Học cấp 3 không thuộc bảng cửu chương!
Dù đã lên cấp 3 nhưng nhiều em học sinh lại không làm được toán cấp 1, mù tịt lịch sử nước nhà, kỹ năng làm văn kém… Chính vì thiếu kiến thức nền nên nhiều học sinh chán nản, chây lười, dẫn đến tình trạng bỏ học liên miên.
Lớp 10 không thuộc bảng cửu chương
Theo thống kê từ trường THPT Nam Trà My (huyện Nam Trà My, Quảng Nam), kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm học 2011-2012 cho học sinh khối 10 chỉ có 6 học sinh đạt điểm trung bình trở lên. Còn kết quả sơ kết học kỳ I năm học 2011-2012 vừa qua, khối 12 có đến gần 70% học sinh đạt học lực yếu, kém trở xuống.
Tiến hành khảo sát thực tế tại trường mới thấy ngỡ ngàng. Thầy giáo L.X.T cho biết, khi thầy ra bài toán cấp 1, nhiều học sinh lớp 10 không làm được. Chẳng hạn, khi yêu cầu làm phép tính 110:2, các em không thể tự tính nhẩm ra kết quả mà phải nhờ sự trợ giúp của máy tính. Hoặc khi thực hiện phép tính dài như 8:2 5.3 thì các em lắc đầu. Tệ hơn, trong một lớp có chưa đầy 30 học sinh, có đến 1/3 không thuộc hết bảng cửu chương.
“Còn học sinh lớp 12 thì không nhớ nổi những hằng đẳng thức đáng nhớ cấp 2, phép tính tỷ lệ thuận, tỷ lệ nghịch cấp 1″, thầy T ngao ngán.
Các môn xã hội cũng trong tình trạng tương tự. Cô T. dạy môn Địa Lý 12 trưởng trường Nam Trà My thở dài: “Khi giáo viên hỏi ngành chăn nuôi được xếp vào ngành công nghiệp hay nông nghiệp. Một em học sinh trả lời là công nghiệp”.
So với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011, năm vừa qua trường THPT Nam Trà My có 100% học sinh khối 12 đỗ tốt nghiệp.
Video đang HOT
Từ đầu năm học đến nay, nhà trường có 141 học sinh nghỉ học. Trong đó, chỉ tính riêng học sinh khối 10 đã có đến 115 học sinh bỏ học, chiếm gần 1/5 tổng số học sinh nhà trường. Tuy là giờ học chính khóa nhưng tại lớp 10/9 có 6 bàn học ở cuối lớp bỏ trống. Lớp có tổng số 38 học sinh nhưng có đến 11 em bỏ học.
Trong khi đó, tại trường THPT Tư thục Phạm Văn Đồng (huyện Quế Sơn, Quảng Nam), tình trạng học sinh hổng kiến thức và bỏ học cũng diễn ra thường xuyên.
Một giáo viên “tổng kết”: “Những kiến thức lịch sử đơn thuần nhưng học sinh lại không nhớ như ngày giải phóng miền Nam, ngày sinh Bác Hồ, ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước… Hay như môn địa lý 11, học sinh không biết Việt Nam nằm ở châu lục nào, cây lương thực bao gồm những loại cây nào. Môn công dân 12 thì học sinh không biết bao nhiêu tuổi thì có quyền đi xe máy. Lo ngại hơn, các phép cộng trừ nhân chia đơn giản học sinh không biết tính nhẩm mà phải dùng máy tính cá nhân hỗ trợ”.
Học kỳ I năm học 2011-2012, trường THPT Tư thục Phạm Văn Đồng có khoảng 10 học sinh bỏ học , trong khi sĩ số của trường là 217 học sinh. Kết quả sơ kết học kỳ, cả trường có không đến 5 học sinh khá (không có giỏi), số còn lại là trung bình, yếu. Có 2 lớp 12 không có một học sinh khá nào.
Nhiều giáo viên cho biết, họ rất nản khi học sinh hổng kiến thức phổ thông nghiêm trọng như vậy. Theo thầy L.X.T, tình trạng này gây khó khăn trong giảng dạy cho giáo viên. Muốn đi vào bài mới, giáo viên phải giảng lại kiến thức cũ hay dừng giữa bài học để nhắc lại… Không những thế, nhiều giáo viên cảm thấy mất hứng thú khi vào lớp dạy, nhìn các em học sinh uể oải, miệt mỏi và đứng “trơ” ra mỗi khi hỏi bài.
Thừa thầy, thiếu học sinh
Trao đổi về nguyên do dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, thầy Nguyễn Anh Tuấn, hiệu trưởng trường THPT Nam Trà My cho hay: “Học kém, không thể tiếp thu bài vở làm cho các em chán nản, tự ti dẫn đến tự ý bỏ học… Tất cả chỉ vì các em hổng kiến thức từ cấp dưới”.
Theo Hiệu trưởng trường THPT Tư thục Phạm Văn Đồng, ông Trần Hàn Vũ: “Hội đồng sư phạm nhà trường đang đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng học tập và nề nếp. Nếu có học sinh nào vừa đạo đức yếu lại chây lười trong học tập thì sẽ xem xét kỷ luật và quyết định đuổi học. Vẫn biết chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường còn thấp nhưng không phải vì thế mà lơ là vấn đề đẩy mạnh chất lượng về mặt học lực và hạnh kiểm”.
Tình trạng học sinh bỏ học ở huyện Nam Trà My đang ở tình trạng báo động
Tuy nhiên, hiệu trưởng hai trường nói trên cũng lo lâu về đời sống của giáo viên. Bởi hai trường vốn đã ít học sinh nay lại bỏ học nhiều, thầy cô giáo lấy học sinh đâu mà dạy.
Hiệu trưởng trường THPT Tư thục Phạm Văn Đồng bộc bạch: “Gần 40 năm đứng trên bục giảng, tôi chưa bao giờ thấy tình trạng thừa “thầy” (giáo viên) mà thiếu “thợ” (học sinh) như hiện nay. Năm học 2011-2012, nhà trường chỉ tuyển sinh được 25 học sinh, rồi sau đó cũng nghỉ học vài em vì học lực quá yếu, không có khả năng học. Làm sao có thể đảm bảo đời sống cho giáo viên khi 1 tháng có nhiều giáo viên chỉ nhận không quá 1 triệu đồng. … Rồi còn năm nay nữa, trường đang đau đầu về sự tồn tại của mình hơn 13 năm ra đời”.
Tình trạng trên không chỉ diễn ra ở 2 trường Phạm Văn Đồng và Nam Trà My mà còn rải rác ở nhiều trường khác trong tỉnh Quảng Nam, chủ yếu là các trường vùng cao và các trường tư thục.
Trước thực trạng trên, vừa qua, Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Nam chỉ đạo lập đoàn thanh kiểm tra để sớm chấn chỉnh tình trạng nhiều học sinh (chủ yếu vùng huyện vùng cao Nam Trà My) ngồi nhầm lớp và bỏ học. Trước đó, trong lần dự Hội nghị Cán bộ công nhân viên chức, đại diện lãnh đạo Sở đã hứa sẽ có chính sách ưu tiên để 2 trường Phạm Văn Đồng và Nam Trà My tuyển sinh đầu vào, sau nữa là đảm bảo đời sống cho giáo viên.
Theo thông tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My (Quảng Nam), từ học kỳ I năm học 2011-2012 đến nay, trong địa bàn huyện đã có trên 800 em học sinh bỏ học, chiếm 10% tổng số học sinh hiện có trên toàn huyện. Tuy nhiên, con số này cũng có sự chênh lệch lớn giữa các xã với nhau. Cụ thể, những xã vùng núi cao như Trà Linh, Trà Leng, Trà Vân… (giáp ranh với núi Ngọc Linh và biên giới Lào) tỷ lệ học sinh bỏ học lên tới 60%, trong khi đó các xã vùng núi thấp thì tỷ lệ bỏ học dưới 5%.
Theo Bee
Carlos Tevez & chuyện học ngoại ngữ: Ai bảo dốt không tốt
Việc phải làm quen với trái bóng từ khi còn nhỏ khiến các cầu thủ trở nên chây lười với việc phải chú tâm vào học hành kèm theo đó là nguyên do xuất phát từ quỹ thời gian gần như dành trọn cho việc tập luyện, thi đấu.
Thế nên, các chàng trai cứ yên tâm phát triển các kĩ năng còn việc giao tiếp thì dựa dẫm hoàn toàn vào các trợ lý ngôn ngữ tại các đội bóng. Đơn cử việc M.U từng đăng tin tuyển trợ lý tiếng Tây Ban Nha trước cả khi kịp đón thủ thành David De Gea về từ Atletico Madrid. Tuy nhiên, cách làm này vô hình trung càng khiến cho các cầu thủ mù tịt về ngoại ngữ. Một điển hình trong việc "đầu óc khó thông suốt" chính là tiền đạo Carlos Tevez của Manchester City.
Đã 5 năm định cư ở nước Anh kể từ lúc đầu quân cho West Ham năm 2006, sau đó là Man United và giờ là Man City nhưng trình độ ngoại ngữ của tiền đạo người Argentina cũng chỉ ở tầm "A, B, C". Cũng từng có ý định chú tâm học hành khi thuê riêng một gia sư tại nhà nhưng khả năng cảm thụ ngôn ngữ của chàng tiền đạo 27 tuổi khiến các chuyên gia cũng bó tay và thế là... bỏ. Mình "dốt" đã đành, Tevez còn "tội đồ" hơn khi có ý định lôi kéo đồng đội chây lười theo. Khi đến Etihad, Sergio Aguero tiết lộ rất thích việc học và quyết tâm chinh phục môn tiếng Anh, thể hiện qua việc mua về một đống sách vở để nghiền ngẫm. Nhưng Tevez đã lập chiêu để "hạ gục" quyết tâm của Aguero khi liên tục đến nhà rủ rê đồng đội đi ăn nhậu. Lần thứ nhất Aguero từ chối nhưng đến lần thứ 2 khi Tevez đưa ra lời gạ gẫm sẽ mời món thịt bò mà tân binh của Man Xanh khoái khẩu thì sách vở ngay lập tức bị bỏ xó.
Nhưng "dốt" không có nghĩa là không tốt và Tevez đã sử dụng chuyện kém ngoại ngữ của mình để phân trần cho lý do không có mặt tại tòa án. Chả là hồi tháng 2 vừa qua, chiếc Bentley Continental của Tevez bị camera ghi lại khi đang chạy với tốc độ 60 km/h trên đoạn đường chỉ cho phép tốc độ tối đa là 50 km/h ở thành phố Manchester. Mặc dù liên tục chối tội nhưng Tevez lại không đưa ra được bằng cứ chứng minh anh không phải là người lái xe. Toà án sơ thẩm Oldham đã cho xét xử vụ việc lái xe vượt quá tốc độ của Tevez nhưng chân sút này đã không có mặt tại tòa, dù trước đó anh đã đăng đàn trên các phương tiện truyền thông để thanh minh mình vô tội. Giải thích cho sự vắng mặt của mình, Tevez cho rằng do vốn tiếng Anh không tốt, chỉ biết được mấy câu giao tiếp cơ bản là cùng nên dù đã nhận được thư điện tử từ công tố viên nhưng chả hiểu nội dung trong đó là gì. Sau quá trình kiểm chứng, lý do đó của cầu thủ Argentina đã cho thấy sức thuyết phục khi tòa án Oldham đã quyết định gia hạn cho Tevez đến ngày 21/9.
Một cầu thủ nữa cũng được hưởng lợi từ việc kém ngoại ngữ chính là tiền vệ của Liverpool đang thi đấu cho Lille theo dạng cho mượn, Joe Cole. Trước khi đầu quân cho Lille, Cole tiết lộ mình đã bỏ ra khoảng thời gian dài để học tiếng Pháp nhưng không cải thiện được chút nào và thế là khi ăn mừng pha kiến tạo thành bàn cho Lille ở trận gặp St. Etienne, Cole lại hát vang những ca khúc nói về đội bóng cũ khi còn ở Anh. Fan Lille thì chả ưa gì việc này nhưng hành động của Cole đã tạo được ấn tượng trong lòng người hâm mộ "Lữ đoàn đỏ" về hình ảnh một "đứa con trung thành" của CLB.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cần xem lại cách đào tạo giáo viên sử Đừng hỏi tại sao chất lượng môn sử của học sinh ngày càng thấp mà hãy hỏi khi chính những người dạy sử không "biết" và "hiểu" lịch sử nước nhà. Giáo viên là người " trồng người " nhưng bản thân người trồng không biết cách thì sao cây lớn được? Mỗi người Việt Nam đều cảm thấy buồn khi thế hệ...