Học bổng Úc – Miễn phí 10 tuần học Tiếng Anh
Chi phí du học là một yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với các du học sinh. Thấu hiểu được những suy nghĩ đó, Trường James Cook University Brisbane đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ các du học sinh: Tặng học bổng sau mỗi khoá học, tặng học bổng cho mỗi chương trình học, hỗ trợ vé máy bay….
Trong năm 2012, trường James Cook University Brisbane có những chương trình ưu đãi cho các du học sinh cụ thể như sau:
Miễn phí khóa học Tiếng Anh 10 tuần
Chương trình áp dụng cho tất cả sinh viên nhập học tại James Cook University Brisbane muốn trau dồi thêm khả năng anh ngữ. Điều kiện tham gia chương trình: IELTS tối thiểu 5.5 (không kĩ năng nào dưới 5.0). Khi đăng kí học, sinh viên vẫn đóng tiền bình thường, học phí sẽ được hoàn lại trong quá trình học.
Tặng vé may bay đến Brisbane trong lần đầu tiên sinh viên nhập học.
Chương trình áp dụng cho tất cả sinh viên nhập học tại James Cook University Brisbane. Đây là khoản hỗ trợ mà nhà trường dành cho sinh viên, giúp sinh viên giảm bớt một phần chi phí ban đầu.
Học bổng 80,000,000 VNĐ cho chương trình Cử nhân
Khi đăng kí nhập học tại James Cook University Brisbane bậc Đại học, tất cả sinh viên sẽ được nhận học bổng này. Đây là chương trình hỗ trợ một phần học phí của nhà trường dành cho tất cả sinh viên. Khoản hỗ trợ này sẽ được trừ vào 02 học kì cuối cùng ở bậc Cử nhân.
Học bổng 40,000,000 VNĐ cho chương trình Cao đẳng
Khi đăng kí nhập học tại James Cook University Brisbane bậc Cao đẳng, tất cả sinh viên sẽ được nhận học bổng này. Đây là chương trình hỗ trợ một phần học phí của nhà trường dành cho tất cả sinh viên. Khoản hỗ trợ này sẽ được trừ vào học kì cuối cùng ở bậc Cao đẳng.
Video đang HOT
Học bổng 40,000,000 VNĐ cho chương trình Thạc sĩ
Khi đăng kí nhập học tại James Cook University Brisbane bậc Thạc sĩ, tất cả sinh viên sẽ được nhận học bổng này. Đây là chương trình hỗ trợ một phần học phí của nhà trường dành cho tất cả sinh viên. Khoản hỗ trợ này sẽ được trừ vào học kì cuối cùng ở bậc Thạc sĩ.
Học bổng 1,000 AUD cho mỗi môn học đạt điểm xuất sắc từ 85% trở lên
Đây là chương trình học bổng mở duy nhất tại Úc chỉ được áp dụng tại James Cook University Brisbane. Với mỗi môn học đạt điểm 85% trở lên, sinh viên sẽ được học bổng 1,000 AUD cho môn học đó. Nhà trường đánh giá rất cao khả năng và nỗ lực của sinh viên trong suốt quá trình học. Chính vì thế, với chương trình học bổng mở này, cơ hội dành cho tất cả các bạn sinh viên vì mỗi bạn không cần cạnh tranh với ai khác mà chỉ cần phấn đấu nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu cố gắng học tốt, các bạn sinh viên có thể tiết kiệm cho mình được đến 50% học phí.
Công ty Giáo dục Toàn Cầu – GLOBAL EST Tại TP.HCM: 48 Vũ Huy Tấn, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM Tel: (08) 5404 7468 Fax: (08) 5404 7469 Tại Hà Nội: Tầng 8, Số 36 Hoàng Cầu, Q.Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 2242 9188 Fax (04) 3514 9681 Tại New Zealand: Tầng 8, Số 220 Queen Street, Auckland Tel: (0064) 212 666 793 Website: www.toancauco.edu.vn
Theo BĐVN
Học sinh ngồi nhầm lớp: Lỗi tại ai?
Chuyện ngồi nhầm lớp cứ ngỡ như chỉ có ở xã Ia Kreng, nhưng thực ra nó lại là chuyện rất phổ biến với các học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chư Păh, Gia Lai mà lâu nay chưa ai phát hiện, hoặc chưa ai dám nói...
Học sinh lạ lẫm với tiếng Việt, phải học thêm Anh văn!
Với những học sinh (HS) người dân tộc J'rai và Bahnar trên địa bàn huyện Chư Păh nói chung và xã Ia Kreng nói riêng, vốn tiếng Việt của các em còn rất hạn chế, các em sinh ra đều được nói tiếng mẹ đẻ và khi đến trường mới bắt đầu làm quen với tiếng Việt. Mặt khác, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, lại ở vùng núi, nhiều nơi để tiếp xúc được với người Kinh là chuyện không dễ và việc học của các em còn nhiều hạn chế khi một buổi đi làm, một buổi đến trường. Đó là những nguyên nhân khiến việc ngồi nhầm lớp của các em phổ biến.
Học tiếng Việt đã khó nhưng các em học sinh nơi đây lại phải "gánh" thêm môn ngoại ngữ là tiếng Anh.
Theo giáo viên Đặng Ngọc Sự, chủ nhiệm lớp 5B, điểm trường làng Díp, sức học của các em HS rất yếu, khả năng tiếp thu bài chậm, ham chơi. 100% HS ở đây là người J'rai, các em HS mầm non và tiểu học ở những năm đầu tiên đều chưa biết tiếng Việt phổ thông. Đây chính là trở ngại lớn cho ngành giáo dục, gây khó khăn cho giáo viên khi truyền đạt kiến thức văn hóa cho HS.
Ngoài việc truyền dạy kiến thức, đạo đức cho HS, các giáo viên nơi đây còn phải có thêm nhiệm vụ đến từng nhà vận động HS đến lớp để duy trì sĩ số HS.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Huy - phó hiệu trưởng Trường THCS Ia Kreng cho biết: Do địa bàn xã Ia Kreng là xã xa và khó khăn nhất huyện Chư Păh nên trong năm học này, trường có 341 HS, trong đó có 228 HS tiểu học, 113 HS THCS, duy chỉ có 4 em là HS người Kinh. "HS ở 3 làng Díp Duch 1, Duch 2 của xã Ia Kreng tiếp thu bài học rất kém. Đây không phải lỗi của các em mà do vốn tiếng Việt quá ít, các em 1 buổi đi học, một buổi đi làm. Trong khi các em lại phải học chương trình giống như những HS ở thủ đô và trên cả nước, nên bài giảng của giáo viên các em không tiếp nhận được như các vùng khác".
Điểm trường làng Díp khá khang trang nhưng ở đây có nhiều học sinh ngồi nhầm lớp.
Với HS nơi đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với tiếng Việt, nên đây cũng như là một môn... ngoại ngữ với các em, nhiều em dù đã lên đến lớp 7 nhưng vẫn chưa biết đọc. Chính vì vậy, việc đưa môn Anh văn vào trong chương trình học của các em như là chuyện rất kì cục mà có thể nói là quá "lố". Ở đây, chúng tôi chứng kiến rất nhiều em HS cấp 2 mà vẫn chưa biết đọc thông thạo tiếng Việt, chứ đừng nói đến các môn học khác như Toán, Lý, Hóa, Sử... và khi hỏi về tiếng Anh thì các em đều lắc đầu, ngay cả từ thông dụng là Hello các em cũng "bó tay" không biết nghĩa của nó là gì.
Khi PV Dân trí đề cập đến vấn đề đưa tiếng Anh vào giảng dạy với HS nơi đây, ông Đặng Quang Vinh - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Chư Păh đồng ý rằng thật quá "lố" khi đưa môn Anh văn chương trình THCS cho các em. Ông Vinh cũng thừa nhận, đây là môn học quá sức với các em HS nơi đây, quá sức của ngành giáo dục.
"Thực tế không thể phủ nhận được"
Bản thân ông Vinh đã phải thốt lên rằng "Chuyện ngồi nhầm lớp của các em HS ở Ia Kreng mà các em (các PV) vừa phát hiện được đó là một thực tế không thể phủ nhận được".
Ông còn cho biết thêm, chuyện ngồi nhầm lớp không chỉ có riêng ở xã Ia Kreng mà còn phổ biến ở toàn huyện Chư Păh, mà không riêng gì ở huyện Chư Păh mà là ở các em HS dân tộc thiểu số ở Gia Lai.
Ông Vinh cho biết, với các HS nơi đây, khả năng tiếng Việt của các em rất hạn chế, các em hầu như chỉ được tiếp xúc với tiếng Việt ở trên lớp còn về nhà lại nói tiếng dân tộc mình, nên các em tiếp thu tiếng Việt rất chậm. Trong khi đó, các em lại phải học chương trình học chung của cả nước như HS ở thủ đô và các tỉnh, thành khác.
Các em học sinh ở Gia Lai rất cần một chương trình cải cách dành riêng cho học sinh dân tộc.
Ia Kreng lại là vùng khó, nên việc bố trí giáo viên từ trước đến nay đều dựa vào giáo viên làng, bám bản. Tuy rằng họ không được chuẩn về mặt kiến thức nhưng lại có vốn tiếng địa phương. Được mặt này thì mất mặt kia.
Với những đặc thù trên, khó khăn lớn của giáo viên nơi đây chính là giữa việc duy trì sĩ số và chất lượng giáo dục, và thứ phải chọn đầu tiên đó là duy trì sĩ số: "Nếu làm theo tiêu chuẩn đặt ra thì HS sẽ chán học, sẽ bỏ học vì phải ở lại lớp, HS đến trường là chúng tôi mừng rồi. Đây cũng chính là bài toán nan giải giữa phổ cập và chất lượng. HS Hà Nội, TPHCM học như thế nào thì HS Ia Kreng cũng phải học như vậy. Cái bất cập như vậy chúng tôi cũng phải chấp nhận".
Và lỗi chính của việc ngồi nhầm lớp của HS nơi đây là trình độ dân trí của người dân còn kém, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Nhất là chương trình sách giáo khoa cho các em chưa phù hợp, và giáo viên cũng có lỗi trong này khi nhiều giáo viên trình độ vẫn còn hạn chế.
Theo ông Vinh, việc cần nhất cho nền giáo dục nơi đây đó là một chương trình cải cách riêng cho HS dân tộc thiểu số. Cần có một chương trình của người dân tộc riêng, một chương trình song ngữ cho HS lớp 1, 2, 3 để các em vừa học tiếng Việt vừa học tiếng dân tộc, rồi sau đó mới giảm dần tiếng dân tộc xuống, tăng tiếng Việt lên thì mới giải quyết được tận gốc tình trạng ngồi nhầm lớp.
"Cần phải cải tiến về nội dung chương trình, giảm tải thật nhiều hơn nữa, dạy những vấn đề gì cần thiết riêng của vùng dân tộc thôi. Ví dụ như trong chương trình sách giáo khoa mới của HS lớp 2, có bài khi nghe điện thoại là phải a lô, nhưng HS dân tộc mình đã nhìn thấy cái điện thoại bao giờ đâu mà cũng phải học như vậy", ông Vinh bày tỏ.
Trước tình trạng trên, ông Vinh cũng không khỏi lo lắng: "Chương trình tiếng Anh đến năm 2020 của Thủ tương phê duyệt, tỉnh Gia Lai cũng đã duyệt luôn, tức tiếng Anh phải học 10 năm, HS từ lớp 3 bậc tiểu học đã phải học rồi. Nhưng trong đề án này không nói gì đến HS dân tộc hết, nên HS dân tộc phải học ngoại ngữ là một cực hình đối với giáo viên khi phải chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt sang tiếng dân tộc".
Thiên Thư
Theo Dân trí
Ông bà Tây "bén duyên" sinh viên Việt Nam Năm 1999, vợ chồng ông David và bà Nancy từ Mỹ đến Việt Nam thăm một người bạn dạy học ở Thái Nguyên và từ đó đến nay họ đã "bén duyên" sinh viên Việt. Bà Nancy (đội mũ) và bạn trẻ Việt Nam. Trong chuyến đi đó, ông bà được gặp gỡ nhiều sinh viên Việt Nam, được các bạn dẫn đi...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chủ Tịch MU xấu hổ vì trò hề của Nawat, "sượng trân" khi nghe nhắc Miss Cosmo
Sao châu á
13:09:47 12/04/2025
Cây cảnh trồng hàng rào đẹp, phong thủy tốt lành lại chống rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh
Làm đẹp
13:03:37 12/04/2025
Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff
Thế giới
13:01:16 12/04/2025
Đám cưới đang viral khắp MXH: Chú rể đã đẹp trai còn cao 1m88, cô dâu xinh yêu ngất ngây
Hậu trường phim
12:18:24 12/04/2025
NSND Công Lý 10 lần sang Nhật chữa bệnh, vợ phải lo từng đồng
Sao việt
11:47:20 12/04/2025
Hành trình lạ kỳ của Mai Thanh Rin
Netizen
11:46:33 12/04/2025
Phim Trung Quốc mới chiếu 2 tiếng đã thống trị MXH, nam chính đứng im cũng khiến khán giả cười ngất
Phim châu á
11:32:30 12/04/2025
Đúng ngày RẰM tháng 3, top 3 con giáp chuyển mình đổi vận, phất lên nhanh chóng
Trắc nghiệm
11:24:15 12/04/2025
"Cam thường" tóm gọn Chu Thanh Huyền - vợ Quang Hải diện áo dài dạo phố, thái độ sau loạt drama gây chú ý
Sao thể thao
11:19:11 12/04/2025
Chân giò không luộc nữa, đem hấp mắm nhĩ giữ độ ngọt tự nhiên, thơm nức mũi
Ẩm thực
11:16:13 12/04/2025