Học CNTT để tạo ra những sản phẩm như chú chim Flappy Bird
Câu chuyện về mức thu nhập của Nguyễn Hà Đông- “cha đẻ” của chú chim “ Flappy Bird” đã không còn gây sự tò mò. Tuy nhiên, sự tò mò việc học CNTT để có thể tạo ra các sản phẩm như vậy lại nhiều hơn bao giờ hết, đang có xu hướng “sốt trở lại” trong giới trẻ.
Muốn tạo ra “Flappy Bird” là phải học những gì?
Đó là bạn phải học lập trình. Giống như việc học ngoại ngữ, lập trình viên cũng phải học những mệnh đề ngữ pháp và từ vựng. Lập trình cũng giống như toán, các bạn sẽ phải theo các bước trong quy trình để giải một đề bài.
Tuy nhiên, muốn thực sự trở thành 1 lập trình viên, bạn phải đầu tư học trong nhiều năm chứ “ trông chờ vào những cuốn sách “ăn xổi” bày bán ngoài thị trường hiện nay với những cái “tít” nghe rất ư là hứng khởi: “Tự học Java trong 7 ngày” hay “Học Visual C .NET trong 24 giờ”,v.v… để thành công là điều không tưởng” – Peter Norvig – GĐ trung tâm nghiên cứu của Google khẳng định.
Lập trình viên thường được ví như những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Tuy nhiên, trái với hình dung của nhiều người, việc học và công việc của lập trình viên không đơn thuần cứng nhắc như vậy. Theo anh Lê Hoàng Long – Giám đốc điều hành HK Phone -Tốt nghiệp tại Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách Khoa (ĐH Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ: “ Việc trở thành lập trình viên cho phép bạn thỏa mãn sự tò mò, đam mê khám phá. Điểm thú vị của nghề lập trình là làm việc với bộ não liên tục ngay cả bạn đang ở trong bồn tắm, thậm chí cả trong những giấc mơ. Hiện giờ, tôi không còn là người ngồi viết phần mềm nữa, nhưng để điều hành công việc thì tôi vẫn không thể rời xa những ứng dụng được tạo ra từ những lập trình viên”.
Lê Hoàng Long – Giám đốc điều hành HK Phone, Tập đoàn Linh Trung Tín – Tốt nghiệp Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách Khoa (ĐH Bách Khoa HN) năm 2011.
Video đang HOT
Hành trang bắt đầu dành cho người học lập trình?
Dựa theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), chuyên viên ứng dụng phần mềm là một trong những nghề hot nhất trong vòng 10 năm tới trên thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội phần mềm Việt Nam (Vinasa), dự báo năm 2020 sẽ cần tới 530.000 nhân lực nhưng tốc độ hiện nay chỉ đạt khoảng 350.000 người. Có thể nói, cơ hội đang rộng mở với các bạn trẻ yêu nghề lập trình bởi nhiều yếu tố thuận lợi mà thị trường nhân lực mang lại.
Bước tiếp theo là bạn nên chọn lựa môi trường học tập mang tính ứng dụng cao, thỏa sức sáng tạo, làm chủ tri thức, cọ sát toàn diện đó là những điều kiện cần để đam mê được khơi dậy.
Môi trường học tập tại Học viện CNTT Bách Khoa (BK Holdings – ĐH Bách Khoa HN) với giáo trình bản quyền của của Microsoft (Hoa Kỳ) và các hãng nổi tiếng khác hiện đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ vì tính thực tiễn cao.
Tuy nhiên, việc bằng cấp hoàn thiện sau bất cứ một khóa học nào cũng là điều cần thiết phải quan tâm bởi việc này sẽ mang lại cho bạn sự thuận lợi để phát triển sự nghiệp ở bất cứ mô hình doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước.
Theo thầy Hoàng Mạnh Đức – Phó giám đốc Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế Genetic Bách Khoa – Giám đốc đào tạo Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) chia sẻ : “Một chương trình đào tạo thực sự tốt là vừa phải mang lại kiến thức thực sự hữu ích cho người học vừa phải giúp người học có bằng cấp hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của đa phần các doanh nghiệp, cơ quan hiện nay. Tại Genetic Bách Khoa và BKACAD, qua gần 20 năm phát triển, chúng tôi tự hào là chương trình hợp tác quốc tế đào tạo ngành CNTT đầu tiên tại ĐH Bách Khoa HN và Việt Nam mang tính thực tiễn cao, đồng thời sinh viên có cơ hội học Thạc sĩ quốc tế hoặc lấy bằng chính quy các trường Đại học, Học viện trong nước rất thuận lợi”.
Chương trình HTĐT quốc tế Genetic Bách Khoa và Học viện CNTT Bách Khoa – ĐH Bách Khoa Hà Nội hiện đang tuyển sinh năm học 2014 – 2015. Đồng thời triển khai chương trình ưu tiên xét tuyển thông qua khóa học “Hội nhập môi trường đào tạo quốc tế” rất thú vị.
Có đam mê – bạn trở thành “tỷ phú” bất cứ khi nào
Thu nhập của một lập trình viên mới vào nghề khoảng 200$/tháng. Nếu có vài năm kinh nghiệm hoặc làm quản lý, họ sẽ được trả khoảng 700 – 1000$/tháng. Mức thu nhập của nghề này ở Việt Nam vẫn còn bị coi là quá thấp so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, với những lập trình viên có năng lực, nhà tuyển dụng sẵn sàng “chi mạnh tay” để thu hút nhân tài. Với chi tiêu có kế hoạch cho bản thân, có thể tính toán khi ở cấp quản lý thông thường bạn mất hơn 5 năm để trở thành “tỷ phú”.
Bạn – không cần may mắn, đột phá để thành công chóng mặt như Flappy Bird, bạn chỉ cần viết nên một phần mềm có ứng dụng thực tế, chỉ với chi phí download là 1$, bạn sẽ cần gần 50.000 lượt tải về để trở thành tỷ phú. Trong khi, dân số thế giới được tính tại năm 2014 lên đến 7,2 tỷ người, và trong đó có 40% dân số thế giới sử dụng internet (Theo thống kê năm 2013 của Liên minh viễn thông thế giới ITU) khiến điều này trở nên không quá xa vời . Bạn lại trở thành một Bill Gates hay một Steve Jobs, hay Nguyễn Hà Đông thứ hai?
Thành công nằm trong tay bạn, hãy lựa chọn nơi bạn được học những xu hướng mới nhất và được thực hành nhiều nhất, bằng cấp tốt nghiệp được công nhận sẽ là những viên gạch xây tương lai của bạn.
Theo Dân Trí
FPT tặng học bổng gần 7 tỷ đồng cho các học sinh THPT
Trong tháng 4/2014, 503 suất học bổng "Khuyến học F-Poly" với tổng trị giá 6 tỷ 990 triệu đồng sẽ được Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic trao tặng các em học sinh THPT trên toàn quốc.
Với 6 cơ sở đào tạo trên toàn quốc cùng hệ thống văn phòng đại diện trải dài các tỉnh từ Bắc - Trung - Nam, FPT Polytechnic có tổng cộng 6.000 sinh viên đã và đang theo học.
Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cho biết, quỹ học bổng "Khuyến học F-Poly" năm 2014 của trường gồm có: 20 suất học bổng toàn phần trị giá hơn 40 triệu đồng/suất; 33 suất học bổng 75% trị giá mỗi suất 30 triệu đồng; 50 suất học bổng 50% trị giá mỗi suất 20 triệu đồng; và 400 suất học bổng 25% trị giá mỗi suất 10 triệu đồng.
Đối tượng được của FPT Polytechnic xét cấp học bổng là những học sinh lớp 12 (năm học 2013-2014) có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện gia đình chính sách có thành tích học tập tốt và các em có thành tích xuất sắc hoặc đóng góp tích cực trong các hoạt động tại trường THPT. Trong đó, các suất học bổng 50%, 75% và 100% dành cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc diện gia đình chính sách có thành tích học tập tốt; học bổng 25% dành cho các học sinh có thành tích xuất sắc hoặc đóng góp tích cực trong các hoạt động tại trường THPT.
Thông tin chi tiết về chương trình học bổng được đăng tải đầy đủ trên trang web của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tại địa chỉ: www.poly.edu.vn. Thời hạn đăng ký nhập học của các học sinh được cấp học bổng "Khuyến học F - Poly" kéo dài đến 17h ngày 25/8/2014. Để tham gia chương trình học bổng của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, các em học sinh có thể đăng ký tại trường THPT của mình. Mỗi trường THPT sẽ trao tối đa 3 suất học bổng.
Đây là lần đầu tiên Quỹ học bổng với tổng trị giá lên đến 6 tỷ 990 triệu đồng được Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic triển khai nhằm chia sẻ và hỗ trợ các bạn học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn mong muốn được học tập tại trường.
Ông Vũ Chí Thành, Giám đốc FPT Polytechnic Hà Nội nhấn mạnh, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều sự thay đổi tích cực và thành công của các em sinh viên sau một quá trình học tập tại FPT Polytechnic. Từ những người trẻ chưa biết định hướng tương lai, lỡ dở con đường học tập tại các trường cao đẳng, đại học khác nhưng có quyết tâm thay đổi bản thân, các em đã tự tin và thành công ở môi trường FPT Polytechnic. "Chính vì vậy, nhà trường quyết định trao tặng quỹ học bổng này cho các trường THPT với mong muốn hỗ trợ cho các em học sinh lớp 12 đã lựa chọn cho mình con đường "Thực học - Thực nghiệp" có điều kiện học tập tốt hơn khi theo học tại FPT Polytechnic", ông Thành chia sẻ.
Được thành lập từ năm 2010, đến nay Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang triển khai các chương trình đào tạo: Thiết kế, lập trình website; Ứng dụng CNTT; Lập trình máy tính - thiết bị di động; Thiết kế đồ họa - mỹ thuật đa phương tiện; Kế toán doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp (Marketing & Sales). Dựa trên triết lý "Thực học - Thực nghiệp", FPT Polytechnic áp dụng phương pháp đào tạo "project-based training", đào tạo qua các dự án. Mỗi dự án là một yêu cầu thực tế đời sống cần được giải quyết, mỗi bài tập là một bài học từ thực tiễn để nâng cao tính thực dụng của chương trình học. Mục tiêu lớn nhất của chương trình đào tạo là để sinh viên có thể làm được việc sau khi ra trường.
Theo VNE
Đề thi Flappy Bird trong môn Vật lý của teen Hà Nội Chú chim trong trò chơi dành cho điện thoại di động từng khiến dư luận thế giới xôn xao đã được đưa vào một câu hỏi Vật lý thú vị. Đề thi Flappy Bird này được rất nhiều học sinh thích thú. Vừa qua, các học sinh lớp 10 của trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) không khỏi ngạc nhiên khi được nhận đề...