Học chay… nhạc, vẽ
Dù nhạc, vẽ nằm trong những môn học chính thức của 9 năm phổ thông nhưng phần lớn học sinh (HS) đều ngơ ngác khi nhìn nốt nhạc, và hết sức mù mờ về mỹ thuật.
Thực tế, việc dạy và học những môn này còn quá nhiều điều bất cập, nó không làm thay đổi bao nhiêu về nhận thức cũng như khả năng của HS.
Học “chay”
Học sinh cần có cơ hội thưởng thức và chơi âm nhạc Đó là một phần trong kế hoạch giáo dục âm nhạc quốc gia đầu tiên của nước Anh mang tên Tầm quan trọng của âm nhạc vừa được chính phủ nước này công bố. Báo The Telegraph trích nội dung kế hoạch cho hay các HS từ 5 đến 18 tuổi sẽ có cơ hội học một nhạc cụ ít nhất một học kỳ. Bộ trưởng Giáo dục Anh Michael Gove nhấn mạnh: “Tất cả HS cần có cơ hội thưởng thức và chơi âm nhạc. Kế hoạch âm nhạc quốc gia này sẽ tạo ra một hệ thống giáo dục khuyến khích mỗi người, dù xuất thân bất kỳ hoàn cảnh nào, được thưởng thức âm nhạc và hỗ trợ những ai có tài năng thật sự trở thành nhạc sĩ tài ba”. Kế hoạch được đưa ra sau khi có lời kêu gọi đưa âm nhạc trở thành một phần bắt buộc trong chương trình giảng dạy quốc gia. Minh Trung
Phần lớn các trường không có phòng học nhạc đúng nghĩa nên việc dạy nhạc cũng như “cưỡi ngựa xem hoa”.
Các giáo viên (GV) thường phải tự mang đàn organ đến lớp, mất 5 phút di chuyển, cộng thêm 5 phút trả bài, tiết học chính thức chỉ còn 30 thay vì 45 phút như quy định. Trong thời lượng ít ỏi đó, GV phải dạy trung bình 3 phân môn: tập bài hát mới, đọc nốt nhạc, âm nhạc thường thức. Nhiều khi trễ giờ, GV đành đọc qua loa nốt nhạc, HS nào có năng khiếu thì nhớ được, còn không thì hát theo cho xong. Học về nhạc sĩ Mozart nhưng HS không thể thưởng thức được nhạc của ông.
Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, nhạc sĩ Trịnh Vĩnh Thành – hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, GV âm nhạc Trường THCS Lê Văn Sỹ (Q.3, TP.HCM) – thẳng thắn chia sẻ: “Nguyên nhân chính là do hầu hết các trường đều không có phòng chức năng nên các em không tự cảm nhận âm nhạc qua ngón đàn của mình được”. Nhạc sĩ dẫn chứng: “Theo giáo trình lớp 9, các em phải học môn dịch giọng (ví dụ từ đô trưởng sang sol trưởng), nếu có đàn để thực tập, HS sẽ cảm nhận sự khác nhau giữa khóa sol bình thường với khóa sol một dấu thăng. Trong khi đó, phần lớn HS chỉ nghe GV hát nên không phân biệt được. Với bài “Hợp âm” ở lớp 9, nếu có đàn, HS sẽ cảm nhận được âm thanh kết hợp ba nốt đô-mi-sol tạo thành hợp âm đô trưởng như thế nào. Nhưng không có đàn, GV chỉ viết 3 nốt đó lên bảng, rồi đánh đàn mẫu khiến HS nghe theo ngơ ngác. Khi làm bài kiểm tra, đa số HS đọc vanh vách lý thuyết nhưng lại không thể thực hành”. Nhạc sĩ Thành cũng than thở: “Không có đàn thì đến nhạc sĩ cũng chịu chứ nói gì đến người không biết nhạc”.
Trong khi đó, việc học bài hát cũng có vấn đề. Một HS lớp 10 Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho biết: “Cả 9 năm học phổ thông có được học nhạc, học họa nhưng em hầu như chưa biết gì về nhạc lý, giờ học nhạc chủ yếu là hát đi hát lại những bài hát quen thuộc, ở tiểu học thì hát những bài đã thuộc lòng từ khi còn học mẫu giáo”.
Nhạc sĩ Thành dẫn chứng: “Tiết 29 trong giáo trình lớp 8, HS học bài mới Tuổi đời mênh mông của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khi vừa bắt nhịp, các em đã hát đến hết bài vì những bài hát này các em biết từ lâu và hát thường xuyên. Nên khi được dạy, các em không còn hứng thú”.
Gây ức chế
Trên thực tế không thiếu GV có chuyên môn dạy các môn nghệ thuật. Ông Nguyễn Quang Hưng – Phó trưởng Khoa Nhạc họa, Trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ – cho biết: “Do được đào tạo trong môi trường nghệ thuật, một số GV trẻ mới tuyển dụng cảm thấy quá tự tin vào bản thân do có trình độ chuyên môn vững, nên khi giảng dạy, truyền đạt kiến thức còn mang tính áp đặt, yêu cầu các bài tập của HS dân tộc phải thực hành giống như bài của HS thành thị, khiến các em cảm thấy sợ, ngại học các môn nghệ thuật”.
Video đang HOT
Trong khi đó trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo nhiều trường vẫn khẳng định “không lơ là” trong việc dạy các môn nghệ thuật, bằng chứng được đưa ra chủ yếu là vẫn dạy đủ số tiết theo quy định, tỷ lệ HS được đánh giá đạt yêu cầu ở các môn này rất cao!
Chỉ có một số ít trường phổ thông tư thục ở TP.HCM chịu đầu tư phòng học nhạc và nhạc cụ như thế này cho học sinh học tập.
Học nghệ thuật nhưng thiếu sáng tạo
Ông Trịnh Đức Minh – Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội – cho rằng: “Nếu GV nhận thức về mục tiêu môn học không đúng và quan niệm dạy nghệ thuật ở trường phổ thông là “dạy năng khiếu” sẽ dẫn đến sai lầm “chuyên nghiệp hóa” giờ học, phức tạp hóa nội dung và phương pháp dạy học không phù hợp. Kết quả, giờ học sẽ không có chất lượng. Nguy hại hơn, với quan niệm này, GV sẽ bỏ quên một bộ phận lớn HS trong lớp vốn không có năng khiếu”.
Nhiều GV đã biến giờ dạy mỹ thuật thành giờ HS chép theo hình vẽ trên bảng của GV hoặc theo sách giáo khoa. Thay vì hướng dẫn gợi ý để HS thực hành theo khả năng sáng tạo, GV lại vẽ hộ, chữa trực tiếp vào bài vẽ của HS và điều khiển HS vẽ màu theo ý mình. Điều này khiến HS thụ động trong môn học đòi hỏi về tính sáng tạo.
Với môn âm nhạc, GV thiếu sự bao quát lớp, không phát hiện sửa chữa các lỗi sai của HS trong học tập dẫn đến nhiều HS hát sai giai điệu, mặc dù đó có thể là bài hát thiếu nhi không quá khó.
Ý kiến Sợ học nhạc “Hầu hết thanh niên đến các lớp nhạc tôi dạy đều không biết nhạc lý căn bản dù đã được học từ thời phổ thông. Điều thấy rõ là các em sợ học môn này vì phải học lại đồ rê mi từ đầu, và thích học những môn luyện thanh hay vũ đạo hơn”. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Âm nhạc TP.HCM) Âm nhạc là quan trọng “Hiện nay các trường phổ thông chưa xem âm nhạc là bộ môn quan trọng. Trong khi đó, âm nhạc có thể đi thẳng vào tâm hồn con người không phải qua bất kỳ ngôn ngữ phiên dịch nào. Cần giáo dục các em biết thế nào là cái hay cái dở trong âm nhạc”. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn (Phó chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam)
Theo TNO
7 tuổi con biết... nhai cơm
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội xúc động tâm sự về những câu chuyện một trường công lập đã mạnh dạn nhận trẻ tự kỷ vào học. "Có em dù lên lớp 1 vẫn chưa biết nhai, chỉ ăn cháo. Cô, trò phải nhai mẫu để cháu ăn theo. Bố mẹ em đã khóc khi thấy con mình nhai được cơm".
Tâm sự của một phụ huynh "may mắn"
"Khi con lên 6 tuổi chúng tôi đã vô cùng lo lắng đến mức độ gần như hoảng sợ khi nghĩ đến việc đi học của con. Gia đình tôi thực sự may mắn nằm trong số ít các gia đình có trẻ tự kỷ theo học được ở trường bình thường. Còn đa phần các gia đình trẻ tự kỷ đang rơi vào bế tắc trong việc tìm đường cho con đến trường" - Một phụ huynh có con đang học tiểu học ở quận Hoàng Mai, Hà Nội tâm sự.
Chị xúc động kể lại: "Cô giáo đã đón nhận con trai tôi vào lớp, cho phép cháu đươc đi lại trong lớp hay đứng bên cửa sổ nhìn ra ngoài ngay trong giờ học. Cô đã cho con tôi được ngồi ở những vị trí tốt nhất trong lớp để cháu có thể quan sát các bạn và đồng thời dễ nhận được sự hỗ trợ nhắc nhở của cô.
Cô xin nhà trường thêm một chiếc ghế để cháu có thể ngồi cạnh cô tại bàn giáo viên trong giờ làm bài thì cô thuận tiện giúp đỡ cháu. Cô cho phép tôi đươc đến dự giờ để hiểu hơn về những khó khăn của con ở trường mà về nhà dạy con thêm. Cô sắp xếp những bạn nhanh nhẹn, tốt bụng ngồi gần con và giao cho các bạn đó nhắc nhở con.
Tôi đã rất ngần ngại không cho con đi tham quan cùng với lớp vì sợ con bị lạc nhưng cô đã động viên tôi mạnh dạn cho con hoà nhập. Khi đi tham quan có 2 bạn gái trong lớp được phân công "trông bạn" và các cháu không quên nhiệm vụ được giao mà luôn dắt tay bạn.
Tôi đã không chụp ảnh được hình ảnh con tôi được các bạn dắt tay đi trong hàng đi theo cô giáo bước lên xe ô tô để đi dã ngoại. Không ghi lại được bằng máy ảnh máy quay nhưng hình ảnh đó đọng mãi trong tâm trí tôi và làm cho tôi ấm lòng khi nhớ lại".
Tự kỷ có lây lan?
Đến từ Trường CĐ Sư phạm mẫu giáo TW, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh chia sẻ: "Một khó khăn lớn khi trẻ tự kỷ học trong môi trường giáo dục bình thường đến từ phía phụ huynh. Họ không muốn con mình ngồi cạnh các bạn "bị" tự kỷ hay xin chuyển trường lớp cho con.
Xin khẳng định tự kỷ không lây lan. Đó chỉ là biểu hiện của trẻ mà cơ thể và não bộ xử lí tín hiệu kém hơn trẻ thường. Phổ tự kỷ được chia ra các mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, 70-80% trẻ nằm trong phổ nhẹ và trung bình. Do đó hoàn toàn có thể can thiệp để trẻ phát triển bình thường".
Có 3 mô hình giáo dục trẻ tự kỷ được ThS Thanh đưa ra là: môi trường chuyên biệt, bán hòa nhập và hòa nhập.
Dẫn ra báo cáo từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết hiện thành phố có 1021 học sinh tự kỷ đang học hòa nhập tại các cơ sở, theo ThS Thanh: "Tất nhiên, tốt nhất đối với trẻ tự kỷ là được học trong môi trường hòa nhập. Trẻ tự kỷ cần có cơ hội được đến trường. Vì nếu không thì hậu quả cuối cùng ngoài gia đình thì xã hội cũng gánh trách nhiệm lớn".
Những ví dụ, cách làm cụ thể, đơn giản giúp nhà trường, phụ huynh có thể giúp giáo dục trẻ tự kỷ hòa nhập với mọi người đã được ThS Thanh minh họa bằng hình ảnh, video clip thực tế.
"Chỉ một câu nói bông đùa có thể sẽ là nỗi đau lớn đối với các em và gia đình trẻ tự kỷ". Do đó, ngoài sự quan tâm của giáo viên, việc giáo dục, giúp các học sinh trong lớp giúp đỡ bạn hòa nhập cũng được vị chuyên gia nhắc nhiều trong chia sẻ của mình.
Xuống đường đi bộ vì ngày đặc biệt của những người mắc chứng tự kỷ.
Cách làm hiệu quả của một trường tiểu học
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội) Cao Thị Hồng một trường công lập có nhận trẻ tự kỷ từ năm học 2010-2011 cho biết: "Có em rất giỏi Toán, giỏi tiếng Anh hay âm nhạc nhưng đặc điểm chung là khả năng giao tiếp còn hạn chế, không kiểm soát được hành vi".
Với sự giúp đỡ, có giáo viên chuyên biệt hỗ trợ trong những lớp có trẻ tự kỷ (không làm thay nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm), sự hợp tác của gia đình cùng việc kết hợp sự giúp đỡ của vòng tay bạn bè nên trong năm qua 7/8 em tự kỷ đã được lên lớp 2. Năm nay trường lại nhận thêm 7 em nữa vào học.
Bà Hồng xúc động tâm sự về một trường hợp: "Có em dù lên lớp 1 vẫn chưa biết nhai, chỉ ăn cháo. Cô, trò phải nhai mẫu để cháu ăn theo. Bố mẹ em đã khóc khi thấy con mình nhai được cơm".
Một khó khăn lớn được bà Hồng chia sẻ: "Nhiều phụ huynh thường không nhận con mình có biểu hiện của trẻ tự kỷ. Do đó trường phải làm việc, phân tích cái được mất cho phụ huynh hiểu và giúp đỡ trẻ".
Tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng em thông qua phụ huynh, cô giáo mầm non và phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ của các chuyên gia nên cô Đỗ Thị Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B của trường tâm sự: "Với trẻ tự kỷ việc đánh giá, yêu cầu học tập cũng có sự điều chỉnh, ví dụ một bài tập đọc học sinh bình thường cần đọc trôi chảy, trả lời được hết các câu hỏi trong SGK thì các em tự kỷ giáo viên chỉ yêu cầu đọc trôi chảy một đoạn, trả lời được một câu hỏi thôi".
Các ví dụ luôn được cô giáo sử dụng bằng đồ dùng trực quan để trẻ dễ nhận biết. Dù vất vả nhưng cô Hoa tin sẽ sớm giúp các em hòa nhập tốt với môi trường.
Những câu chuyện về cách dạy trẻ tự kỷ đã được các nhà chuyên môn, giáo viên và phụ huynh chia sẻ trong buổi hội thảo "Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học" vừa diễn ra sáng 15/12 tại Sở GD-ĐT Hà Nội.
Theo VNN
Quà tặng đến 6 triệu du học hè Singapore 2012 . Công ty du học toàn cầu ASCI tiếp tục chương trình khuyến mại tối đa lên tới 6 triệu đồng cho học sinh đăng ký tham gia trước 28/1/2012 du học hè Singapore Lion Island. Ngoài chương trình học hè Singapore 2, 3 hoặc 4 tuần, học sinh cũng có thể lựa chọn chương trình học hè một tuần kết hợp giữa học,...