Học bằng sách điện tử vì chưa có SGK, GV không thể giao bài tập về nhà cho HS
Bước sang tuần thứ 2 năm học mới nhưng SGK chương trình GDPT 2018 vẫn chưa ‘cập bến’ nhà trường, khiến học sinh loay hoay vì phải…
học chay
Dù đã bước sang tuần thứ 2 của năm học mới, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, ở một số địa phương, sách giáo khoa, sách chuyên đề, tài liệu giáo dục địa phương phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn chưa đến tay giáo viên và học sinh, khiến một số môn vẫn đang phải học chay.
Loay hoay vì… học chay
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phạm Minh Thế, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Châu (thị trấn Yên Châu, Sơn La) cho biết, theo khảo sát của trường, hiện tại, học sinh các khối lớp cơ bản trang bị đầy đủ sách giáo khoa để phục vụ quá trình học tập. Song, trường còn thiếu tài liệu các môn thuộc chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 10.
“Sở dĩ thiếu tài liệu chương trình giáo dục địa phương lớp 10 vì tài liệu của môn học này do tỉnh Sơn La ban hành. Hiện, nhà trường vẫn đang chờ kế hoạch hướng dẫn tiếp theo của tỉnh”, thầy Phạm Minh Thế chia sẻ.
Nhiều trường sử dụng sách điện tử thay cho sách giáo khoa đầu năm học mới. Song, phương pháp này chỉ nên là tình thế vì nếu kéo dài sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, nhất là khi đổi mới sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 học sinh cần có sách để tự nghiên cứu.
Sách điện tử được áp dụng trong tiết học Lịch sử lớp 10 của Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Thầy Đặng Văn Việt, giáo viên môn Lịch sử, Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) chia sẻ: “Hiện tại, khó khăn lớn nhất của thầy và trò lớp 10 đó là chưa có đủ sách giáo khoa môn Lịch sử theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông thường, nếu học mà không có sách giáo khoa thì sẽ rất khó chưa kể năm nay là năm đầu tiên lớp 10 triển khai chương trình mới, sách giáo khoa mới.
Do chưa có sách nên giáo viên sẽ sử dụng sách giáo khoa điện tử để dạy cho học trò. Song, khi học sinh nghe giảng mà không có sách để theo dõi song song thì việc tiếp nhận kiến thức của các em sẽ kém hiệu quả. Hơn nữa, việc giao bài tập về nhà cũng như học sinh chủ động nghiên cứu bài trước giờ lên lớp sẽ khó thực hiện do các em không có sách và không phải em nào cũng có điện thoại, máy tính để tiếp cận với tài liệu trực tuyến”.
Kiến thức học sinh thu nhận được là mục tiêu cuối cùng của việc học, triển khai chương trình mới nhưng không có sách giáo khoa thì không chỉ thiệt thòi cho học sinh mà còn gây khó cho đội ngũ giáo viên.
Tiết học Lịch sử của học sinh lớp 10, Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La chưa có đủ sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Cùng trao đổi về vấn đề này, thầy Đinh Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) cho biết, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Do đó, nhằm hỗ trợ học sinh tiếp cận sách giáo khoa, trước khi vào năm học mới, trường tiến hành đặt sách giáo khoa lớp 10 với đơn vị phân phối. Đáng tiếc là tính đến ngày 11/9, trường chưa nhận được đủ số lượng đầu sách dẫn đến việc học sinh thiếu sách ở một số bộ môn.
Video đang HOT
“Cụ thể, đối với chương trình lớp 10, trường đang thiếu sách giáo khoa ở 3 môn là Lịch sử, Ngữ văn và Hóa học. Nhà trường cũng đã báo cáo để có hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trước mắt, giáo viên sẽ sử dụng sách điện tử nhằm đảm bảo tiến độ chương trình, còn tạm thời, học sinh sẽ tiếp tục chờ sách giáo khoa”, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương chia sẻ.
Thầy Hiệu trưởng thông tin thêm, qua hơn 1 tuần triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 10, khó khăn lớn nhất và cũng là thách thức đối với nhà trường đó là kiến thức cấp dưới của học sinh ở một số môn đang bị hổng nhiều khiến các em tiếp cận chương trình mới càng khó khăn hơn.
Lý giải rõ hơn về vấn đề này, thầy Đinh Tiến Dũng cho biết, ở lớp 9, các em học chương trình cũ, lên lớp 10 thì học chương trình mới nên có nhiều nội dung phải tiến hành bổ túc để học sinh có sự kết nối, dễ dàng liên thông kiến thức khi giao thoa giữa 2 cấp học.
Bên cạnh việc thực hiện lịch học chính khóa, trường tổ chức dạy bổ túc kiến thức cho học sinh khối 10 đan xen vào buổi chiều, nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả dạy và học chương trình giáo dục phổ thông 2018.
“Lo lắng vì học sinh đang “hổng” kiến thức, đến khi học thì lại không có đủ sách nên nhà trường, giáo viên rất vất vả trong quá trình dạy học”, thầy Đinh Tiến Dũng chia sẻ.
Không để học sinh “học chay” kéo dài
Thông tin về một số trường trên địa bàn tỉnh chưa đủ sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018, Phó Giáo sư Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết, điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất, phải chờ học sinh lớp 10 trúng tuyển đăng ký môn học xong thì mới đăng ký mua sách giáo khoa nên công tác đặt sách giáo khoa của các trường còn chậm.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ giáo dục cung cấp số lượng đầu sách, trong đó có lớp 10 cho các Nhà xuất bản trước 4 tháng khi vào năm học. Tuy nhiên, phải sau khi hoàn thành công tác tuyển sinh, các cơ sở giáo dục mới định lượng sát với thực tiễn về nhu cầu sách để đặt hàng với Nhà xuất bản. Do đó, đây là một nguyên nhân dẫn tới việc cung ứng đủ sách giáo khoa không đáp ứng kịp theo quy định.
Thứ hai, việc ủy quyền phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản chưa đảm bảo tiến độ.
Do Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học tỉnh Sơn La tạm dừng phát hành Sách giáo dục phục vụ năm học 2022-2023 nên việc phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Cho đến ngày 15/7/2022, sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đề nghị, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mới có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về việc lựa chọn Công ty cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Miền Bắc là đơn vị cung ứng sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Sơn La năm học 2022-2023.
Thứ ba, số lượng sách giáo khoa mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cung ứng cho đơn vị được ủy quyền trên địa bàn tỉnh không đủ theo mốc thời gian quy định.
Ngày 22/7/2022, đơn vị được ủy quyền cung cấp sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh mới nhận được 40% các sách theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và 90% sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tính đến ngày 9/8/2022, các trường thiếu nhiều đầu sách giáo khoa là do đơn vị được cung ứng sách chậm, chưa đủ số lượng dẫn tới việc phân bổ về cửa hàng, đại lý, các cơ sở giáo dục chậm so với kế hoạch.
“Khắc phục khó khăn chung trong cả nước về công tác chuẩn bị sách giáo khoa đầu năm học mới, trong đó có tỉnh Sơn La, ngành giáo dục tỉnh đã chỉ đạo các trường khắc phục bằng giải pháp tạm thời đó là sử dụng sách điện tử.
Đồng thời, Sở chỉ đạo các trường tập trung dạy bù đắp và củng cố kiến thức của năm học trước. Bởi, năm học 2021-2022 tỉnh phải dừng học trong nhiều thời gian để phòng, chống dịch COVID-19, học trực tiếp bị hạn chế, nhất là việc thực hiện chương trình tinh giảm nên hiệu quả học chưa cao.
Không để học sinh loay hoay khi phải học chay vì thiếu sách, lãnh đạo Sở đề nghị các trường chủ động khắc phục với tinh thần sáng tạo, “tất cả vì học sinh thân yêu”, Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La chia sẻ.
Bên cạnh đó, không chỉ thiếu sách giáo khoa lớp 10 mà lớp 11, 12 vẫn chưa có đủ đầu sách theo chương trình 2006, lãnh đạo Sở cho biết, các đơn vị có thể tiếp tục sử dụng sách của năm học trước (ngành giáo dục và đào tạo đã có chủ trương tiếp tục sử dụng sách cũ từ nhiều năm học trước), trong đó có sách giáo khoa được cung cấp tại các thư viện nhà trường.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, hiện, tình trạng thiếu sách giáo khoa chủ yếu tại một số cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thông (chiếm 50%). Các đơn vị còn lại cơ bản đáp ứng khoảng 80%.
Ở cấp học dưới, hiện cơ bản đã đảm bảo sách giáo khoa phục vụ học tập. Cá biệt, một số đơn vị trên địa bàn huyện Vân Hồ, Sốp Cộp đáp ứng khoảng 95%.
Theo báo cáo của Nhà xuất bản và đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh, việc cung ứng sách giáo khoa sẽ đảm bảo đủ chậm nhất đến ngày 15/9/2022.
Năm nay lượng thí sinh ĐKXT giảm nhưng nhiều ngành dự kiến điểm chuẩn tăng
Số lượng đăng ký nguyện vọng xét vào đại học giảm so với năm trước nhưng sau những lần lọc ảo đầu tiên cho thấy điểm chuẩn dự kiến nhiều ngành vẫn tăng.
Điểm chuẩn khối xã hội sẽ tăng?
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các trường đại học vẫn phập phồng lo lắng chờ kết quả lọc ảo, đặc biệt khi mà năm nay số thí sinh đăng ký gần ngang bằng số chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
Theo Thạc sĩ Doãn Nguyên, với những thay đổi trong công tác tuyển sinh năm nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay và số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học năm nay (khoảng 620.000 thí sinh đăng ký/khoảng 600.000 chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học) điểm chuẩn của các trường về cơ bản có thể không tăng so với năm 2021 và nếu có tăng cũng tăng không đáng kể.
Thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 (ảnh:Hufi)
"Các nhóm ngành sử dụng tổ hợp môn có điểm thi Văn học, Lịch sử năm nay có thể tăng nhiều hơn các tổ hợp môn khác, trong đó các nhóm Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Quản trị du lịch, khách sạn...điểm chuẩn có khả năng tăng nhiều hơn", ông Nguyên nhận định.
Riêng tại trường Đại học Kinh tế -Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh năm nay số nguyện vọng thí sinh đăng ký vào là hơn 30.000 nguyện vọng, tương đương năm 2021. Tuy nhiên, với chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của trường tăng, còn đang trong quá trình lọc ảo nên kết quả cuối cùng về điểm chuẩn chưa thể nói trước.
Cũng theo ông Nguyên, năm nay nhà trường chỉ dành 15% cho phương thức điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông vì vậy điểm chuẩn có thể tăng một chút so với năm 2021 tùy ngành. Trong đó các nhóm ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Marketing, Quan hệ quốc tế, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Công nghệ truyền thông, Ngôn ngữ Anh, Quản trị khách sạn... điểm chuẩn có thể tăng 1-3 điểm so với năm 2021.
Chia sẻ với báo chí Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết do đang trong quá trình lọc ảo nên chưa đưa ra được điểm chuẩn chính xác nhưng sau hai lần lọc ảo thì mức điểm dao động trong khoảng 20-28.
Tuy vậy ông Quốc nhận định điểm chuẩn các ngành của trường theo phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông khá ổn định so với năm ngoái. Một số ngành khối xã hội điểm chuẩn có thể tăng ở mức trên dưới nửa điểm so với năm ngoái như sư phạm văn, sư phạm lịch sử, sư phạm địa lý...
Nhiều biến động về điểm chuẩn so với năm ngoái
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cũng như nhiều trường khác năm nay số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào trường giảm so với năm trước.
Năm nay Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 4.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng theo phương thức xét tuyển học bạ. Đồng thời có hơn 25.000 thí sinh đăng ký vào các ngành của trường bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Theo ông Nhân, một số ngành như Luật, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh có lượng nguyện vọng cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu. Ngược lại,một số ngành khối môi trường, Hóa học dù xác định điểm bằng điểm sàn vẫn chưa có đủ số lượng thí sinh so với chỉ tiêu.
Sau 2 ngày lọc ảo (từ 10-12/9), điểm chuẩn có sự tăng giảm khác nhau tùy ngành, dự kiến điểm chuẩn trong khoảng 23-24.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022 số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học giảm (ảnh minh họa: P.N)
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam rằng sau lần lọc ảo thứ 2 điểm chuẩn dự kiến vào trường có những biến động so với năm ngoái. Trong đó, ngành Công nghệ thông tin điểm chuẩn dự kiến cao hơn khoảng 0,5-1 điểm, khối ngành Kinh tế và Du lịch cũng cao hơn khoảng 0,5 điểm. Do vậy, điểm chuẩn các ngành trên dao động trong khoảng 22-25 điểm tùy ngành.
Cũng theo Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, điểm chuẩn các ngành thuộc khối công nghệ dự kiến sẽ giảm khoảng 0,5-1 điểm như ngành: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Chế biến thủy sản... Các ngành kỹ thuật như điện tử, cơ khí, công nghệ may... điểm chuẩn đến hiện nay vẫn giữ nguyên như năm ngoái, khoảng 17 - 21 điểm.
Trong khi đó, Tiến sĩ Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho biết điểm chuẩn các ngành vào trường năm nay có thể bằng hoặc thấp hơn năm ngoái. Sau hai lần lọc ảo thì điểm chuẩn các ngành của trường hiện tại đang trong khoảng 24-27.
Ông Đạo nhận định những lần lọc ảo sau sẽ trả kết quả điểm chuẩn ổn định và chính xác hơn. Các ngành của trường như Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Luật kinh tế vẫn sẽ có mức điểm chuẩn cao.
Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay các trường mới chỉ hoàn tất 2 trong số 6 lần lọc ảo và xử lý nguyện vọng toàn quốc. Các trường sẽ trải qua thêm 4 vòng lọc ảo tiếp theo để công bố điểm chuẩn sau ngày 15/9.
Xuất bản sách phục vụ việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài Bộ sách 'Chào Tiếng Việt' của TS Nguyễn Thụy Anh đã có cách tiếp cận từ khía cạnh tâm lý của người dạy và người học tiếng Việt ở những không gian địa lý, văn hóa khác nhau. Buổi giới thiệu về bộ sách đã diễn ra trong khuôn khổ Tọa đàm "Phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở...