Học bổng 100% học phí tại nhóm trường 1994 tại Anh
Nhóm trường 1994 (1994-Group) là hiệp hội đại diện cho 19 trường đại học nghiên cứu chuyên sâu hàng đầu ở Anh. Nhóm trường này, thông báo cấp học bổng tới 100% học phí cho khóa khai giảng tháng 9.
Được thành lập vào năm 1994, nhóm có phương châm đẩy mạnh quá trình nghiên cứu giảng dạy, nâng cao kinh nghiệm học tập cho sinh viên trong các trường đại học để đạt được trình độ giáo dục cao nhất. Trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực không ngừng nhóm trường 1994 đã được công nhận trên toàn thế giới.
Các đại diện của nhóm các trường 1994 ở Anh gồm: University of Bath; Birbeck, University of London; Durham University; University of East Anglia; University of Exeter; Goldsmith, University of London; Institute of Education, University of London; Royal Holloway, University of London; Lancaster University; University of Leicester; Loughborough University; University of Reading; University of Reading; University of St. Andrews; School of Oriental and African Studies; University of Surrey; University of Sussex; University of York.
Nội dung học bổng:
Đại học Bath cấp học bổng trị giá 3.000 GBP cho bậc thạc sĩ. Ngoài ra, còn có các học bổng từ 1.000 đến 5.000 bảng cho các ngành học cụ thể.
Đại học East Anglia cấp học bổng dành cho sinh viên quốc tế trị giá 10% học phí; học bổng 100% học phí dành cho khoá Foundation; học bổng 20% – 50% học phí dành cho khoá A-level; học bổng 10% -30% học phí dành cho khoá Diploma.
Đại học Essex cấp 10 học bổng trị giá 1.000 GBP cho sinh viên đại học ngành khoa học máy tính, kỹ sư điện và luật; chương trình dự bị Bridging year cấp 10 suất học bổng trị giá 1.000 GBP; trường kinh doanh trao học bổng trị giá 2.000 GBP cho sinh viên bậc thạc sĩ (hạn: 31/3); học bổng Vice-Chancellor trị giá 2.000 GBP cho sinh viên bậc thạc sĩ; học bổng dành cho bậc thạc sĩ khối kinh tế trị giá 4.000 GBP.
Đại học Goldsmiths, London cấp học bổng dành cho sinh viên quốc tế trị giá 5.000 GBP và có thể lên tới 100% cho sinh viên quốc tế học thạc sĩ và nghiên cứu.
Đại học Leicester cấp học bổng trị giá 10% học phí cho sinh viên đại học đến từ các trường cao đẳng đối tác của trường gồm: học bổng 3.500 GBP cho khoá Foundation; học bổng 2.500 GBP cho chương trình thạc sĩ; học bổng 5.000 GBP cho chương trình tiến sĩ.
Đại học Queen Mary, London dành 5 học bổng 5.000 GBP cho MSc Economics; 5 suất 5.000 GBP cho MSc Finance and Econometrics; 3 suất 7.000 GBP cho MSc Banking and Finance; 3 suất 7.000 GBP cho MSc Investment and Financ; 3 suất 7.000 GBP MSc Banking; 3 suất 7.000 GBP cho MSc Business Finance; 3 suất 7.000 GBP MSc Finance; học bổng 1.500 GBP và 4.000 GBP cho Science and Engineering (đại học và thạc sĩ).
Đại học Loughborough cấp học bổng dành cho sinh viên quốc tế trị giá 25% học phí. Ngoài ra các khoa kinh tế, khoa học xã hội,… trường cũng có các học bổng tương đương 10%, 20% hoặc 50% học phí tùy từng ngành cụ thể.
Đại học Reading dành 10 suất học bổng 10.000 GBP cho sinh viên thạc sĩ có điểm học tập cao; học bổng từ 1.000 đến 6.000 GBP cho khoá MSc Marketing and International Management; học bổng 10% tiền học phí cho các khoá thạc sĩ.
Đại học Royal Holloway, London dàng 11 suất học bổng cho sinh viên quốc tế xuất sắc trị giá 4.000 GBP. Ngoài ra, còn các suất học bổng tự động cho các ngành Earth Science (500 GBP), Biosciences hoặc Computer Science (1.000 GBP)
Đại học Surrey dành học bổng Chancellor trị giá 3.000 GBP cho sinh viên học khóa đại học.
Video đang HOT
Đại học Sussex dành 40 suất học bổng quốc tế Chancellor trị giá 3.000 GBP một năm dành cho sinh viên theo học khóa đại học.
Đại học York dành học bổng dành cho sinh viên quốc tế trị giá 30% học phí hoặc 15% học phí.
Ngoài ra một số ngành đào tạo bậc thạc sĩ tại trường Kinh doanh Henley cũng có các học bổng từ 600 đến 6.000 GBP.
Liên hệ: Công ty dịch vụ giáo dục Toàn Cầu GSE-beo
Số 58 phố Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 04 3 7713561 – 04 37245006.
Email: Hanoi@gse-beo.edu.vn hoặc Website: http://www.gse-beo.edu.vn/
Theo VNE
Thủ khoa 2 trường Đại học: 'Quan trọng nhất là tự học'
"Khi vào thi trực tiếp, thí sinh có một khoảng thời gian để đọc đề thi. Bạn cần phải đọc thật nhanh 2/3 đề thi, chọn ra những câu bạn có khả năng làm được, rồi "giải quyết" ngay. Sau đó, bạn dành thời gian cho những câu khó hơn".
Nguyễn Trường Thịnh là cựu học sinh lớp chuyên Toán, trường THPT thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trường Thịnh đỗ thủ khoa khối A Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM với số điểm làm tròn 28,5 đỗ thủ khoa Đại học Y Dược TP.HCM với điểm số 29,5 (chưa tính điểm ưu tiên).
Cởi mở nhưng khiêm tốn, Nguyễn Trường Thịnh chia sẻ những kinh nghiệp học tập, ôn thi Đại học các môn thuộc 2 khối A và B đưa bạn đến với danh hiệu &'thủ khoa đúp' của 2 trường Đại học danh tiếng.
Môn Toán: Cần một cuốn sổ nhỏ để ghi lại tất cả những gì cần nhớ
Đối với môn Toán, chàng thủ khoa đạt điểm tuyệt đối ở môn Toán khối B chia sẻ những "bí kíp" để đạt điểm cao: "Điều quan trọng cần nhớ là bạn phải làm thật kĩ. Kĩ trong từng thao tác tính toán và cả trong cách trình bày. Trình bày một bài toán sao cho thật khoa học và dễ hiểu sẽ giúp bài thi có được ấn tượng tốt với giám khảo. Lý thuyết, công thức là điều căn bản cần nhớ, nhưng mình nghĩ không cần bận tâm nhiều vào việc chứng minh nó.
"Cần hơn là nên chấp nhận nó và dành nhiều thời gian để luyện tập sử dung nó cho nhuần nhuyễn. Bạn cũng nên có 1 cuốn sổ nhỏ để ghi chú lại những công thức thường dùng, và những dạng bài hay mà bạn gặp được trong sách", Thịnh chia sẻ.
Trường Thịnh cho biết, để ôn tập hiệu quả tất cả các môn học, việc đầu tiên là mình cần chia chuyên đề theo môn để ôn tập kĩ kiến thức. Việc này sẽ tạo cho thí sinh một cái nền vững chắc, từ đó việc giải các đề thi sẽ hiệu quả hơn.
Thịnh cho rằng giải đề là cách hiệu quả để mình vừa ôn tập, lại vừa có thể làm quen với việc thi đại học thực sự. "Tuy nhiên, mình cần chú ý lựa chọn nguồn đề thi chất lượng, đừng giải tràn lan. Với lại, việc mình giải bao nhiêu đề không quan trọng bằng việc sau từng đề đã giải, mình có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì để giải tốt hơn cho những lần sau".
"Thủ khoa đúp" Nguyễn Trường Thịnh
Môn Vật lý: Không nên học vẹt công thức
Theo Thịnh, trong đề thi Vật lý, khó khăn mà các thí sinh gặp phải luôn nằm trong 2 phần bài tập của dao động và dòng điện xoay chiều. Đối với những "cửa ải" này, các thí sinh cần có sự rèn luyện về phương pháp giải. Mỗi bài tập luôn có nhiều cách giải, đối với Thịnh, bạn luôn chọn một cách giải mà mình cảm thấy phù hợp nhất và tập luyện nó.
Ví dụ: đối với dạng bài tập dao động cơ có 2 phương pháp giải: tính toán và vẽ giản đồ gặp loại bài tập này, Thịnh chọn vẽ giản đồ.
Phần lý thuyết của môn Vật lý chiếm tỉ lệ khoảng 30% số câu trong đề thi. Theo Thịnh, phần nhiều các câu lý thuyết đều nằm trong chương trình sách giáo khoa nên việc nếu chăm chỉ thì việc giành điểm số tối đa trong phần lý thuyết không quá khó khăn.
Vấn đề còn lại là bài tập, Thịnh bật mí: "Trước khi thi, mình tập giải các đề thi mẫu và canh thời gian khi làm bài. Lâu dần, khi kiến thức đã vững, mình ép thời gian lại để giải trọn vẹn một đề thi. Khi vào thi trực tiếp, thí sinh có một khoảng thời gian để đọc đề thi. Bạn cần phải đọc thật nhanh 2/3 đề thi, chọn ra những câu bạn có khả năng làm được, rồi "giải quyết" ngay. Sau đó, bạn dành thời gian cho những câu khó hơn".
Môn Lý là một câu nhiều công thức và rất khó thuộc. Theo Thịnh, cách thuộc công thức không đơn giản là chỉ học bài, mà quan trọng nhất là phải hiểu cách chứng minh công thức ấy. Làm nhiều bài tập, va chạm với công thức, thí sinh sẽ tự nhập tâm công thức mà không cần phải học vẹt.
Môn Hóa học: Kiến thức bao trùm cả ba khối lớp 10-11-12
Môn Hóa học là môn có ở cả 2 khối A và B, nhưng theo ý kiến riêng của Thịnh: Đề môn Hóa khối A có phần đơn giản hơn đề Hóa của khối B. Phần lý thuyết Hóa khối B sâu hơn, những chi tiết trong các bài tập đòi hỏi cao đến mức các thí sinh phải học thuộc lòng một khối lượng kiến thức không nhỏ đặc biệt là tên các chất, quặng... Đây là điều mà đa số thí sinh dự thi môn Hóa đều... ngao ngán.
Theo Thịnh, môn Hóa là một môn học đòi hỏi nền tảng kiến thức vững. Phần lý thuyết sẽ bao trùm kiến thức của khối lớp 10-11-12, do đó, nếu thí sinh không tập trung cho môn học này thì sẽ khó mà có điểm cao.
Vấn đề quan trọng nhất đối với đề thi Hóa là kiến thức sách giáo khoa. Theo Thịnh, nếu nắm chắc kiến thức trong sách, có thể đạt ít nhất 5 điểm. Phần bài tập nâng cao trong các sách tham khảo chỉ có tác dụng khi người giải đã có nền tảng kiến thức sách giáo khoa thật vững. "Bài tập nâng cao cũng chỉ là sự nâng cao từ các kiến thức cơ bản"- Thịnh nói.
Việc chọn sách tham khảo đối với môn Hóa hay bất kỳ môn học nào khác với Thịnh cũng có nguyên tắc riêng. Thịnh chọn những cuốn sách tham khảo của những nhà xuất bản bạn tin cậy, chọn sách chất lượng chứ không nên tràn lan.
Môn Sinh học: Đừng để đáp án "nhiễu" đánh lừa.
Đối với môn Sinh học, Thịnh cho rằng phần tính toán không quá khó. Môn Sinh nặng về suy luận, muốn đạt điểm cao môn này, người làm bài phải thật kỹ lưỡng.
Phần lý thuyết Sinh học nằm nhiều ở lớp 12, phần bài tập tính toán nằm chủ yếu trong các câu hỏi về di truyền. Theo anh chàng thủ khoa, muốn làm tốt môn Sinh phải đọc hết sách giáo khoa ít nhất là 2 lần, trong lớp cần phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng.
Để việc học hiệu quả hơn, thí sinh nên lập nhóm học tập khoảng 4-5 người cùng một khối thi nhằm trao đổi những ý tưởng, phương pháp giải sao cho hiệu quả.
Có một vấn đề mà các thí sinh dự thi môn Sinh hay gặp phải là trong cùng một câu hỏi trắc nghiệm, có rất nhiều đáp án hao hao giống nhau, nhưng chỉ có một đáp án chính xác. Thịnh cho biết, để tránh tối đa việc bị các đáp án "nhiễu" đánh lừa, thí sinh nên tìm các yếu tố sai (có thể rất nhỏ) trong các đáp án và loại bỏ ngay.
Phương pháp loại trừ kiểu này đã mang lại cho Thịnh điểm số 9,75 trong môn Sinh học trong kỳ thi ĐH - CĐ năm 2011.
Hiện nay, Nguyễn Trường Thịnh đã trở thành sinh viên khoa Dược, trường Đại học Y Dược, TP.HCM
Có phương pháp tự học
Luôn khẳng định: Quan trọng nhất là tự học, nhưng thủ khoa Nguyễn Trường Thịnh cho rằng việc tự học chỉ có kết quả tốt nhất nếu người học có phương pháp tự học hợp lý, khoa học.
Thịnh cho biết, bạn bắt đầu bước vào ôn thi Đại học vào thời điểm tháng 3 (3-4 tháng trước khi thi Đại học). Trong thời điểm từ tháng 3 đến tháng 6, bạn ôn tất cả các kiến thức cơ bản và chia ra từng chương để ôn. Từ tháng 6 trở đi, sau khi thi xong tốt nghiệp, bạn bắt đầu tập giải đề thi Đại học.
Một tuần 7 ngày, Thịnh chia ra: 1 ngày học Toán, 6 ngày còn lại chia đều cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.
Việc chọn trường, theo Thịnh, cũng nên là sự dung hòa giữa các yếu tố: năng lực - đam mê - nhu cầu xã hội và định hướng của người lớn không nên chọn những trường quá sức hoặc những trường thí sinh thực sự không thích, vì nếu phải chọn lựa lại, thí sinh sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Điều mà cuối cùng mà thủ khoa Nguyễn Trường Thịnh muốn chia sẻ với các thí sinh của kỳ thi ĐH-CĐ năm 2012 là: Hãy tôn trọng giấc ngủ của mình. Thí sinh nên để đầu óc thư thái nhất trước khi dự thi, tránh mọi áp lực có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập nhiều năm trời của bạn.
Vài nét về Trường Thịnh 12 năm học sinh giỏi. Lớp 12 với điểm số trung bình các môn 9,2, Trường Thịnh còn đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi Toán cấp tỉnh, khu vực và Quốc gia như: giải Nhất cấp tỉnh trong kỳ thi học sinh giỏi Toán cấp tỉnh, giải Khuyến khích học sinh giỏi Toán cấp Quốc gia, Huy chương Đồng môn Toán trong cả hai cuộc thi Olympic 30/4 và Olympic Đồng bằng sông Cửu Long ở năm học lớp 11. Năm học lớp 12, Thịnh đạt giải Ba trong kỳ thi giỏi Toán Quốc gia và giải Nhất khu vực miền Nam trong cuộc thi giải Toán trên máy tính cầm tay.
Đ.S - X.H
Theo Infonet
Đà Nẵng: Tưng bừng Ngày hội học sinh tiểu học Ngày 25/2, hàng ngàn học sinh tiểu học ở khắp 7 quận, huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng có một ngày vui tưng bừng trong Ngày hội học sinh tiểu học do ngành GD-ĐT TP Đà Nẵng tổ chức tại Trường tiểu học Bế Văn Đàn. Theo đó, hàng ngàn học sinh tham dự ngày hội đã cổ vũ nhiệt tình cho...