Hóc cành cây khi uống thuốc nam
Sau khi uống thuốc nam ở nhà để chữa bệnh xương khớp, bệnh nhân thấy đau họng nhiều, nuốt nghẹn, nuốt vướng, không nuốt được nước bọt, họng xuất tiết nhiều đờm dãi.
Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh nữ (54 tuổi, trú tại xã Phương Viên, Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) bị hóc dị vật,
Trước đó, nữ bệnh nhân này sau khi uống thuốc nam ở nhà để chữa bệnh xương khớp thì thấy đau họng nhiều, nuốt nghẹn, nuốt vướng, không nuốt được nước bọt, họng xuất tiết nhiều đờm dãi.
Bệnh nhân được phát hiện có dị vật nằm ngang gốc lưỡi thanh thiệt.
Video đang HOT
Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã thăm khám, nội soi tai – mũi – họng thì phát hiện có dị vật nằm ngang gốc lưỡi thanh thiệt của người bệnh. Bác sĩ nhanh chóng tiến hành gắp dị vật, lấy ra được đoạn cành cây, nghi ngờ là cành cây thuốc nam người bệnh đã uống, độ dài khoảng 5cm.
Bác sĩ Trương Thị Thu Phương – Phòng khám Tai – Mũi – Họng Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa cho biết, hóc dị vật thường gặp cả người lớn và trẻ em. Dị vật khi mắc xuống họng phần đa các trường hợp được lấy bỏ dễ dàng, không để lại biến chứng.
Dị vật được các bác sĩ gắp ra.
Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt nguy hiểm phải được xử trí cấp cứu kịp thời vì dị vật họng có thể gây những biến chứng như: ngạt thở cấp (hay gặp trong dị vật đường thở), áp- xe thành họng, hạ họng thậm chí có thể gây tử vong…
Chính vì vậy, người dân cần thận trọng khi uống một số loại thuốc nam từ rễ, lá, cành cây dài; ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc dị vật, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai – mũi – họng gần nhất để được xử trí kịp thời, đúng cách, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu
Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ.
Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.
Bệnh nhân là chị Q.T.P, 43 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình sáng 9/5. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có tình trạng viêm phổi và giảm trao đổi khí ở đáy phổi trái.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có hình ảnh ổ áp xe thùy dưới phổi trái và nghi ngờ dị vật đường thở. Khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết từng bị sặc thức ăn khi ăn cơm năm 18 tuổi, xuất hiện ho dữ dội và khó thở. Vài năm nay, bệnh nhân thường xuyên phải vào trung tâm y tế huyện gần nhà để điều trị viêm phổi, mỗi năm trung bình 3-4 đợt.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bệnh nhân được hội chẩn liên chuyên khoa: Hồi sức tích cực, Hô hấp, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh. Các thầy thuốc tiến hành nội soi phế quản ống mềm có gây mê để khảo sát toàn bộ đường thở của bệnh nhân.
"Khi đưa ống nội soi đến phế quản thùy dưới phổi trái, thầy thuốc phát hiện một dị vật to bằng đầu ngón tay út, có nhiều góc cạnh, đờm và mủ bao phủ bên ngoài", Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 của bệnh viện, cho biết.
Dị vật to bằng đầu ngón tay út nằm trong phổi bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Dị vật chắn ngang phế quản làm cản trở thông khí của thùy dưới phổi trái, kèm theo hóa mủ và áp xe hóa. Ngoài ra, dị vật di động theo nhịp thở, cọ vào thành phế quản gây chảy máu.
Yêu cầu đặt ra lúc này là phải gắp được dị vật ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo hô hấp, không làm tổn thương đường thở. Sau gần 1 giờ, mảnh xương được gắp ra bằng kìm của ống nội soi, đờm mủ ở vị trí thùy dưới phổi trái được hút sạch.
Chia sẻ với VietNamNet ngày 10/5, bác sĩ Tình cho biết ông rất ngạc nhiên và chưa từng gặp ca nào hóc dị vật lâu như vậy. Đây là ca bệnh thứ 5 được ê-kíp nội soi phế quản ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lấy dị vật trong phổi.
9 nguyên nhân gây đau vai gáy cần biết Đau vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau, làm hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Nhiều người hay bị đau vai gáy thường lo lắng không biết nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân gây đau vai gáy Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, đa số các trường...