Học chính quy hay tại chức thì đều được cấp một loại văn bằng
Lãnh đạo Bộ Giáo dục kỳ vọng; “Tất cả văn bằng khi cấp ra thì phải đạt chuẩn vì không phân biệt văn bằng tại chức hay chính quy nữa”.
Trao đổi với báo chí chiều 24/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, những nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học nhằm giải quyết những nút thắt để các trường có thể tự chủ, đáp ứng nhu cầu đổi mới.
Có như vậy, hoạt động của các trường mới thực sự hiệu quả.
Sắp tới, dù đào tạo chính quy hay tại chức thì đều được cấp một loại văn bằng (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Vụ trưởng Phụng cũng cho biết thêm, Dự thảo sửa đổi Luật lần này sửa 36/72 điều là các vấn đề cơ bản nhất thể hiện trong 4 chính sách lớn là mở rộng và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học, đảm bảo các trường được tự chủ sâu rộng hơn, tự chủ trên cả 3 phương diện:
Chuyên môn (tuyển sinh, mở ngành, liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế), tổ chức bộ máy và nhân sự (trong một đơn vị giáo dục đại học với tư cách là 1 học viện thì cơ cấu thế nào, thiết chế, hội đồng trường thế nào để đảm bảo sự tự chủ và linh hoạt để thích ứng kịp thời với yêu cầu đào tạo nhân lực cho thị trường); Cần đổi mới quản lí đào tạo để tiệm cận với chuẩn quốc tế…
Một trong những điểm nổi bật trong dự thảo sửa đổi lần này là vấn đề làm sao nghiên cứu khoa học có hiệu quả và ứng dụng thực tế.
“Các trường đại học được đặt ra cơ chế lợi ích khi kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tế, như vậy, nhà đầu tư sẽ được lợi ích như thế nào, cơ quan chủ trì nghiên cứu và tác giả, những nhà khoa học khi có thành phẩm ứng dụng vào thực tế thì sẽ hưởng lợi như thế nào.
Những nội dung đó tiếp cận với cơ chế, lợi ích và tạo động lực nghiên cứu khoa học và phải có thực tế” bà Phụng cho hay.
Ngoài ra, một điểm mới đáng lưu ý trong dự thảo mới là, hình thức đào tạo sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại.
Bởi lẽ, theo Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học: “Chúng tôi kỳ vọng các cơ sở sở đào tạo khi quan tâm chất lượng đào tạo của cơ sở mình thì phải cẩn thận khi cấp văn bằng.
Video đang HOT
Tất cả văn bằng khi cấp ra thì phải đạt chuẩn vì không phân biệt văn bằng tại chức hay chính quy nữa”.
Hơn nữa, việc phân biệt hình thức đào tạo thành đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên tạo cảm giác ngay trong hình thức đào tạo đã tuyên bố các hạng chất lượng khác nhau.
Được biết, dự thảo mới đã đưa ra 2 hình thức là tập trung và không tập trung nhằm nói đến hình thức đào tạo như thế nào, đối tượng nào thì đào tạo theo hình thức tập trung, đối tượng nào thì đào tạo theo hình thức không tập trung, phù hợp với nhu cầu người học.
Theo đó, đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo tại chức là đào tạo theo hình thức không tập trung.
Tuy nhiên, tập trung hay không tập trung đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn.
Theo GDVN
Muốn thành công, chương trình mới cần tính đến cách mạng 4.0
"Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự đóng góp của những con người năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu, tự động viên, nhất là óc sáng tạo".
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 (diễn ra vào ngày 3/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lùi thời gian một năm cho việc thực hiện chương trình-sách giáo khoa mới.
Như vậy có nghĩa nếu được Quốc hội thông qua thì chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2019 - 2020 thay vì năm học 2018 - 2019 như Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Được biết tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Chính phủ sẽ trình Quốc hội việc lùi thời hạn 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ngày 1/11/2017, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay:
"Tôi biết thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình để cố gắng thực hiện Nghị quyết 88 đúng thời hạn.
Nhưng để có được sự thành công trong triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, quyết tâm của Bộ dù quan trọng nhưng cũng chỉ là yếu tố cần;
Còn điều kiện bảo đảm về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, về hệ thống trường lớp, trang thiết bị mới là những yếu tố đủ, có tính chất quyết định".
Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa: "Muốn thành công, chương trình mới cần tiệm cận với cách mạng 4.0" (Ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ:
"Theo khuyến nghị của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Uỷ ban) sau khi nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 88 tại hai kỳ họp toàn thể vừa qua (kỳ họp tháng 5 và kỳ họp tháng 10/2017).
Và đây cũng là đề xuất của các địa phương trước thềm năm học mới 2017-2018.
Đó là, nếu thấy điều kiện chưa chín muồi thì đề xuất lùi thời hạn là cần thiết, thể hiện tinh thần cầu thị của Chính phủ và ngành giáo dục và đào tạo trong việc tiếp thu ý kiến xã hội.
Bài học từ việc thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 cho thấy, việc thực hiện chương trình sẽ không thể có kết quả tốt nếu đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị đồng bộ".
Trước tiến độ xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như hiện nay, nhiều cử tri băn khoăn, cho rằng việc lùi thời hạn một năm cũng chưa đủ để bảo đảm triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thành công.
Về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng: "Việc đề xuất lùi một năm hay hơn một năm phải căn cứ trên những điều kiện, năng lực cụ thể.
Tuy nhiên, dư luận băn khoăn không phải là không có căn cứ. Tiến độ xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chậm 1 năm so với dự kiến.
Từ nay đến đầu năm học 2018-2019 là khoảng thời gian ngắn, trong khi còn nhiều khâu phải thực hiện, từ hoàn thiện chương trình bộ môn, biên soạn và thực nghiệm sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy.
Các điều kiện để thực hiện chương trình cũng chưa thực sự bảo đảm. Cơ sở trường học, lớp học, phòng học còn thiếu thốn, chất lượng không bảo đảm; và điều quan trọng là lực lượng giáo viên cũng chưa sẵn sàng.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy số lượng giáo viên tiểu học hiện nay còn thiếu hơn 14 ngàn người, cơ cấu giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông chưa hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu;
Phòng học kiên cố mới chỉ đạt 77% (cấp tiểu học là 67,8%); số bộ thiết bị dạy học mới chỉ đáp ứng được 56% nhu cầu".
Ngoài việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông thì theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, cần sự thay đổi cần thiết trong tư duy về hoạt động dạy học theo hướng giáo dục gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng trên toàn thế giới, tránh tình trạng lạc hậu ngay từ khi mới bắt đầu triển khai.
Để có hệ thống nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục chính là khâu then chốt.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự đóng góp của những con người năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu, tự động viên, nhất là óc sáng tạo.
Đây là sản phẩm tất yếu cần được tạo ra bởi một nền giáo dục khai phóng.
Qua trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa, có thể thấy còn nhiều vấn đề mà vị đại biểu này đặt ra cần giải trình từ Bộ Giáo dục và Đào tạo như việc:
"Vấn đề số hoá sách giáo khoa và tài liệu tham khảo song song với sách giáo khoa truyền thống ra sao?
Rồi phải có những mô hình giáo dục mới, phương pháp đào tạo áp dụng công nghệ số với những trang thiết bị dạy học tiên tiến bên cạnh những nhà trường truyền thống, phương pháp truyền thống...?".
Theo GDVN
Chương trình phổ thông mới nên lùi 1 năm hay 2 năm? Đến nay có 2 loại ý kiến về việc lùi thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Có ý kiến đồng ý lùi 1 năm nhưng cũng có ý kiến đề nghị lùi 2 năm. Vì sao phải điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình mới? Trên cơ sở Tờ trình số 408/TTr-CP ngay 06/10/2017 của Chính phủ và...