Học bổng hơn nửa tỉ đồng cho cô học trò An Giang
Dũng cảm rời bỏ những bến đỗ an toàn, cô bạn đến từ An Giang Lê Nguyễn Thảo Nguyên không ngại tìm cho mình một con đường mới phù hợp với bản thân, và phần thưởng xứng đáng cho Nguyên là suất học bổng toàn phần trị giá gần 600 triệu đồng tại trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam.
Thảo Nguyên và thầy Trương Sơn, phó hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh An Giang,
người có ảnh hưởng lớn đến những nỗ lực học tập của cô bạn
Thành tích xuất sắc và những trăn trở của cô bé 18 tuổi
Suốt 12 năm trời đèn sách, vì không muốn phụ lòng ba mẹ, Nguyên đều là học sinh giỏi toàn diện và luôn đứng trong những hạng đầu của lớp. Cô bạn còn lận lưng nhiều thành tích đáng khen khác như giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh và giải thưởng “Hoa trạng nguyên” dành cho học sinh xuất sắc trong học tập.
Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tỉnh An Giang với số điểm cao nhất huyện Châu Thành, Thảo Nguyên thi đậu ngành Tài chính Ngân hàng tại một trường ở TPHCM, xứng đáng với biết bao kì vọng từ gia đình và thầy cô. Tuy nhiên, ít ai biết cô bạn đến từ An Giang khi đó luôn mang trong mình một trăn trở không biết tâm sự cùng ai. “Nguyên không hề thích làm việc với các con số vô hồn, kể cả khi kiếm được nhiều tiền với chúng”, Thảo Nguyên chia sẻ. “Nguyên rất thích được gặp gỡ và làm việc với nhiều người, chia sẻ và thảo luận ý tưởng với các bạn trong nhóm. Và hơn hết, Nguyên muốn được học và làm việc với những đam mê của chính mình”.
Hành trình đến với học bổng RMIT Việt Nam
Sau quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng, lần đầu tiên trong đời, Thảo Nguyên quyết định hành động vì kì vọng của chính bản thân – nộp hồ sơ xin học bổng chương trình Cử nhân Kinh doanh, ngành Marketing tại Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam.
Video đang HOT
Để đạt được suất học bổng trị giá hơn nửa tỉ đồng, Nguyên đã phải trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Nguyên không dám chia sẻ những lo lắng ấy của mình cho ba mẹ, vì hai bậc phụ huynh luôn mong muốn con gái theo đuổi những ngành nghề thực tế hơn như y dược hoặc ngân hàng. Khái niệm “Marketing”, tại vùng quê xa, như những mơ mộng viễn vông và khó được người lớn đồng thuận.
“Có rất nhiều trở ngại khi mình đưa ra quyết định, nhưng khao khát được đến với những tri thức mà mình thực sự yêu thích cứ thúc giục, giúp mình kiên định hơn với ước mơ”, Nguyên chia sẻ về sự lựa chọn của mình.
Nguyên (thứ 2 từ trái sang) cùng các bạn tại tham gia hoạt động ngoại khóa tại trường
Đại học Ngoại thương TP.HCM
Sống đúng đam mê của mình
Những tuần học đầu tiên tại RMIT Việt Nam đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của Nguyên khi đã dũng cảm tìm đến ngã rẽ khác cho mình.
Nguyên hạnh phúc kể, “mới hơn hai tuần thôi mà Nguyên đã học được vô cùng nhiều và không hề cảm thấy áp lực, có lẽ vì Nguyên đang được học những điều trước giờ mình yêu thích, và vì đây là con đường phù hợp đối với mình. Nguyên rất thích phương pháp giảng dạy mới lạ của những giảng viên giàu kinh nghiệm, cũng như cơ sở vật chất rất tốt tại trường, những điều sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu trước đây Nguyên ngần ngại không nộp đơn”.
Học tập trong môi trường mới, điều khiến Thảo Nguyên luôn thấy hứng thú là những hoạt động ngoại khóa hữu ích được tổ chức bởi các bạn sinh viên năng động. “Mình nghĩ chính những hoạt động bên ngoài trường lớp đã giúp mình tự tin và năng động hơn rất nhiều, và qua tìm hiểu, mình biết RMIT rất chú trọng trong việc tạo điều kiện phát triển toàn diện cho sinh viên”, Nguyên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và lợi ích của các hoạt động ngoại khóa, cùng với thành tích học tập, là những yếu tố quyết định để hội đồng xét duyệt học bổng lựa chọn hồ sơ.
Tham gia bất kì hoạt động nào Nguyên cũng luôn cố gắng hết mình trong nhiều vai trò khác nhau, như tổ chức, quản lý, cũng như xin tài trợ cho rất nhiều dự án, từ hội thảo, khóa học, các cuộc thi trong sinh viên cho tới các hoạt động từ thiện cộng đồng. Mỗi trải nghiệm đều là một bài học quý giá đối với nữ sinh viên năng động này.
Thảo Nguyên (phải) tại một hoạt động cộng đồng
Cùng với Thảo Nguyên, 21 gương mặt xuất sắc khác từ Hà Nội, Bến Tre, Vũng Tàu, Gia Lai, TP.HCM, Úc và Mỹ, hội đủ những điều kiện như có tố chất lãnh đạo, có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng, cùng thành tích học tập đáng tự hào cũng đã được đại học RMIT Việt Nam trao các suất học bổng toàn phần giá trị cho các chương trình cử nhân bắt đầu từ tháng 10.2013.
Theo VNE
Quyết tâm trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử và bài toán nhân lực của VN
Công nghệ cao, đặc biệt ngành công nghiệp vi mạch đã được UBND TP.HCM xác định sẽ tạo bước chuyển dịch lớn cho kinh tế cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng. Các chương trình phát triển, đầu tư vi mạch cũng đã được soạn thảo, phê duyệt. Nhiều tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia đã xây dựng nhà máy với quy mô lớn tại Việt Nam. Phía các đơn vị đào tạo hiện cũng đang rất nỗ lực trong cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao đón đầu thị trường.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử thế giới
Thị trường đầy tiềm năng
Ngành công nghiệp kỹ thuật cao (bao gồm các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông) tại các nước phát triển trong đó có Việt Nam đang được mở rộng với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu thống kê, đến năm 2020 dự đoán sẽ có khoảng 500 tỉ thẻ RFID, và khoảng 500 tỉ thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, lò vi sóng, tivi, đồng hồ, bộ phận định vị trên xe hơi... được sử dụng và kết nối trên toàn cầu. Trong mỗi thiết bị, sản phẩm điện tử để hoạt động đều được cấy ít nhất một vi xử lý (chip) đóng vai trò như một bộ não trung tâm, lợi nhuận doanh thu từ thị trường bán dẫn ước đạt 400 tỉ USD vào năm 2016. Tại Việt Nam, hiện mỗi năm chi khoảng 2 tỉ USD mua chip, linh kiện điện tử về để thiết kế các bo mạch thành sản phẩm ứng dụng.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia ổn định chính trị, lực lượng lao động trẻ, có chính sách hấp dẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bán dẫn, điện tử nước ngoài tầm cỡ đã đầu tư xây dựng nhà máy. Điển hình là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đặt tại khu công nghệ cao TPHCM; 2 nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên (Samsung đang có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 3 sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động); nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia tại Bắc Ninh; Canon với 3 nhà máy ở Hà Nội và Bắc Ninh; hãng LG cũng vừa công bố chi hơn 1,5 tỉ USD mở rộng hai nhà máy hiện nay của mình tại Việt Nam...
Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử từ Việt Nam tăng gần 90% trong năm 2012, đạt 22,25 tỉ USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Mỗi tập đoàn đến Việt Nam xây dựng nhà máy còn kéo theo hàng trăm công ty vệ tinh để cung cấp các thiết bị, linh kiện phụ trợ. Việt Nam chính vì thế đang dần hình thành một hệ sinh thái công nghệ, đầy triển vọng trong việc trở thành một trung tâm sản xuất các thiết bị thông minh toàn cầu đầy hứa hẹn.
Cần kíp một nguồn nhân lực vi điện tử chất lượng cao
Có hai Quyết định có tầm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam. Một là Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Hai là "Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013-2020" do UBND TP.HCM phê duyệt ngày 14.12.2012 với 7 dự án lớn (đào tạo nhân lực vi mạch, ươm tạo, thiết kế sản xuất thử nghiệm, nhà thiết kế, xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng nhà máy sản xuất chip và phát triển thị trường bán dẫn). Trong đó, nhân lực, xây dựng chính sách, phát triển thị trường là 3 yếu tố được ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM kiêm Trưởng ban chỉ đạo chương trình phát triển vi mạch thành phố nhấn mạnh phải ưu tiên giải quyết trước.
Nhu cầu nhân lực trong ngành vi mạch dự báo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới
Cùng với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao trong đề án "Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin đến năm 2020" của Chính phủ đang mở ra nhiều cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, vi điện tử là một lĩnh vực khó, đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng về khoa học và kỹ thuật. Vì vậy để kiến tạo một đội ngũ nhân lực có thể tham gia vào chuỗi những công việc trọng yếu ở những tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia, cần phải có những chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu kết hợp thực hành trong những điều kiện, mô hình hiện đại mang tầm quốc tế.
Theo TNO
RMIT ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin Điểm đặc sắc của chương trình cử nhân CNTT tại RMIT là học sinh có thể hoàn thành khóa học trong vòng 2,5 năm và bằng cấp được công nhận toàn cầu. Chiều 17/10, tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT đã tổ chức lễ ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin. Khóa đầu tiên tại đây sẽ khai...