Học ca 3 giữa lòng thành phố
Tại trung tâm thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) năm này qua năm khác lại có hàng ngàn học sinh tiểu học phải học ca 3 vì thiếu trường, thiếu lớp.
Tại trường Tiểu học Trảng Dài, Tam Phước 2, cứ khoảng 10h mỗi ngày, hàng trăm học sinh đứng chật kín trước sân trường chờ vào học. Năm học mới này có thêm hơn 4.000 học sinh lớp 1, nên cũng có thêm nhiều lớp học ca 3 (từ 10h30 đến 14h). Sau tiếng trống hiệu, các lớp học ca trước bắt đầu tan trường, nhường lại phòng học cho các em học sinh đang chờ bên ngoài.
Nhiều em là con của công nhân, cha mẹ phải đi làm nên không đưa đón con được, mà phải gửi con tại các trường hoặc nhà giáo viên để nhờ đưa con tới lớp. Đã tan học nhưng em Nguyễn Đình Hoàng (9 tuổi, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Trảng Dài) phải ngồi chờ nhiều giờ mới được cha mẹ đến đón.
Video đang HOT
Nét mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt những em học sinh học ca 3. Vì thiếu trường, lớp, mọi sinh hoạt của học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh đều bị đảo lộn.
Em Vũ Minh Đức (lớp 3 trường Tiểu học Trảng Dài) phải ăn cơm trưa vào buổi chiều do học ca 3 không được ăn đúng bữa.
Bà Nguyễn Thị Hà (70 tuổi) được các con đón từ quê vào để đưa đón cháu đi học hằng ngày.
Phụ huynh dõi theo bước chân con.
Các lớp học xuyên trưa.
Ngôi trường vừa học vừa làm du lịch, kinh doanh Học sinh vừa học thêu, điêu khắc trên đá, vừa học tiếng Anh thật tốt để bán hàng cho khách du lịch nước ngoài những sản phẩm của bạn bè trong trường.
Theo A Lộc, Xuân An/Tuổi Trẻ
Trường học quá tải do di dân
Nỗ lực đầu tư thêm nhiều phòng học để giảm thiểu tình trạng quá tải, nhưng nhiều năm nay, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) vẫn đau đầu vì số lượng học sinh mỗi năm đều tăng do di dân.
Ông Lê Tấn Nghĩa, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Liên Chiểu, cho biết: "Năm học này toàn quận tăng thêm gần 600 học sinh lớp 1, và chắc chắn trong những năm tới con số này sẽ tăng cao hơn nữa do quá trình di dân".
Theo ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận, mấy năm trước, hai khu chung cư ở quận Thanh Khê chuyển về quận Liên Chiểu khiến học sinh tiểu học trên địa bàn tăng lên, rõ rệt nhất là trường Tiểu học Trưng Nữ Vương rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng.
Năm nay, quận Liên Chiểu xây thêm 3 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Phan Phu Tiên và Trưng Nữ Vương với 32 phòng học. Cuối học kì I năm học 2015-2016, cơ sở 2 của trường Tiểu học Ngô Sĩ Liên cũng sẽ đi vào hoạt động với 17 phòng học để giải quyết tình trạng thiếu phòng học.
Ngoài ra, để đón đầu việc giảm thiểu quá tải cho các trường trong những năm tới, quận đã trình UBND thành phố, Sở KH&ĐT phê duyệt chủ trương xây thêm 7 công trình phát sinh phòng học. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Chương, Phó Chủ tịch UBND quận, đây cũng chỉ là sự dự tính tạm thời, chứ không thể chắc chắn giải quyết được tình trạng quá tải nếu tình trạng di dân ồ ạt vẫn cứ diễn ra.
"Nhiều dự án đầu tư trên địa bàn quận không tính toán đến xây dựng trường lớp, trong khi dân cư về sống trong các khu đô thị mới này rất đông. Vì vậy, thành phố phải có chỉ đạo các dự án khi trình kế hoạch xây dựng cần có phương án bố trí đất phù hợp để xây dựng các công trình trường học", ông nói.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cũng đề nghị quận Liên Chiểu phải xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển trường lớp cụ thể, trong đó đặc biệt chú ý về tình trạng di dân, tăng dân số cơ học, phải lường trước sự tăng dân số để tránh tình trạng quá tải cho các trường học.
Theo Thanh Trần/Tiền Phong
Nghệ An: Nhiều món quà ý nghĩa cho học sinh dịp đầu năm học mới Dịp đầu năm học mới 2015 - 2016, nhiều đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động đồng hành, tiếp sức nhằm động viên, khích lệ cả về tinh thần và vật chất cho thầy cô và học sinh tỉnh Nghệ An vững bước phấn đấu dạy tốt, học tốt. Năm học mới 2015 - 2016, các đồng chí...