“Học bổng AIC nâng bước em vươn đến giấc mơ lên giảng đường”
“Bố mất sớm, một mình mẹ phải gồng gánh nuôi cả gia đình. Dù khó khăn nhưng Nga vẫn luôn cháy bỏng khát khao học tập để bước chân lên giảng đường sư phạm”.
Đó chỉ là một trong 100 học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí vươn lên trong học tập trên địa thành phố Đà Nẵng được sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng phối hợp với Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế ( AIC Group) – đơn vị sáng lập app “9999 Tết” trao học bổng ngày 15/5 tại Trường Tiểu học Lê Lợi (quận Ngũ Hành Sơn).
Tiếp sức cho các em đến trường
Bà Lê Thị Bích Thuận – Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng chia sẻ:
Ông Lê Vinh – Phó Tổng Giám đốc AIC Group trao học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học của Đà Nẵng. Ảnh: TT
“Một niềm vui lớn trong ngày hội hôm nay là 100 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập được AIC Group trao học bổng với giá trị 5 triệu đồng cho mỗi suất.
Lãnh đạo ngành giáo dục thành phố vô cùng cảm kích trước tình cảm cao quý và nghĩa cử của công ty AIC Group.
Tôi mong rằng, với những học bổng được trao tặng, các em sẽ chăm học hơn, làm được nhiều việc tốt cho xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đất nước như mong muốn của nhà tài trợ đã quan tâm, tạo cho các em điều kiện học tập, rèn luyện”.
Những suất học bổng này có ý nghĩa và sức lan tỏa rất lớn đối với gia đình và bản thân các em học sinh. Hy vọng sẽ có thêm nhiều chương trình ý nghĩa khác để cùng nâng bước các em đến trường”, thầy Vương cho hay.Ông Ngô Ngọc Hoàng Vương – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng) cũng bày tỏ hy vọng món quà này sẽ giúp các em thêm vững tin vào cuộc sống, có thêm nghị lực và ý chí để phấn đấu vượt qua khó khăn, học tập tốt.
Ông Lê Vinh – Phó Tổng Giám đốc AIC Group cho biết, đây là món quà ý nghĩa mà đơn vị muốn dành tặng cho những học sinh nghèo có tinh thần hiếu học, biết vượt qua gian khổ để vươn đến thành công.
Với món quà này, gia đình các em sẽ vơi bớt nỗi nhọc nhằn về học phí, chi phí áo quần, sách vở… khi bước vào năm học mới.
“Và có lẽ, niềm vui lớn nhất chính là tiếp thêm động lực để các em phấn đấu học tập, sau này trở thành người có ích, có nhiều cống hiến cho xã hội”, ông Vinh nói.
Dành học bổng để “vượt vũ môn”
Video đang HOT
Có mặt tại Trường Tiểu học Lê Lợi từ sáng sớm, hai mẹ con chị Nguyễn Thị Huệ (phụ huynh em Nguyễn Nhật Minh Đức, học sinh lớp 2/2, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) bày tỏ niềm vui sướng, hồi hộp khi được nhận học bổng.
Niềm vui của hai mẹ con chị Nguyễn Thị Huệ khi nhận được học bổng. Ảnh: TT
Trong cuộc trò chuyện, chị không giấu nỗi ngẹn ngào khi kể về hoàn cảnh gia đình mình. Chồng mất sớm khi Đức chưa kịp chào đời, gánh nặng gia đình đặt lên đôi vai gầy của người mẹ.
Một mình chị Huệ phải tần tảo làm đủ mọi công việc từ phụ hồ đến gánh hàng thuê, bán hàng rong… để nuôi hai con khôn lớn.
“Năm hai tuổi thì cháu Đức phát bệnh, phải nhập viện điều trị. Các bác sĩ kết luận, Đức bị bệnh động kinh.
Không phụ lòng của mẹ, dù đau đớn về thể xác nhưng Đức rất ham học. 2 năm liền, Đức là học sinh giỏi của trường.Từ đó, mỗi ngày cháu đều phải uống thuốc để cầm cự với bệnh tật. Mọi thứ trong nhà tôi đã bán hết để lấy tiền chữa bệnh cho con với mong ước nó tiếp tục được đến trường với các bạn”, chị Huệ xúc động nói.
“Dù khó khăn đến đâu thì tôi cũng sẽ cố gắng lo cho cháu được ăn học đến nơi, bởi nó là niềm hy vọng của cả đời tôi. Hôm nay, con được nhận học bổng, tôi rất vui mừng.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Sở Giáo dục, các cơ quan đoàn thể và công ty AIC đã giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường”.
Về nguồn tiền học bổng nhận được, chị Huệ nói sẽ để dành để mua sắm sách vở, lo học phí cho con trai khi năm học mới đã cận kề.
Tạm gác lại những ngày ôn thi vất vả để chuẩn bị cho cuộc “vượt vũ môn” vào tháng 7 tới, em Ngô Thị Nga (học sinh lớp 12/9 Trường Trung học phổ thông Phạm Phú Thứ, Hòa Vang, Đà Nẵng) đến nhận học bổng trong niềm vui khôn tả.
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Hòa Vang, Nga sớm mồ côi cha khi con đường học hành còn dang dở. Lao động chính trong gia đình là người mẹ cũng đau ốm luôn nên Nga vừa học vừa phải phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống.
“Em không biết nói gì để diễn tả niềm vui của mình khi được nhận học bổng. Nhưng số tiền này em sẽ dành dụm để chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sắp tới”.
Nga cũng chia sẻ về ước mơ của mình là được bước lên giảng đường của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Dù phía trước còn nhiều khó khăn, chông gai, vất vả nhưng Nga cũng tự hứa với bản thân mình sẽ luôn nỗ lực cố gắng để không phụ những tấm lòng của thầy cô, bạn bè đã tin tưởng.
Trong sáng cùng ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cũng đã phát động chương trình hè, triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2019. Ngành giáo dục cũng đã khen thưởng cho các học sinh, giáo viên có thành tích trong chương trình “ngày yêu thương”.
Theo giaoduc.net
Khâm phục nghị lực cậu học trò mồ côi 2 năm giành 3 giải Nhất tỉnh môn Văn
Bố mất từ khi Hoàng 3 tuổi, mẹ phải gửi các em ở nhà cho bà nội già yếu trông coi để đi làm giúp việc ở thành phố. Cuộc sống khó khăn từ nhỏ nhưng với nghị lực vượt qua hoàn cảnh, vươn lên trong học tập, Trần Việt Hoàng (HS lớp 11A5, Trường THPT Can Lộc, Hà Tĩnh) đã giành nhiều thành tích xuất sắc khiến bạn bè, thầy cô nể phục.
Hoàn cảnh nuôi ý chí
Hoàng sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Khi Hoàng mới lên 3 và mẹ vừa sinh em gái thì bố em trong một lần đi làm không may gặp tai nạn qua đời. Từ đó tuổi thơ của Hoàng gắn với những chuỗi ngày khó khăn.
Lớn dần Hoàng vẫn được mẹ lo lắng cho em cắp sách tới trường như bao bạn bè khác. Tuy nhiên, việc học hành của em thiếu thốn rất nhiều thứ, từ sách vở áo quần cho đến việc đón đưa, nhưng không vì thế mà khiến em nhụt chí.
Hàng ngày Hoàng đạp chiếc xe đạp cọc cạch gần 4 cây số để tới trường, so với bạn bè cùng trang lứa, Hoàng thiếu thốn nhiều thứ, tuy nhiên không vì thế mà khiến em nhụt chí.
Hoàng kể, những năm học cấp 1, ngày nào em cũng tự cuốc bộ vài cây số để tới trường vì mẹ bận bịu không thể đưa đón. Ngoài ra, sách giáo khoa của em đều do mẹ xin sách cũ của những anh chị học trước ở trong làng, áo quần cũng không được mấy lần mang đồ mới...
"Nói về thiếu thốn so với bạn bè thì nhiều không biết bao nhiêu mà kể, nhiều lúc em cũng tủi thân, chạnh lòng nhưng em luôn đặt cho mình một lý tưởng đó là "Không bao giờ sống vì quá khứ và những khó khăn hiện tại mà hãy cố gắng vì tương lai". Điều đó đã tạo động lực giúp em phấn đấu" - Hoàng chia sẻ.
Mẹ đi làm thuê lâu lâu mới về nên anh em Hoàng tự lo cái ăn và bảo ban nhau cố gắng học tập.
Thấu hiểu những nhọc nhằn, khó khăn của mẹ, từ những năm học cấp 2, Hoàng đã biết phụ giúp mẹ nấu ăn sau những buổi tan trường. Khi lớn hơn, em theo mẹ ra đồng gặt lúa phơi rơm, những công việc đồng áng dần quen tay và trở nên đơn giản với Hoàng.
"Năm lên học lớp 10 vì chi phí học tập của em và em gái khá nhiều nên mẹ phải để chúng em ở nhà tự nuôi nhau, thỉnh thoảng nhờ bà nội đến trông nhà để mẹ đi làm giúp việc cho các gia đình ở thành phố kiếm thêm chi phí trang trải cho việc học của chúng em. Mẹ đi như vậy có khi 2, 3 tháng mới về cứ thế anh em chúng em tự động viên nhau học hành" - Hoàng kể.
Theo những người hàng xóm của Hoàng, vì mẹ đi làm xa nên ở nhà mấy sào ruộng từ việc gieo trỉa, cấy gặt... Hoàng đều tranh thủ sau những buổi tới trường tự tay làm hết. Ngoài ra những ngày hè, Hoàng còn đi gặt lúa thuê cho người trong làng để kiếm thêm chi phí trang trải việc học tập.
Thành tích đáng nể của cậu học trò nghèo
Hoàn cảnh khó khăn là thế, nhưng 11 năm cắp sách tới trường, năm nào Hoàng cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Từ năm lớp 8, em bắt đầu tham dự các kỳ thi học sinh giỏi môn Văn các cấp và giành được nhiều thành tích khá cao.
Những tấm bằng khen về thành tích học tập của Hoàng treo kín tường nhà.
Đặc biệt khi bước vào cấp 3, năm lớp 10 em giành giải Nhất tỉnh môn Văn và trong năm học 2018-2019 này em giành 2 giải Nhất tỉnh môn Văn gồm: giải Nhất môn Văn dành cho học sinh lớp 11 và giải Nhất môn Văn dành cho học sinh lớp 12 (Hoàng thi vượt cấp).
Nói về tình yêu và niềm đam mê học Văn, Hoàng cho biết, từ những khó khăn vất vả tuổi thơ, chứng kiến những gian nan gánh nặng trên vai mẹ và người dân nơi quê nghèo đã xoáy sâu vào tâm hồn của em. Từ đó, tình yêu với những con người lam lũ ruộng đồng lớn dần thành tình yêu quê hương, đất nước khiến con người Hoàng có nhiều xúc cảm và đam mê môn Văn hơn.
Bí quyết để Hoàng học Văn tốt là đọc và viết nhiều, từ đó tích lũy những cái hay và khắc phục điểm còn hạn chế.
Hoàng cũng vui vẻ chia sẻ một số bí quyết học Văn của mình cụ thể: Ở lớp em luôn chăm chú, bám sát các bài giảng của thầy cô, còn khi về nhà thì cố gắng dành thời gian viết càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, Hoàng còn chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay để ghi ra những dòng văn hay mà em chắt lọc từ sách tham khảo và một số trang mạng. Và một điều rất quan trọng đối với Hoàng là tập viết thật nhiều các bài văn.
"Quan điểm của em khi học Văn là viết thật nhiều để mình thấy những cái được và cái chưa hay, từ đó mình chắt lọc được những điểm tốt và những điểm chưa được thì cố gắng khắc phục" - Hoàng nói.
Nói về cậu học trò cưng, cô Trần Lệ Hoa - giáo chủ nhiệm lớp 11A5, Trường THPT Can Lộc, người trực tiếp giảng dạy và ôn luyện môn Văn cho Hoàng cho hay, Hoàng là một học sinh rất ngoan hiền, khiêm tốn. Trong lớp Hoàng luôn hòa đồng, sẵn sàng chia sẻ cùng bạn bè, Hoàng cũng là người tiên phong trong các hoạt động tập thể.
Được biết, ước mơ của Hoàng sau này là thi vào Trường Sỹ quan Chính trị. Với những nghị lực trong con người em, chúng tôi tin rằng giấc mơ của em sẽ trở thành hiện thực.
Theo Dân trí
Sóc Trăng tặng 550 xe đạp cho học sinh nghèo Hôm nay (8/3), Hội khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ trao tặng 550 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Hội khuyến học tỉnh Sóc Trăng còn tặng 5.500 cuốn tập cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Khmer gặp khó khăn trong học tập....