Học bổng IT Job cho ngành công nghệ thông tin
Theo thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hàng năm có hơn 24.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp, trong đó 80% có việc làm.
Tuy nhiên 50% trong số đó là được theo ngành nghề mình mong muốn, 50% chỉ vẫn phải làm trái ngành với thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định. Trong giai đoạn 2010-2020, thị trường lao động tại TPHCM sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng nhu cầu việc làm chất lượng cao và tập trung vào 4 ngành nghề chính, trong đó có CNTT (trích từ dubaonhanluchcmc.gov.vn).
Với nhu cầu 8% nguồn nhân lực CNTT hàng năm tại TP.HCM (tương đương 24.000 người), điều đó đảm bảo về sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai của ngành CNTT. Và một trong những yêu cầu hàng đầu từ sinh viên là khả năng hội nhập và làm việc trong môi trường quốc tế. Để làm được điều này đòi hỏi mỗi sinh viên cần phải bổ sung nhiều hơn những gì hiện đang có, đặc biệt về kỹ năng, công nghệ, khả năng thích nghi ngay với công việc.
Học bổng IT Job được hình thành nhằm mở ra cơ hội cho các sinh viên, đặc biệt là sinh viên CNTT có thể học tập những kinh nghiệm thực tiễn tại FPT – tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, qua đó đáp ứng được nhu cầu công việc trong tương lai. Học bổng có giá trị lên đến 40 triệu VNĐ và được áp dụng tại các trung tâm Aptech.
Hãy liên hệ ngay cơ sở Aptech gần nhất để được hướng dẫn chi tiết về việc xin học bổng.
TP Hồ Chí Minh:
Video đang HOT
7 Nam Quốc Cang, P. Phạm Ngũ Lão, quận 1 (08) 3 925 2552
590 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Quận 3 (08) 3 846 0846
131 Nơ Trang Long, P. 12, quận Bình Thạnh (08) 3 51 66 881
392-394 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình – ĐT: (08) 3880 3888
Bình Dương: 627 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một – ĐT: (0650) 3878 324
Cần Thơ: 1 Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều – ĐT: (0710) 383 5581
Thời gian áp dụng: từ ngày 1/11 – 31/12.
Tư liệu: FPT – Aptech
Theo Infonet
Sinh viên tài chính trước nỗi lo thất nghiệp
Tình trạng sinh viên ra trường không tìm được việc làm đang có chiều hướng gia tăng. Những sinh viên ngành nghề từng được xem là "đắt hàng" nhất như ngân hàng, tài chính cũng lao đao tìm việc. Trong bối cảnh này, sinh viên cần phải làm gì?
Ngân hàng giảm nhân sự
Một sinh viên (SV) vừa tốt nghiệp loại khá ngành kế toán ngân hàng Trường ĐH tài chính - Marketing đã gửi hồ sơ cho một loạt ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng, nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào. Cuối cùng SV này phải gửi hồ sơ đến các doanh nghiệp khác và chỉ có một số công ty bán hàng đa cấp gọi phỏng vấn.
T.T.N - SV năm cuối ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có học lực khá, đã gõ cửa một loạt các ngân hàng như Đông Á, Vietcombank, Vietinbank... để xin thực tập nhưng không có ngân hàng nào tiếp nhận do không có nhu cầu hoặc số lượng đã đủ. T.T.N lo ngại: "Khi biết được tin tức về các ngân hàng đang trong thời kỳ cắt giảm nhân sự tụi em lo khi ra trường mình sẽ thất nghiệp. Nhiều anh chị khóa trước cũng phải làm trái ngành, thậm chí không xin được việc".
SV ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Tài chính - Marketing trong giờ thực hành - Ảnh: M.D
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp giải thể và ngưng hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm. Giám đốc nhân sự của một ngân hàng tại TP.HCM cho biết: "Hiện nay một loạt ngân hàng đang cắt giảm nhân sự. Nhu cầu phát triển phòng giao dịch trong 2 năm trở lại đây đã chững lại. Trong khi đó, số lượng SV ngành tài chính - ngân hàng mỗi năm tốt nghiệp cứ tăng lên trong khi nhu cầu thì có giới hạn". Vị giám đốc này cho biết, nếu như năm 2010 ngân hàng của ông tuyển dụng 800-1.000 nhân viên cho các vị trí thì năm nay chỉ còn tuyển khoảng 300.
Mất cân đối giữa cung và cầu
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012, nếu chỉ tiêu chung cho tất cả các ngành là 576.000 thì có tới 184.300 thuộc nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng. Những năm vừa qua, các trường thi nhau mở ngành tài chính ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh và luôn thu hút số lượng hồ sơ đăng ký cao gấp nhiều lần ngành khác, dẫn đến sự mất cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng thực sự với số lượng SV ra trường mỗi năm.
Tháng 9 vừa qua, Viện Nhân lực ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group đã đưa ra kết quả khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính. Trong năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 SV chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. 12.000 SV còn lại sẽ phải làm công việc khác với chuyên môn của mình.
Cơ hội cho các nhân lực chất lượng cao, SV giỏi PGS-TS Ngô Hướng, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhận định: "Nhiều em có tâm lý lo thất nghiệp trong thời điểm này là đúng vì thực tế các ngân hàng đang siết chặt việc tuyển dụng. Hơn nữa, các ngân hàng lớn chỉ thích chọn SV tốt nghiệp từ các trường ĐH có uy tín và chuyên sâu trong nhóm ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng". PGS-TS Trần Huy Hoàng, Trưởng khoa Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết: "Đây là thời điểm hàng loạt ngân hàng giảm nhân sự do có sự sáp nhập, tái cơ cấu, nâng cao chất lượng chuyên môn. Những người không đủ năng lực sẽ bị loại sau cuộc sàng lọc này. Điều đó cũng có nghĩa việc tuyển dụng nhân sự mới cũng chắt lọc, khắt khe hơn và chắc chắn chỉ những SV giỏi chuyên môn, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm mới có cơ hội".
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH tài chính - Marketing, thời điểm này là cơ hội tốt để các ngân hàng lựa chọn được cho mình nguồn nhân lực chất lượng cao và cũng là lúc để các trường xem xét lại quá trình đào tạo của mình có đáp ứng yêu cầu thực tế hay không "Cũng không nên quá bi quan vì SV ngành tài chính - ngân hàng đã được học kiến thức tổng hợp về kinh tế nên vẫn có thể làm việc tại hàng ngàn tổ chức định chế tài chính trung gian chứ không nhất thiết phải ở ngân hàng. Và sau thời kỳ khó khăn, nếu các ngân hàng được phục hồi thì nhu cầu nhân lực ngành này vẫn luôn luôn lớn" - bà Dung nhận định.
Theo thanh niên
Đi tìm chính mình, tìm việc của mình. Chắc không dưới một lần, bạn tự hỏi ngành mình theo học có phù hợp với mình? Và cũng không ít lần, bạn uể oải với công việc hiện tại và muốn chuyển việc? Vậy, có khi nào bạn muốn hay thật sự quyết tâm đi tìm một công việc yêu thích, hợp với cá tính của chính bạn? "Dứt áo ra đi"...