Học bổng chính phủ Úc 2018 bắt đầu nhận hồ sơ
Vòng tuyển chọn cho Học bổng chính phủ Úc năm 2018 chính thức nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 30-4-2018.
Học bổng chính phủ Úc 2018 bắt đầu nhận hồ sơ
Các ứng viên được trao học bổng sẽ được tự lựa chọn một trường ĐH của Úc để theo học chương trình thạc sĩ vào năm 2019.
Các lĩnh vực học tập ưu tiên gồm: quản trị và phát triển kinh tế, giao thông, nước và vệ sinh, giáo dục, bình đẳng giới, nông nghiệp và phát triển nông thôn, ổn định khu vực và nhân quyền, khuyết tật và biến đổi khí hậu.
Học bổng dành cho đối tượng là cán bộ cơ quan trung ương và chính quyền địa phương (bao gồm cả các tổ chức đoàn thể), nhân viên làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, nhân viên các doanh nghiệp Việt Nam, cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu.
Ứng viên là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số hoặc đến từ những vùng nông thôn khó khăn cũng được khuyến khích nộp hồ sơ xin học bổng.
Theo Zing
5 lưu ý giúp bạn giành học bổng Fulbright
Chương trình học bổng Fulbright bậc thạc sĩ bắt đầu tiếp nhận hồ sơ của ứng viên Việt Nam và hạn chót là ngày 15/5.
Video đang HOT
ảnh minh họa
Chương trình học bổng Fulbright năm học 2019-2020 đã chính thức tiếp nhận hồ sơ với thời hạn chót là 17h ngày 15/5, tức trễ hơn một tháng so với những năm trước. Hàng năm, chương trình cấp khoảng 20 suất học bổng toàn phần cho các ứng viên Việt Nam du học bậc thạc sĩ tại Mỹ.
Không giới hạn tuổi: Khác với phần lớn học bổng dành cho bậc thạc sĩ thường yêu cầu ứng viên không quá 30-35 tuổi, học bổng Fulbright không quy định về tuổi tác. Tuy nhiên, ứng viên cần có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc chính thức, tính từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Tiêu chuẩn tiếng Anh tối thiểu được quy định là 79 với TOEFL ibt và 6.5 với IELTS.
Ngành xin học thạc sĩ không nhất thiết cùng ngành với bậc cử nhân. "Một số ngoại lệ ở những ngành đặc thù như luật và y tế thì yêu cầu ứng viên phải từng học cử nhân về ngành này", bà Nguyễn Thị Hạnh, Trợ lý chương trình, cho biết.
Không có hạn ngạch cho từng ngành học: Việc xét tuyển dựa trên năng lực của ứng viên chứ không chia theo chỉ tiêu cho từng ngành. "Có những năm đến 3, 4 ứng viên đi học về chính sách công hoặc giảng dạy tiếng Anh, nhưng có năm lại không có người nào ở hai ngành này", chị Hạnh cho biết.
Fulbright cấp học bổng cho tất cả ngành khoa học xã hội, ngoại trừ nhóm ngành STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán học).
Bà Hạnh cho biết ngành duy nhất liên quan STEM mà Fulbright tài trợ là Quản trị Hệ thống Công nghệ Thông tin. "Tức là ứng viên phải nghiên cứu về quá trình quản lý, chứ không phải đơn thuần học về công nghệ kỹ thuật".
Ngành cạnh tranh gắt gao nhất: Quản trị kinh doanh bậc thạc sĩ (MBA)
MBA là ngành có nhiều ứng viên Fulbright đi học nhất kể từ năm 1992-2015, gồm 112 người/527 ứng viên.
"Có những năm đến 40% hồ sơ nộp cho Fulbright là đăng ký học MBA. Do tính cạnh tranh cao, một bộ hồ sơ thành công phải thể hiện yếu tố đóng góp cho xã hội, phát triển cộng đồng, giá trị nhân rộng từ kiến thức sẽ học ra sao, chứ không chỉ tạo ra giá trị cho bản thân hay nơi công tác", bà Hạnh nói.
Viết thư giới thiệu: Chọn người thật kỹ, bắt đầu thật sớm
Nên sắp xếp thời gian để xin thư giới thiệu từ rất sớm, vì người tiến cử gửi thư cho ứng viên và ứng viên tự hoàn thành hồ sơ là hai quy trình riêng rẽ. Kinh nghiệm chung là nên trao đổi với người đề cử gửi thư sớm hơn nhiều ngày so với thời hạn chót của học bổng để có thể xử lý kịp thời sự cố khách quan.
"Tôi bắt đầu xin thư giới thiệu từ cuối tháng 2 năm ngoái, nhờ họ hoàn thành trước 30/3/2017 (so với deadline là 15/4/2017). Có một vị vì bận việc đột xuất vào những ngày gần cuối, nhưng may mắn ông vẫn kịp sắp xếp và giúp tôi điền đầy đủ bộ thư giới thiệu vào ngày 10/4", anh Võ Văn Nhật Hân, ứng viên chính thức của học bổng Fulbright năm học 2018-2019, nói.
thêm về điều này, bà Hạnh cho biết: "Người đề cử của ứng viên cũng phải hoàn thành đầy đủ các mục thông tin theo yêu cầu của Fulbright. Do vậy, có những trường hợp rất đáng tiếc vì điền thiếu nội dung, hoặc nộp muộn, khiến toàn bộ hồ sơ của ứng viên trở thành không hợp lệ và không được xét, dù các bạn đã đầu tư thời gian và công sức rất nhiều".
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Trợ lý chương trình Fulbright tại Việt Nam, khuyên các ứng viên không nên bị ảnh hưởng bởi những bài luận mẫu, mà cần thể hiện chính bản thân, câu chuyện của riêng mình trong hồ sơ. Ảnh: AC.Nộp hồ sơ sớm luôn có lợi
Cũng theo bà Hạnh, phần lớn ứng viên đều nộp hồ sơ vào ngày cuối cùng; trong khi nếu các ứng viên nộp trước thời hạn nhiều ngày, chuyên viên đã kiểm tra hồ sơ dần.
"Khi nộp sớm, hồ sơ của bạn chưa đầy đủ, như thiếu bằng tốt nghiệp, có thể thông báo để bạn bổ sung để kịp thời hạn. Tuy nhiên, nếu bạn gửi hồ sơ vào đúng ngày, đương nhiên việc kiểm tra hồ sơ diễn ra sau thời hạn. Lúc này, hồ sơ thiếu sót sẽ bị xem là không hợp lệ và sẽ bị loại", bà Hạnh thông tin.
Nên chuẩn bị sớm cho kỳ thi tiếng Anh
Nếu vượt qua vòng phỏng vấn thành công và được chọn làm ứng viên chính thức của Fulbright, ứng viên sẽ được đề nghị thi lại TOEFL ibt hoặc IELTS để nâng cao điểm số (không bắt buộc) và phải thi thêm GMAT/GRE. Chi phí của những bài thi này đều do học bổng hỗ trợ.
"Nếu được làm lại quá trình nộp hồ sơ, tôi nghĩ mình sẽ bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi GRE sớm hơn. Từ khi biết kết quả đạt Fulbright đến ngày thi chỉ khoảng 2 tháng, không đủ thời gian ôn luyện, trong khi đây là bài thi khó và có phần ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học ở Mỹ", anh Nhật Hân nói.
Trên thực tế, việc ôn luyện GRE giúp ích rất nhiều cho những người có ý định học cao học tại Mỹ, vì bài thi này gồm nhiều từ vựng học thuật. Việc học tập ở Mỹ đòi hỏi sinh viên phải đọc nhiều nguồn tài liệu. Tích luỹ vốn từ qua luyện thi GRE là tiền đề giúp bạn học tập tốt hơn tại Mỹ.
Được thành lập năm 1946 với nguồn tài trợ từ Quốc hội Mỹ, chương trình Fulbright hướng tới mục tiêu tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua trao đổi văn hóa và giáo dục. Tại Việt Nam, chương trình Fulbright bắt đầu từ năm 1992.
Nhiều quan chức, học giả Việt Nam từng là cựu du học sinh Mỹ theo chương trình Fulbright.
Theo Zing
Mối quan tâm lớn nhất của thanh niên Việt Nam là giáo dục Khi được hỏi về những mục tiêu mà bạn cảm thấy gần gũi nhất và sẵn sàng tham gia thực hiện nhất, 51% chọn Giáo dục chất lượng (SDG4); 33,54% chọn Sức khỏe và Có cuộc sống tốt (SDG3); 31,85% chọn Bình đẳng giới (SDG5)... ảnh minh họa Theo Khảo sát thanh niên về mục tiêu phát triển bền vững lần đầu tiên...