ngần ngại vì đi học ở trung tâm học phí quá cao, hơn nữa những khóa học chuyên sâu trong một thời gian dài không đáp ứng được nhu cầu "cần biết ngay" của những bạn trẻ mới đi làm. Hùng nảy ra ý tưởng mở một khóa học thiết kế ngắn hạn với mức học phí thấp, lại có tính ứng dụng cao. Đối tượng Hùng hướng đến là học sinh, sinh viên và một bộ phận người đã đi làm có thu nhập thấp.
Không có tiền trong tay, Hùng đánh liều đi vay 10 triệu về để hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp. 10 triệu không phải là con số lớn đối với một doanh nghiệp. Vì thế, Hùng phải làm tất cả mọi thứ có thể làm, mượn những gì có thể mượn. Cậu thiết kế giáo trình, truyền thông khóa học, chiêu mộ học viên, thuê phòng học, mua sắm bàn ghế... Những việc mà ở những trung tâm khác cần một nhóm nhân sự cùng thực hiện thì Hùng làm một mình. Khi ấy, Hùng vẫn là sinh viên nên vừa đi học cậu vừa sắp xếp công việc, lại vừa lo về khoản nợ 10 triệu đồng treo lủng lẳng trên đầu. Hùng xác định, cậu sẽ dành toàn bộ tâm huyết cho dự án khởi nghiệp của mình, nếu thất bại thì đi làm thuê để trả nợ.
Chỉ sau vài tháng, dự án khiến cậu "bạc mặt" này đã thu hút nhiều học viên và mang lãi về cho "ông chủ 9x". Hùng không dừng lại hài lòng, cậu tiếp tục cải thiện khóa học và áp dụng những kiến thức học được ở trường để xây dựng các công cụ số hỗ trợ việc quản lý trung tâm.
Đến khi tốt nghiệp, trong khi bạn bè đang bận tâm đến việc làm ở đâu với mức lương bao nhiêu thì chàng cựu sinh viên ĐH FPT đã có một công ty riêng đứng tên mình và đi tuyển dụng nhân sự.
Có thể nói, Nguyễn Việt Hùng và Hoàng Phương Nga là hai trong số nhiều bạn trẻ của ĐH FPT dám theo đuổi khởi nghiệp và đạt được thành công. Dù trên con đường tự vẽ ra có rất nhiều chông gai mà người ngoài cuộc không nhìn thấy, nhưng những 9x này không hề bỏ cuộc, mà còn kiên trì đi tới cuối cùng. Tinh thần này rất cần có ở cả những người trẻ khởi nghiệp và những người chọn đầu quân vào các công ty, doanh nghiệp sau khi ra trường.
Thay vì học những ngành dễ 'toang', thời CMCN 4.0 nên chọn những ngành này mới đúng Có ai nhận ra rằng, đợt nghỉ dịch này đã giúp chúng ta nhìn ra một chân lý: Những ngành nghề đang dễ dàng "thích nghi" và sống sót đều là những ngành phù hợp với tính công nghệ của CMCN 4.0 không? Phải công nhận rằng công nghệ đang giúp chúng ta sống, làm việc và kết nối ngày một dễ dàng...