Học cách lấy lòng thầy cô của môn học khó nhằn
Thầy cô có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình và kết quả học tập của chính bạn. Vậy thì sao chúng mình không thử tìm cách để lấy lòng giáo viên một cách tích cực hơn, phải không?
Cách tốt nhất để có được cảm tình của thầy cô là hãy chứng tỏ là bạn thật sự ham thích tiết học đó bằng những bí kíp sau:
Để thầy cô thấy rằng bạn thật sự coi trọng họ
Hiển nhiên không phải thầy cô nào cũng được lòng tất cả học sinh, và những bạn học kém môn nào lại càng có xu hướng chống đối giáo viên môn đó. Nhưng cho dù bạn có không hài lòng về việc dạy của thầy cô mình, thì thật sự bạn vẫn phải thể hiện sự tôn trọng dành cho họ.
Tuyệt đối đừng nên trò chuyện hay làm việc riêng trong giờ học, người bị thiệt thòi là chính bạn thôi. Cũng như đừng bao giờ tranh cãi hay đánh đố kiến thức với thầy cô của mình. Đừng viện cớ là học hỏi, bạn chỉ đang tỏ vẻ và kệch cỡm mà thôi.
Ngoài ra cũng tránh luôn việc “tụm năm tụm bảy”, chỉ trích hay lên án sau lưng về cách dạy của giáo viên, vừa tốn thời gian lại chẳng giải quyết “tận gốc” vấn đề. Thay vào đó, hãy tập trung vào nội dung kiến thức, thảo luận các tài liệu liên quan đến việc học và hiểu của chính bạn.
Hãy quan tâm tới giáo viên của bạn
Rất dễ dàng để lấy lòng một giáo viên bằng chính sự quan tâm của bạn.
Video đang HOT
Chịu khó mỉm cười trong giờ học. Đừng bao giờ “vác” khuôn mặt “ủ ê”, buồn ngủ hay chán chường. Thật sự chẳng ai có cảm hứng để nhiệt tình giảng bài cho những người có vẻ chẳng buồn nghe như thế.
Hãy nhớ tên từng giáo viên phụ trách. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn nhân số lượng giáo viên với tất cả các môn, cộng thêm hai lớp tăng cường, hai lớp luyện thi và một số trợ giảng cũng không phải là ít. Thầy cô có thể không nhớ tên bạn, nhưng nếu được một học sinh gọi tên và cúi chào giữa sân trường thì rất ý nghĩa đấy teen ạ!
Hãy chịu khó hiểu thầy cô của mình bạn nhé. Đôi khi áp lực, stress từ công việc sẽ khiến những lời nói ra không vừa tai, nhưng không bao giờ hàm chứa ác ý cả. Hãy nhìn bằng sự cảm thông chứ đừng “nhấn mạnh” hay suy diễn làm gì. Nếu bạn chịu khó lắng nghe tâm sự, khơi gợi những câu chuyện hay chủ đề giáo viên thích và thật tâm muốn biết thầy cô cần gì thì bạn sẽ tìm được cách lấy lòng giáo viên một cách chân thật nhất đấy!
Tỏ ra rằng bạn thật sự muốn học
Đôi khi có những tiết học bạn thật sự không có nhiều cảm hứng và thường thì chỉ có động lực học hỏi, tìm tòi ở những môn yêu thích, còn lại chỉ là cách đối phó sao cho đủ điểm để qua.
Bên cạnh đó, việc bạn không học tốt ở môn nào cũng thường khiến teen có cảm giác tránh né hoặc chống đối với giáo viên phụ trách. Nhưng việc thích học hoàn toàn khác với muốn học. Có thể bạn không phải là học sinh giỏi ở môn đó, nhưng bạn hoàn toàn có thể nằm trong danh sách những trò rất muốn học hỏi, tiếp thu và ghi điểm bằng việc đó.
Tập trung lắng nghe khi giáo viên đang giảng. Dù cho bạn không học tốt, nhưng việc chăm nghe giảng vẫn rất cần thiết. Và nhớ là ghi chép đầy đủ bài vở nhé.
Sự nhiệt tình với môn học còn bộc lộ bằng việc đặt câu hỏi về bài đang học. Có thể bạn không đủ giỏi để giơ tay tham gia trả lời câu hỏi, nhưng phải đủ dũng cảm cho một câu hỏi về điểm nào đó bạn còn thắc mắc chứ, phải không?
Bên cạnh đó, bạn có thể “gỡ gạc” môn học này bằng cách kiếm điểm lý thuyết. Hãy xung phong khi thầy cô dò danh sách kiểm tra miệng, mang lên một cuốn tập được ghi chép cẩn thận và kiến thức chuẩn bị đủ tốt cũng là cách để bạn chứng minh rằng mình không giỏi nhưng thật sự đang rất muốn học tốt. Thầy cô sẽ nhận ra và tìm cách giúp bạn vượt qua ải những môn học này dễ dàng hơn.
Đừng lảng tránh khi bạn không giỏi một môn học nào đó. Bộc lộ yếu điểm và sự nhiệt tình của mình sẽ giúp thầy cố tìm được hướng giúp đỡ bạn nâng cao điểm số hơn đấy teen ạ!
Theo PLXH
Cách ghi nhớ bài học hiệu quả
Bạn không phải là người hay quên nhưng luôn gặp khó khăn khi nhớ bài, nhất là phần lý thuyết. Bạn nghĩ rằng mình có trí nhớ kém và luôn gặp khó khăn trong học tập. Nhưng thật ra, bạn chưa biết cách ghi nhớ hiệu quả mà thôi.
Trong cuộc sống bạn có trí nhớ rất tốt, nhớ ngay một số điện thoại dài lê thê, nhớ mọi chi tiết trong một buổi gặp mặt cách đó mấy năm hay nhớ tất cả tên bạn bè thời tiểu học nhưng cứ cầm quyển sách lên là cảm thấy buồn ngủ hoặc học mãi mà không thuộc nổi một trang. Đó là do bạn chưa biết cách điều khiển bộ não của mình. Tạo hóa đã tạo ra con người với bộ não siêu việt, "dung lượng" nhớ vô hạn và rất nhiều khả năng sáng tạo nhưng bạn phải biết làm chủ nó!
Đặc điểm não
Não tuy ưu việt, nhưng đặc tính của nó là rất nhạy cảm với hình ảnh, màu sắc, âm thanh hơn là chữ nghĩa khô khan từ sách vở. Não dễ dàng nhớ được những thông tin gắn liền với thực tế như khung cảnh, mùi vị, sự kết hợp giữa các hình ảnh. Nhưng hầu hết thông tin từ bài học lại đến từ những chuyển tải lý luận phức tạp, gây cho các bạn học sinh rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và lĩnh hội chúng. Một đặc điểm quan trọng nữa là não luôn cần có thời gian để nạp thông tin. Thông tin cần phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, cần phải mất thời gian để trí nhớ ta lãnh hội được nó. Vì vậy, bạn cần có những công cụ hỗ trợ và những phương pháp thích hợp giúp bạn dễ dàng đưa thông tin từ bài học vào đầu.
Ghi nhớ như thế nào
Từ những đặc điểm rất cơ bản của não, ta có thể dễ dàng tìm được phương pháp ghi nhớ sao cho hiệu quả. Bí quyết chung cho việc ghi nhớ tốt đó là hãy liên kết thông tin trên giấy với hoàn cảnh thực tế ngoài đời thực.
- Kích thích não bằng hình ảnh, âm thanh, mùi vị...Khi đọc đến khái niệm nào, bạn hãy tập trung liên tưởng đến một hình ảnh liên quan đến nó. Ví dụ như học về vòng đời của một con côn trùng nào đó, bạn phải nghĩ ngay đến nó, tưởng tượng xem nó màu gì, bay như thế nào, săn mồi như thế nào? Cố gắng tạo ra cho bạn những hình ảnh ba chiều với nhiều màu sắc. Hãy tưởng tượng những đối tượng trong đầu bạn đang kết hợp với nhau, va chạm với nhau hay bao bọc lẫn nhau, từ đó các thông tin được mã hóa thành hình ảnh và dễ dàng đi vào trí nhớ. Vì vậy trong sách giáo khoa của trẻ em luôn có nhiều hình ảnh và màu sắc để kích thích trí tưởng tượng và trong chương trình học tiên tiến luôn có những buổi dã ngoại, tham quan, những giờ thực hành để học sinh tiếp xúc với thực tế giúp nhớ bài dễ dàng hơn.
- Nếu chỉ cầm quyển sách vừa to, vừa dày, lại vừa nặng trên tay mà đọc "ngấu nghiến" có lẽ không thể mang lại hiệu quả ghi nhớ tốt. Bạn cần có những công cụ hỗ trợ để trợ giúp trí nhớ của bạn. Những công cụ đó chính là giấy và viết. Đòi hỏi phải tưởng tượng hay hình dung tất cả thông tin cùng một lúc trong đầu dường như là quá tải đối với não của bạn. Vậy thì ãy viết ra thành dàn bài những gì đang học, tô đậm bằng bút dạ quang những câu từ quan trọng, then chốt. Bạn có thể vẽ hình, vẽ sơ đồ, không cần phải đẹp nhưng khi vẽ, não bạn sẽ được kích thích sáng tạo một cách tối đa, giúp mở rộng trí nhớ cho thông tin nạp vào.
- Cuối cùng, hãy tạo cho mình sự hứng khởi trong học tập. Hãy luôn sắp xếp vị trí học tập gọn gàng. Một chiếc bàn học sạch sẽ với những trang trí nhỏ như một bình hoa hay một chiếc chặn giấy mà bạn thích sẽ làm bạn thích ngồi trên bàn học và góc học tập ấy như đang "mời gọi" bạn. Đừng nằm trên giường hay vừa đu đưa võng vừa học nhé, bạn sẽ mau chóng ngủ quên mất thôi!
Theo PLXH
Tips cho bài kiểm tra giữa kì đầu tiên Bắt đầu năm học đã hơn một tháng nay, ắt nhiều bạn đang phải lo sốt vó vì nghe phong phanh đâu đó chuẩn bị ôn tập cho bài kiểm tra giữa kì đầu tiên!? Tuy chỉ là bài giữa kì, nhưng với mục đích đánh giá đúng chất lượng học sinh, do vậy các trường học đều tổ chức rất nghiêm túc...