Học bổng 300 tỷ đồng dành cho 10.000 nhà quản trị
Dự án sẽ đào tạo 10.000 nhà quản trị trong vòng ba năm (2013 – 2015) với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới 300 tỷ đồng.
Nhằm xây dựng thế hệ doanh nhân mới giàu bản lĩnh, trí tuệ, vững vàng trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, tháng 03/2013, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – ĐH FPT cùng với nhiều doanh nhân thành đạt, nhà kinh tế học tâm huyết đã sáng lập và triển khai dự án “Đào tạo 10.000 nhà quản trị đẳng cấp”.
Dự án sẽ đào tạo 10.000 nhà quản trị trong vòng ba năm (2013 – 2015) với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới 300 tỷ đồng, tương ứng mỗi thành viên tham gia dự án sẽ được nhận học bổng trị giá khoảng 30 triệu đồng. Ngân sách Dự án được lấy từ Quỹ đồng hành cùng doanh nghiệp thuộc Tập đoàn FPT và nguồn huy động từ một số quỹ Phát triển doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Để trở thành thành viên của Dự án và được nhận học bổng, người đăng ký phải là doanh nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp, thành viên ban điều hành từ cấp bậc quản lý trở lên hoặc có khát vọng khởi nghiệp, độ tuổi từ 25 tới 45.
Các thành viên của dự án sẽ được rèn luyện qua 3 giai đoạn đào tạo:
Giai đoạn 1 mang tên “Thay đổi để phồn vinh” nhằm truyền tải những tư duy mới trong kinh doanh với các nội dung: chân dung nhà quản trị đẳng cấp thế giới, mô hình hoạt động và cấu trúc doanh nghiệp Việt, khơi nguồn và điều tiết dòng tiền.
Giai đoạn 2 là “Đột phá giành lợi thế”, mục đích là trang bị những kiến thức, kỹ năng quản trị hiện đại một cách căn bản với chương trình đạo tạo được chắt lọc từ những nội dung tinh túy nhất của chương trình MBA dành cho những nhà lãnh đạo.
Giai đoạn 3 mang tên “Củng cố để trường tồn”, giai đoạn này nhằm kiện toàn năng lực nhà quản trị bằng các chương trình huấn luyện nâng cao, chú trọng tới việc ứng dụng các công cụ đã được trang bị ở giai đoạn 2 đồng thời cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng mới cần thiết cho việc quản trị toàn diện của CEO.
Tất cả các học viên được công nhận là thành viên Dự án sẽ được tài trợ 100% học phí trong Giai đoạn 1 và được nhân tới 50% học bông cho các giai đoạn đào tạo tiêp theo. Điều đặc biệt là chính mỗi thành viên dự án sau mỗi đợt tu nghiệp có thể trở thành Giảng viên nội bộ trực tiếp huấn luyện và dẫn dắt đội ngũ của mình thực hiện thành công mục tiêu chung của tổ chức.
Thành viên Dự án được tham gia nhiêu hôi thảo chuyên đê với sự tham gia của những nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tê, doanh nhân thành đạt.
Hội đồng Cố vấn của Dự án gồm nhiều doanh nhân thành đạt, nhà kinh tế học tâm huyết như: PGS. TS. Trương Gia Bình – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FPT; TS. Trần Phương Lan – Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh (FSB), Trường Đại học FPT; ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT; ông Vũ Đức Thắng – Phó TGĐ SGS Việt Nam; chuyên gia – Vũ Quang Thịnh và nhiều chuyên gia đến từ các trường đại học và tổ chức tư vấn quốc tế hàng đầu.
“Ngoài việc được trang bị những kiến thức và kỹ năng quản lý hiện đại, khi tham gia dự án, thành viên có thể đưa ra những khó khăn mà doanh nghiệp mình đang phải đối mặt trong quá trình hoạt động gửi tới Ban Thư ký của Dự án. Sau khi làm rõ những vướng mắc của doanh nghiệp, Ban Thư ký sẽ cùng với Hội đồng Cố vấn nghiên cứu và đưa ra những giải pháp tối ưu cho bài toán hiện tại của doanh nghiệp học viên.” – TS. Trần Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) thuộc ĐH FPT, thành viên Hội đồng Cố vấn Dự án chia sẻ.
Quá trình xét duyệt hồ sơ của Dự án:
Video đang HOT
- Bước 1. Nộp hồ sơ. Ứng viên điền Đơn xin xét duyệt trở thành thành viên Dự án. Đơn được đăng tải tại trang web: www.fsb.edu.vn/pub và gửi về địa chỉ: duan10000@fsb.edu.vn. Hotlines: 090 492 2211 (Hà Nôi), 0909 245 886 (TP. HCM).
- Bước 2. Xét duyệt hồ sơ. Hội đồng Tuyển sinh xét duyệt hồ sơ và lựa chọn các ứng viên phù hợp.
- Bước 3. Thông báo kết quả. Kết quả được đăng tại tại website:www.fsb.edu.vn/pub trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Dự án đã bắt đâu nhân hô trên toàn quôc. Đợt đào tạo đầu tiên tại Hà Nôi sẽ diễn ra vào ngày 21/03/2013 với chủ đê “Tư duy thịnh vượng” do TS. Tạ Ngọc Câu, giảng viên ĐH FPT chia sẻ.
Đê biêt thông tin chi tiêt và đăng ký tham dự, vui lòng truy câp website: www.fsb.edu.vn/pub
Theo Dantri
Cuộc đối đầu với 'những kẻ điên giết người'
Nhiều tội phạm "giả tâm thần" để thoát tội, giảm án hoặc trì hoãn việc xét xử thế nhưng với con mắt tinh tường các bác sĩ giám định pháp y tâm thần dễ dàng phát hiện ra điều này.
Hãi hùng lật giở hồ sơ bệnh án
Gần đây, dư luận bất bình với nhiều đối tượng phạm trọng tội như giết người, hiếp dâm trẻ em nhưng lại được giảm án thậm chí là được thoát tội vì có kết luận: "Mắc bệnh tâm thần khi gây án, không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự ".
Như trường hợp của bị cáo Đặng Trần Hoài bị bắt vì sát hại cháu bé 4 tuổi, hãm hiếp cháu 8 tuổi ở Sơn Tây đã giả tâm thần để trốn tội. Ở phiên xử sơ thẩm, hắn liên tục kêu "cháu đau đầu quá" "không nhớ" nhằm kéo dài thời gian xét xử. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử khẳng định Hoài không bị tổn thương thần kinh và bị Tòa án Nhân dân Tối cao tuyên án tử hình ngày 17/1/2013.
Rồi năm 2011, siêu lừa Đặng Văn Lưu (48 tuổi, Hà Tĩnh) bị bắt vì chiếm đoạt 13 tỷ đồng, bị cáo đã giả điên và điều trị tại Bệnh viện Tâm thần trung ương để trốn tội. Với kết luận của bệnh viện, tòa phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với hắn. Nhưng sau đó, hắn đã bỏ trốn khỏi viện thoát tội.
Những vụ án như vậy làm dấy lên làn sóng phẫn uất của người dân, làm đau đầu các cơ quan chức năng công an trong việc xét xử. Để tìm hiểu rõ vụ việc trên, chúng tôi tìm đến Viện giám định pháp y tâm thần trung ương (GĐPYTT), Thường Tín, Hà Nội.
Cổng Viện giám định pháp y tâm thần trung ương im ắng, đóng chặt.
Khu vực bên trong là nơi theo dõi giám định của 94 đối tượng phạm tội được cách ly hoàn toàn qua những cánh cửa sắt chắc chắn. Đi dọc hành lang, tôi thấy từng tốp bệnh nhân bước lững thững trong khuôn viên viện, rồi ngồi thẫn thờ nhìn ra cửa với ánh mắt ngờ nghệch đến đáng sợ.
Khuôn viên bên trong Viện. Vài bệnh nhân là tội phạm ngơ ngẩn ngồi trên ghế đá.
Trao đổi với bác sĩ Dương Văn Lương, Phó Viện trưởng Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương, chúng tôi được biết Viện giám định pháp y tâm thần trung ương có chức năng tiếp nhận các đối tượng phạm tội được đưa đến trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thấy có dấu hiệu bệnh tâm thần để xác định xem thời điểm trước khi phạm tội, khi phạm tội hay sau khi phạm tội đối tượng có bệnh hay không có bệnh, khả năng điều khiển hành vi trong các giai đoạn ấy.
Về trường hợp kẻ phạm tội giả tâm thần để thoát tội, ông Lương cho biết: "Không nói giả điên mà chúng tôi chỉ xác định đối tượng có bệnh hay không có bệnh qua quá trình giám định, hội chẩn.
Số lượng kết luận không có bệnh là không nhiều, một năm có 1 - 2 trường hợp. Trong trường hợp tội phạm giả bệnh vẫn phải chịu hình phạt của pháp luật thậm chí đó là tình tiết tăng nặng vì kéo dài thời gian xét xử".
Việc xác định đối tượng có bệnh hay không có bệnh không hề dễ dàng. Bởi các rối loạn tâm thần có trên 300 thể rất phức tạp và khó nhận biết. Bác sĩ Lương lấy ví dụ, rối loạn do sang chấn, rối loạn thích ứng sau khi phạm tội bị giam giữ hoặc trong thời gian xét xử trường hợp sử dụng chất ma túy tổng hợp, gây ảo giác, loạn thần nhất thời... hay người bệnh có hoang tưởng, mắc ảo thanh có người muốn giết mình.
Theo bác sĩ Lương, vấn đề nhức nhối hiện nay là nhiều tội phạm "vin" vào quy định của Bộ luật Hình sự về các tình tiết giảm nhẹ, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong điều 13 và 46 có ghi.
Trường hợp, đối tượng có bệnh nhưng ở giai đoạn ổn định, mức độ nhẹ, chỉ hạn chế năng lực hành vi hoặc có dấu hiệu bệnh lý tâm thần trong thời gian xét xử, giam giữ thì sau khi điều trị xong ở Viện về vẫn phải chịu hình phạt chứ không được giảm nhẹ tội.
Còn nếu người phạm tội có bệnh nhưng vẫn có khả năng điều khiển hành vi thì phải chịu hình phạt của pháp luật. Trường hợp bệnh nặng do hoang tưởng, ảo giác chi phối, người bệnh mất khả năng nhận thức được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau khi điều trị ổn thì trả về địa phương, cộng đồng.
Để nhận ra đối tượng có "bắt chước" triệu chứng bệnh tâm thần hay không, xác định bệnh ở giai đoạn nào, ổn định hay nặng để hỗ trợ cơ quan xét xử đòi hỏi các bác sĩ giám định phải "đau đầu", căng mắt đấu trí.
"Vải thưa không che được mắt thánh"
Đối đầu với "những kẻ điên" đã gần 30 năm nay, bác sĩ Dương Văn Lương không lấy làm lạ đối với những "ca khó". Ông cười: "Làm nghề quen với công việc rồi, tiếp cận với những người bệnh tâm thần tội phạm mất khả năng điều khiển hành vi dễ có những xung đột mạnh gây nguy hiểm cho mình, nó đòi hỏi chuyên môn của bác sĩ giám định. Người bệnh tâm thần không nhận mình có bệnh, điều trị chống đối hơn nữa lại là đa phần là giết người nên phải khéo léo, tinh tường và luôn đề phòng".
Được biết, những đối tượng đang điều trị tại đây có đến gần 90% phạm tội giết người, thậm chí còn giết bố mẹ, giết vợ con, giết 3 - 4 người, khiến dư luận ghê sợ.
Bác sỹ Lương kể về trường hợp bệnh nhân Thành ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ), loạn thần do rượu, bị hoang tưởng ảo giác, giết vợ và 2 đứa con. Hay đối tượng Đỗ Văn Việt (SN 1973) ở phường Vạn Phúc, Hà Đông ra tay giết bố. Trong thời gian điều trị, hắn dùng dao đâm nhiều nhát vào người điều dưỡng nữ Phạm Thị Xuân của Trung tâm Hỗ trợ tâm thần Hà Nội (thuộc xã Thụy An, Ba Vì) gây xôn xao dư luận đầu năm nay.
Bác sỹ Dương Văn Lương, Phó Viện trưởng Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương gắn bó với nghề gần 30 năm nay.
Nguy hiểm, phức tạp là thế, nhưng bằng nghiệp vụ chuyên môn, các bác sỹ đã xác định đối tượng giả bệnh hay bệnh thật. Theo ông, để đưa ra kết luận cuối cùng cần tập hợp hàng loạt các chứng cứ như hồ sơ từ gia đình, hàng xóm, chính quyền địa phương, hồ sơ bệnh viện, lấy ghi chép từ bản hỏi cung, nhận xét của can phạm, quản giáo, y tế trạm nếu đối tượng bị giam giữ.
"Chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn chuẩn đoán của quốc tế, triệu chứng nào thuộc bệnh nào, triệu chứng thật hay giả. Để xác định, chúng tôi quan sát cử chỉ, hành động của bệnh nhân hàng ngày, theo dõi bằng camera, bằng lời nói, hoạt động của đối tượng với người khác... Khi bệnh nhân kêu đau đầu, chóng mặt, mình xác định xem có dùng thuốc ma túy tổng hợp gây ảo giác hay không?", bác sĩ Lương giải thích.
Chia sẻ về kinh nghiệm trong việc giám định, bác sĩ Bùi Thị Luyến cho biết: "Nếu bệnh nhân giả bệnh, cho dùng thuốc sẽ không chịu đựng được".
Một khó khăn nữa trong nghề này là thời gian giám định eo hẹp bởi còn liên quan tới thời hạn điều tra, truy tố xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thời gian giám định trung bình là một tháng dưới sự theo dõi của cơ quan công an. Có nhiều trường hợp bệnh phức tạp, khó xác định phải mất vài tháng, nửa năm, thậm chí là nhiều vụ án phải giám định lại nhiều lần.
Công việc giám định pháp y tâm thần trung ương được coi là nghề "mổ xẻ cái đầu" để tìm ra bệnh. Không dễ để các bác sỹ pháp y kết luận bệnh nhân có bệnh hay không. Nghề này chưa được xã hội đánh giá cao nên số lượng bác sỹ tâm huyết với nghề rất ít mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho những người làm trong ngành này. Theo bác sĩ Lương, 3 năm nay Viện chỉ tuyển được 1 bác sĩ, năm vừa rồi tuyển không ai vào.
Điều 46 của Bộ luật hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong đó Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo soha
Chống ùn tắc bằng hệ thống giao thông thông minh Các giải pháp giảm ùn tắc như sử dụng camera tích hợp với phần mềm thống kê lưu lượng giao thông tự động, đèn tín hiệu tự động thay đổi chu kỳ... được Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sáng 11/3. Theo đại diện VINASA, hiện lưu lượng giao thông trên các...