Học bài bằng… rap
Đó là trải nghiệm thú vị của teen trường THPT Trần Khai Nguyên với chàng rapper Đặng Lê Hoàng Nguyên trong một tiết học ngoại khóa.
Bạn có tưởng tượng được những vấn đề tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS khô khan có thể nằm gọn trong bản rap đầy vần điệu không? Đó là trải nghiệm thú vị của teen trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) với chàng rapper Đặng Lê Hoàng Nguyên trong một tiết học ngoại khóa.
Rapper “bất đắc dĩ”
Sáng hôm đó, sân trường Trần Khai Nguyên đang im lặng bỗng xuất hiện một anh chàng từ hàng ghế học sinh, cầm micro vừa đi vừa hát Rap lên tới sân khấu. Nội dung của bài rap là cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Teen trường từ ngạc nhiên chuyển sang hào hứng hết cỡ. Bạn Diệu Huy (lớp 12A3) kể: “Cứ tưởng là một buổi tuyên truyền bình thường, không ngờ các thầy cô đã tâm lý mời rapper về, làm chúng mình hào hứng hơn hẳn”.
Anh chàng đó chính là Hoàng Nguyên (sinh viên đại học Tôn Đức Thắng, cựu học sinh THPT Trần Khai Nguyên). Nguyên thích rap từ nhỏ, nên mỗi lần nghe được đoạn beat hay trên mạng, bạn đều thu lại rồi hí hoáy viết lời. Năm lớp 12, khi đọc môt bài báo về số phận của một bệnh nhân nhiễm HIV, Nguyên đã cảm hứng và viết hẳn một bài rap rồi… để đó.
Chuyện sẽ không có gì đặc biệt nếu cô Vũ Thị Nương (giáo viên Sinh) không phát hiện ra anh chàng tài năng này. Cô Nương khuyến khích Nguyên lên sân khấu biểu diễn nhân tiết học ngoại khoá của tổ Sinh, và treo thưởng con 10 tròn trĩnh nên bạn đồng ý ngay. Sau khi Nguyên hát xong, khán giả im bặt đến cả 5 giây sau mới… òa lên vỗ tay rần rần. Lần hát rap đầu tiên đó làm Nguyên suýt… đứng tim. Mặc dù đã ra trường được gần 2 năm, nhưng mỗi lầncó tiết ngoại khóa tuyên truyền, anh chàng vẫn được cô mời về hát rap cho “đàn em” nghe.
Những tiết học ngoại khóa thú vị ở trường Trần Khai Nguyên.
Học khá Văn nhờ rap
Video đang HOT
Nguyên kể: “Hồi xưa mình dở Văn lắm, nhưng nhờ viết rap nên… đỡ nhiều rồi”. Khi bắt tay viết một bài rap, việc quan trọng nhất là cảm xúc đối với đối tượng đó. Lời văn phải gọn gàng, xúc tích và giàu tình cảm thì mới tác động được người nghe. Điều này giúp ích bạn rất nhiều trong cách hành văn. Nhờ vậy mà năm lớp 12, Nguyên quyết định chọn thi Đại học khối C luôn.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần anh bạn dành ba ngày liền để viết một bài rap tri ân thầy cô nhân dịp lễ ra trường cuối năm. Trong bài rap có lời chúc và tên của tất cả thầy cô dạy bạn. Sắp tới, Nguyên có dự định sẽ viết một bộ sưu tập các bài có liên quan tới kiến thức trên lớp để dễ học bài hơn.
Theo Ngọc Ngân/Báo Mực tím
Học văn nhiều hơn, bác sĩ nhân văn hơn?
"Tôi nhất quyết không nghĩ rằng nếu được học Văn nhiều hơn thì bác sĩ nhân văn hơn. Đừng bắt tội họ....".
Thầy giáo Trần Hinh - Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), Trường ĐH Xã hội Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ với PV Dân trí như vậy khi nói về đề xuất đưa môn Văn vào ngành Y của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa qua.
Thầy giáo Trần Hinh - Chủ nhiệm Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học), Trường ĐH Xã hội Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Thưa ông, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có đề xuất đưa môn Văn vào xét tuyển trong ngành Y, theo lý giải của Bộ trưởng: "Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo sai nhiều ngữ pháp sai, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không được tốt". Là giảng viên dạy Văn, ông thấy đề xuất này như thế nào?
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Bộ trưởng. Ý kiến đưa môn Văn vào chương học của ngành Y thì cũng giống như quyết định một kì thi chung mà trong đó ba môn bắt buộc là Toán, Văn, tiếng Anh.
Cho nên tôi thấy nó cũng không có gì quá đặc biệt. Điều quan trọng ở đây theo tôi là nếu đã chọn môn Văn chung và bắt buộc cho nhóm học sinh ngành Y thì chúng ta phải xác định rõ nội dung những bài Ngữ Văn ấy là gì. Nói rằng môn Văn là quan trọng với sinh viên ngành Y, thì chúng ta phải chọn được nội dung và cách học Văn thích hợp, chứ không phải là văn theo kiểu học sinh học thời gian vừa qua.
Tôi xin khẳng định rằng thời gian chúng ta chỉ cho học trò học một thứ "mĩ văn" chứ không phải ngữ văn thông thường, phần tiếng Việt bị coi nhẹ, những bài Văn hay mà chúng tôi vẫn được học trước đây bây giờ cũng đã bị bỏ đi.
Sách giáo khoa chỉ chọn những bài "mĩ văn", mà có lẽ chỉ nên dành cho học sinh chuyên ngành Văn thì phù hợp hơn.
Ngành Y là ngành tiếp xúc với con người, nên hiểu biết về nhân văn là hết sức cần thiết. Hiện nay, vẫn có những bác sĩ chuyên môn giỏi nhưng vô cảm, nhẫn tâm và hám lợi. Sự lệch lạc về đạo đức ấy có thể giết chết người bệnh. Vậy theo ông có nên có môn học chuyên sâu về môn Văn ở khối trường Y và có thể mở rộng ra ở nhiều ngành nghề kỹ thuật khác không?
Bản thân tôi không nghĩ là chỉ vì thiếu môn Văn mà một số "ông bà bác sĩ" hiện nay thiếu tính nhân văn. Nói như thế thì oan cho họ và "đề cao" môn Văn quá. Bởi lẽ bác sĩ họ cũng giống như mọi người khác, họ cũng là con người, nghề Y mà họ đang làm cũng như một thứ nghề nghiệp.
Nhân cách của người bác sĩ như thế nào là nó nằm trong cả một quá trình, trong môi trường xã hội, trong một tổng hòa. Còn nếu nói về tốt xấu thì tôi nghĩ rằng ngành nào cũng có. Còn sở sĩ ngành Y bị người ta kêu ca nhiều vì họ thuộc tầng lớp người phải tiếp xúc với nhiều người bệnh, những người vốn ở trong hoàn cảnh rất bí bách, cái sống cái chết cận kề, vậy nên người làm nghề Y trở nên quan trọng. Nó cũng giống mấy ông cảnh sát giao thông thôi.
Tôi nhớ là từ thời Mô li e, ông nhà văn Pháp này đã "chọc" thầy thuốc rất nhiều, tới mức tôi nhớ trong một vở kịch Mô-li-e đã để cho một nhân vật của ông nói: "Tôi cứ tưởng nói tới thầy thuốc là phải nói tới chuyện tiền nong".
Hình như cái nghề bác sĩ này nó gắn với một cái nghiệp chướng như vậy. Chứ tôi nhất quyết không nghĩ rằng nếu được học Văn nhiều hơn thì bác sĩ nhân văn hơn. Đừng bắt tội họ.
Đau đớn thế nào cũng phải thay đổi cách học - thi môn Văn
Môn Văn hiện nay ở trong nhiều nhà trường phổ thông vẫn còn tình trạng học vẹt, học thuộc lòng văn mẫu... thì làm sao học sinh tránh được tình trạng viết sai ngữ pháp, sai chính tả và sâu hơn nữa là cách ăn nói, ứng xử đúng chuẩn mực. Vậy, theo ông cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Phải để cho học sinh tự viết, nói, làm các bài văn của mình ngay từ khi họ được học môn học này. Quả đúng là bây giờ học sinh học Văn kém, nói không ra câu, viết sai cả câu và chính tả vì họ bị lệ thuộc vào thầy cô giáo, và sách văn mẫu nhiều quá.
Vậy nên theo tôi, dù đau đớn thế nào chúng ta cũng quyết tâm thay đổi cách học và thi cứ môn Văn đi. Chứ không nên để tình trạng như hiện nay như thế này: các thầy cô giáo có sẵn một bộ sách hướng dẫn cho từng bài, từng cách hiểu (trong loại sách dành cho giáo viên), còn học sinh thì có sẵn trong tay các loại sách Hướng dẫn học tốt môn Văn, Bổ trợ môn Ngữ Văn, Những bài văn mẫu... lúc thi cử thì lại lấy sẵn các mẫu đề thi có sẵn cho học sinh làm.
Như thế muôn đời chúng ta vẫn sẽ chỉ tạo ra một lớp học trò như bạn nói. Cần phải thay đổi.
Có một vấn đề nữa là theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục, "Càng lớn đạo đức học sinh càng xuống cấp" như là thiếu tôn trọng thầy cô, coi thường kỷ luật của nhà trường; yêu đương quá sớm, không lành mạnh, xa rời chuẩn mực đạo đức của dân tộc Việt Nam; gian lận trong học tập và thi cử.... Đây có phải là một phần hậu quả của việc dạy Văn ở bậc phổ thông hay không? Ý kiến của ông thế nào?
Đừng "đổ tội" cho môn Văn như thế. Ở trên tôi thấy bạn đề cao quá đáng môn Văn, còn ở câu hỏi này thì lại hạ thấp môn Văn quá. Tôi không nghĩ học trò thiếu đạo đức hiện nay thì là do việc dạy Văn. Sao lại nghĩ đơn giản thế.
Nhân cách của con người như trên tôi đã nói là do rất nhiều yếu tố tác động, mà trong đó môi trường xã hội là hết sức quan trọng. Rồi còn gia đình, bạn bè, truyền thông, internet, giới nghệ sĩ, nhiều nhiều lắm, chứ đâu phải do việc dạy Văn.
Môn Văn cũng giống các môn học khác thôi mà. Làm sao lại bắt nó phải gánh trách nhiệm nặng nề như thế. Thực ra thì con người phát triển theo xu hướng là cứ càng lớn tuổi thì càng "có vấn đề" thôi. Cho nên đừng nghĩ do dạy như hiện nay mà đạo đức học sinh xuống cấp.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh ( thực hiện)
Theo Dantri
Có nên lấy chồng thua lương, kém học vấn Ba mẹ em không cấm cũng không thích anh ấy vì học vấn anh ấy thua em, nghề nghiệp không ổn định bằng. Gia đình em là công chức còn gia đình anh ấy làm nông. Chúng em quen nhau gần một năm nay. Anh ấy đã tỏ tình với em vài lần nhưng em chưa đồng ý. Vì chưa yêu lần nào...