Học bổng: Đừng xin, hãy cạnh tranh
“Để giành suất học bổng du học mơ ước, bạn hãy mãnh liệt ước mơ, mãnh liệt tìm kiếm và cạnh tranh”, Trần An, người giành học bổng nghiên cứu tại Đại học Nottingham, Anh, khuyên.
Hãy chiến đầu để giành lấy xuất học bổng mà bạn mơ ước
Ngay từ cách nói quen thuộc “ xin học bổng” đã khiến con đường “săn” học bổng của nhiều bạn trẻ gặp những trở ngại tâm lý. Đáng lẽ tự tin thể hiện những ưu điểm, chứng minh mình xứng đáng, các bạn lại biến mình thành mong chờ sự “từ thiện” ngay từ trong ý nghĩ.
“Săn học bổng là cuộc chiến thật sự, mà đối thủ thay đổi mỗi ngày. Lúc đầu sẽ là trận địa thông tin, sau đó là hồ sơ học bổng nhiều bước, hay những ứng viên khác với những ưu điểm nổi bật… Hãy gạt bỏ tư duy xin – cho để có thể chiến thắng”, Trần An đưa lời khuyên.
Tự đánh giá năng lực bản thân
Nhiều người nghĩ rằng nói về bản thân là phô trương, em sợ “thùng rỗng kêu to”. Nhưng với các nhà tuyển sinh, một ứng viên không đủ tự tin để nói lên những ưu điểm của bản thân thì không thể thuyết phục họ đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Thương, chuyên viên Văn phòng Bộ GD&ĐT cho biết, những tổ chức trao học bổng muốn tìm ra người phù hợp nhất. Họ muốn sinh viên thể hiện rằng, sự đầu tư của họ là không uổng phí.
Hội đồng xét duyệt luôn muốn nhìn thấy rõ con người của ứng viên, muốn biết sinh viên có ý thức về bản thân cao hay thấp. “Những nhà lãnh đạo tiềm năng đều có nhận thức rất sâu sắc về chính con người họ. Các tổ chức luôn muốn trao học bổng cho người đánh giá chính xác được năng lực bản thân”, bà Thương nói thêm.
Các sinh viên du học bằng học bổng nhà nước tại thành phố Vorognez, Nga. Ảnh: Thanh Hải.
Tìm kiếm học bổng phù hợp
Nhiều bạn trẻ hăm hở lao vào tìm kiếm học bổng để rồi lạc bước trong vô số website chỉ dẫn trên mạng. Hãy hiểu rằng, bạn phải tốn hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, thậm chí cả năm để săn tìm cho được học bổng mình mong đợi. Không phải tất cả học bổng đều trao cho sinh viên có điểm số xuất sắc, mà là những người phù hợp.
Bạn hãy xem xét những yếu tố sau: Quốc gia (đối với học bổng cho các nước đang phát triển), độ tuổi (học bổng cho giới trẻ), yêu cầu ngoại ngữ, khả năng lãnh đạo (học bổng lãnh đạo), từng chiến thắng một cuộc thi, có giấy khen ở một lĩnh vực (học bổng tài năng).
Video đang HOT
Trần Minh Trang, sinh viên giành học bổng 100% của Đại học La Trobe (Victoria, Australia) cho rằng: “Việc tự đánh giá năng lực sẽ giúp bạn trẻ tìm được điểm mạnh của bản thân, xác định học bổng phù hợp, tránh tốn thời gian, công sức hay hy vọng vào một học bổng không thỏa đáng.
“Có những học bổng chỉ cấp cho sinh viên ở quốc gia đang phát triển như các nước Đông Nam Á, hay nhiều tổ chức, chính phủ muốn trao học bổng cho nữ giới…”, Minh Trang chia sẻ và cho biết thêm, những ứng viên đáp ứng tiêu chí của học bổng sẽ có thế mạnh nhất định.
Săn học bổng tiến sĩ ở Mỹ giống thi The Voice Giống như thi The Voice, cuộc chiến giành học bổng tiến sĩ cũng có vòng giấu mặt, đối đầu… Nhưng bạn không nhất thiết phải là quán quân để có một sự nghiệp thành công.
Cuộc chiến với bộ hồ sơ
Bạn từng nghĩ hồ sơ, giấy tờ và các thủ tục hành chính là lằng nhằng và rắc rối? Các “cao thủ săn học bổng” sẽ cho bạn câu trả lời khác.
“Làm hồ sơ du học không phải điền vào giấy tờ đăng ký theo mẫu có sẵn. Bất cứ loại hồ sơ nào cũng yêu cầu bạn có những thứ cần làm như passport, công chứng giầy tờ, điền theo form, bẳng điểm, chứng nhận tốt nghiệp, chọn hãng chuyển phát nhanh… Và thứ khó nhất chính là SOP (Statement of Purpose)”, Minh Trang cho hay.
SOP là thư giới thiệu bản thân, làm sao tạo sự vượt trội so với những ứng viên khác, phù hợp những điều tổ chức học bổng đang kiếm tìm.
Thành Huân, sinh viên giành học bổng Xã hội và Truyền thông tại Đại học Otago, New Zealand, cho rằng, SOP phải không được dựa vào mẫu sẵn có, khẳng định được mối liên hệ cá nhân với học bổng, tìm ra chi tiết đắt giá, độc đáo, thú vị ở bản thân để thêm tính thuyết phục và cuốn hút.
“Khi đăng ký học bổng ngành Xã hội và Truyền thông, mình đã sử dụng kinh nghiệm nhiều năm làm cộng tác viên cho các đài truyền hình và báo mạng”, nam sinh chia sẻ.
Có những điều bạn không viết vào SOP thì ban tuyển sinh không bao giờ biết, ví dụ như nhiều năm làm cán sự lớp (nói về khả năng lãnh đạo), chăm chỉ, thường ở lại lớp hỏi bài thầy giáo, hay từng tham gia dự án tình nguyện, có khả năng làm việc nhóm… SOP chính là bài tiểu luận để “khoe sao cho khéo”.
“Hãy chia ra phần học tập, hoạt động và sự phù hợp của bạn đối với học bổng, viết cụ thể, cấu trúc rõ ràng, từ ngữ và câu văn không cần hoa mỹ, đơn giản nhưng phải thật nổi bật và không lẫn với các ứng cử viên khác”, Thành Huân đưa ra lời khuyên.
Theo Zing
Học bổng không phải để xin
Tâm lý xin - cho khi nộp hồ sơ xét tuyển học bổng khiến ứng viên thiếu tự tin, tự đánh trượt mình từ những vòng đầu, vì không gây được ấn tượng với giám khảo.
Chỉ cần lướt qua một số trang web hướng dẫn làm hồ sơ du học, hay tìm kiếm trên Google, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả như "Kinh nghiệm xin học bổng", "5 bước xin học bổng", "Quy trình xin học bổng"...
Tuy nhiên, Nguyễn Quỳnh Thư - người giành học bổng toàn phần của chính phủ Hungary năm 2015, sinh viên Đại học Debrecen - lại có cái nhìn khác: Đừng để tư duy "xin - cho" ảnh hưởng quá trình đăng ký học bổng.
Châu Thanh Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế, Đại học Harvard, người nhận nhiều học bổng du học Mỹ cho rằng: Săn học bổng tiến sĩ ở Mỹ giống thi The Voice . Ảnh: NVCC.
Cuộc chơi công bằng
"Với mình, nộp hồ sơ học bổng là việc giới thiệu thông tin của bản thân với một đơn vị, tổ chức hoặc trường. Nếu các thông tin như bảng điểm, năng lực, lý lịch phù hợp yêu cầu, mình sẽ được trao hỗ trợ tài chính trong thời gian học. Mình cũng phải cố gắng hoàn thành tốt việc học, và đạt được yêu cầu của học bổng đưa ra, chứ không xin cái gì, và không ai cho mình cái gì", Quỳnh Thư nêu quan điểm.
Cũng theo nữ sinh này, nếu tư duy kiểu "đi xin", ứng viên tự đặt mình xuống "cửa dưới" của cuộc cạnh tranh gay gắt. Họ không thể tự tin làm nổi bật bản thân bằng chính thành tích học tập, thực lực của mình, từ đó khó thuyết phục giám khảo.
Chính tâm lý thoải mái, tự tin nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng, các sinh viên sẽ xác định được vị trí của mình, để khi có được học bổng đó, các bạn chủ động lựa chọn cách học và làm việc phù hợp, xứng đáng với số tiền nhận được.
Theo những "cao thủ" săn học bổng, các trường có nhiều cách hỗ trợ sinh viên, như miễn phí tiền học, hỗ trợ nhà ở, cung cấp sinh hoạt phí... Sinh viên được cấp học bổng không chỉ gói gọn ở người có thành tích học tập tốt, mà cả những ứng viên có hoạt động cộng đồng đa dạng, giỏi thể thao, hoặc có kỹ năng xã hội nổi bật. Chính vì vậy, nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng là cuộc đua công bằng, gay gắt, xét trên nhiều yếu tố.
"Việc tìm kiếm học bổng khi muốn du học là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nhiều bạn suy nghĩ người Việt kém các bạn ở nước khác, áp dụng tâm lý xin - cho vào việc 'săn' học bổng, dẫn tới tự hạ thấp giá trị của chính mình trước ứng viên khác", Nguyễn Duy Anh, người thắng học bổng thạc sĩ toàn phần của Học viện Âm nhạc Southern Maine, Mỹ, cho biết.
Duy Anh cho rằng, trong ngành học của mình, mỗi kỳ học, 5 sinh viên điểm cao nhất sẽ được trao học bổng. Vì vậy, mình luôn phải cố gắng hết sức trở thành người giỏi nhất, để khi nhận được số tiền học bổng, mình cũng tự tin vì xứng đáng chứ không phải do xin ai cả.
Trao học bổng cho sinh viên, trường cũng lợi
Việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên cũng mang lại cho trường đại học nhiều lợi ích. Như trường hợp của kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm, anh nhận học bổng toàn phần từ Đại học Webster (Mỹ). Lê Quang Liêm đã tham gia câu lạc bộ cờ vua, mang về giải vô địch SPICE Cup 2015 cho trường.
Nguyễn Hoàng Bách, sinh viên năm hai Đại học Công nghệ Virginia, Boston, Mỹ, cho biết: "Mình nhận được học bổng du học toàn phần nhờ giải nhì cấp thành phố môn Vật Lý khi còn ở Việt Nam. Thời gian học tại Mỹ, mình liên tục nhận được hỗ trợ tài chính vì tham gia các hội thảo và từng có bài báo đăng trên tạp chí Science".
Theo nam sinh này, trường đại học Mỹ luôn có khoản ngân sách nhất định trao cho sinh viên xuất sắc. Những bạn trẻ học tập tốt, tham dự những cuộc thi, ngoài giải thưởng cho riêng bản thân, còn mang về vinh quang cho trường. Trường đại học lấy những giải thưởng đó để quảng cáo, nâng mức đánh giá của mình trên bản đồ giáo dục trong nước và quốc tế.
Càng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, số phần trăm người học tìm được công việc như ý, có thu nhập tốt, hoặc được đánh giá là điểm đến của nhiều sinh viên nước ngoài..., xếp hạng của trường càng cao. Khi đó, trường sẽ trở thành điểm thu hút đầu tư, tài trợ của cá nhân hay tập đoàn, thu hút nhiều sinh viên hơn nữa.
Đối với nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nga, các khoản học bổng của chính phủ, trường đại học, thành phố thường trao cho những bạn có giải Olympic, bằng sáng chế, hoặc đoạt giải thưởng trong các kỳ thi.
Đình Gia (sinh viên năm thứ tư khoa Dầu khí, Đại học Quốc gia Tambov, Nga) nói: "Từ năm hai đại học, ngoài học bổng toàn phần của chính phủ Nga, mình còn được ngành Năng lượng trao học bổng 200 USD mỗi kỳ học, nhờ đoạt giải trong các cuộc thi Olympic cấp bang và cấp toàn nước Nga".
Nói vậy để thấy, khi trao học bổng cho sinh viên, các trường đại học cũng mang về những lợi ích nhất định. Khi một sinh viên chứng tỏ được bản thân phù hợp yêu cầu, mục đích của trường, tổ chức, hay chính phủ, thể hiện được giá trị của mình cho xã hội, thì học bổng đã được trao hoàn toàn công bằng, chứ không phải sự từ thiện một phía, không phải hành động xin - cho như cách một số người vẫn dùng từ này khi đăng ký học bổng.
Hồ sơ đăng ký phải ấn tượng, nêu bật ưu thế
Theo Nguyễn Quỳnh Thư, hồ sơ học bổng chính là "hình ảnh" bạn tạo ra để tương tác với hội đồng tuyển sinh. Nó cũng giống như vẻ bề ngoài của bạn chỉn chu sẽ gây cảm tình cho người giao tiếp. Bộ hồ sơ giúp các tổ chức cấp học bổng xác định được năng lực, điểm mạnh, cá tính của ứng viên. Nó phải nhấn mạnh "tôi là người xứng đáng được nhận học bổng này vì tôi phù hợp".
Ngoài những giấy tờ cần thiết như bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, các chứng chỉ yêu cầu khác như GRE, GMAT, thư giới thiệu (LOR..., bạn hãy chuẩn bị thêm những giấy khen hoặc giấy chứng nhận hoạt động xã hội mình có.
Ví dụ, mới chỉ học hết THPT, bạn có thể gửi kèm giấy chứng chỉ học nghề, giấy chứng nhận hiến máu, hoạt động tình nguyện, giải thể thao... Điều đó cũng sẽ giúp các nhà tuyển sinh mở rộng cơ hội cho bạn.
Xác định loại học bổng muốn có
Nguyễn Thu Giang, người giành học bổng toàn phần Đại học UWA, Australia, cho rằng: Chúng ta phải luôn chuẩn bị những phương án thứ hai, thứ ba khi đăng ký học bổng. Nhưng điều đó không có nghĩa "đứng núi này trông núi nọ". Bạn hãy xác định rõ mục tiêu của bản thân, để chuẩn bị làm tốt những bước nộp hồ sơ, phỏng vấn, thi ứng tuyển...
Nếu xác định đi học bằng học bổng chính phủ, bạn phải có bảng điểm đẹp, chứng chỉ ngoại ngữ với điểm số cao..., vì đây thường là những học bổng danh giá, có tính cạnh tranh cao.
Nếu muốn trúng tuyển học bổng của các tổ chức, công ty, hãy tìm học bổng theo chuyên ngành hoặc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Với học bổng của các trường đại học, bạn hãy thể hiện mình mang lại lợi ích gì cho trường. Còn để sở hữu học bổng dưới dạng nghiên cứu, trợ giảng, hãy liên hệ với các giáo sư của trường để gây dựng mối quan hệ, xác định rõ ràng hướng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu.
Luôn có kế hoạch và các bước rõ ràng khi tìm học bổng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, cũng như đạt hiệu quả tốt.
Theo Zing
Săn học bổng tiến sĩ ở Mỹ giống thi The Voice Giống như thi The Voice, cuộc chiến giành học bổng tiến sĩ cũng có vòng giấu mặt, đối đầu... Nhưng bạn không nhất thiết phải là quán quân để có một sự nghiệp thành công. Tôi rất thích xem Giọng hát Việt (và cả The Voice của Mỹ nữa). Tôi thích chương trình này vì format chương trình rất thú vị. Mở đầu...