Học bạ đẹp có thể được xét tuyển vào trường đại học nào?
Học bạ THPT đang có giá với nhiều trường ĐH khi lựa chọn phương thức xét tuyển ĐH năm 2021 qua kết quả học 3 năm THPT của thí sinh. Thí sinh cần lưu ý những điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị tuyển sinh.
Nhiều thí sinh có cơ hội trúng tuyển ĐH ngay mà không cần chờ kết quả thi tốt nghiệp THPT với phương thức xét học bạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết trường này nhận hồ sơ tuyển thẳng và xét học bạ từ 1/3 đến hết 30/4 (đợt 1) và từ 5/5 đến hết 30/5 (đợt 2). Kết quả sẽ được thông báo sau 1-4 ngày.
Nếu xét tuyển bằng học bạ, thí sinh phải có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 hoặc 12 của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 18 trở lên. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba môn và điểm ưu tiên (nếu có).
Trường ĐH Giao thông Vận tải tuyển thí sinh có tổng điểm trung bình ba môn học trong tổ hợp xét tuyển ở lớp 10, 11, 12 và điểm ưu tiên từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên, trong đó điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5.
Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đưa ra 4 phương thức xét tuyển, trong đó có phương thức xét học bạ THPT. Thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành (trừ ngành thi năng khiếu), miễn có điểm trung bình từng môn trong tổ hợp xét tuyển của 3 năm THPT đạt từ 6 trở lên.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Trường ĐH Điện lực bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT từ ngày 25/1 đến 18/6. Thí sinh muốn xét tuyển phải có điểm trung bình chung của các môn học trong tổ hợp dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6.
Nhà trường sẽ cập nhật và thông báo kết quả sơ tuyển đợt 1 trên website tuyển sinh trước ngày 30/6. Các thí sinh đạt kết quả sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển nếu tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Video đang HOT
Thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm 2021 có thể xác nhận nhập học và nhập học ngay sau khi có kết quả sơ tuyển.
Trường ĐH Luật Hà Nội tuyển sinh theo nhiều phương thức, trong đó bao gồm phương thức xét tuyển theo học bạ THPT. Trường sẽ xét tuyển thí sinh các trường THPT chuyên/ trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12, trong đó kết quả học tập học kỳ I lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt từ 7.5.
Ngoài ra, trường cũng xét tuyển thí sinh các trường THPT khác có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12, trong đó kết quả học tập học kỳ I lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển phải từ 7.5 điểm. Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển theo các tổ hợp A00 và C00 thì điểm trung bình học tập môn tiếng Anh trong cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ I của lớp 12 phải từ 7 điểm.
Trường ĐH Mỏ – Địa chất cũng sử dụng phương thức xét học bạ với tỉ lệ 6 – 10%. Trường yêu cầu thí sinh đạt hạnh kiểm khá trở lên, có tổng điểm trung bình ba môn theo tổ hợp của cả năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên.
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng xét tuyển theo học bạ THPT. Theo đó, thí sinh phải đạt điểm trung bình ba môn của cả năm lớp 11 và kỳ I lớp 12 từ 18 trở lên (không nhân hệ số). Riêng đối với ngành ngôn ngữ Anh, ngoài điều kiện đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điểm trung bình cộng kết quả học tập năm lớp 11 và kỳ I lớp 12 của thí sinh phải đạt từ 7 trở lên.
Học viện Tài chính xét tuyển thí sinh có điểm trung bình 5 học kỳ THPT đạt từ 6.5 điểm trở lên. Đồng thời, tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 21 điểm trở lên. Thời gian xét tuyển từ 15.3.2021.
Học viện Ngoại giao tuyển sinh theo kết quả học tập THPT. Theo đó, thí sinh cần đáp ứng các điều kiện: Là học sinh trường THPT chuyên hoặc trường THPT trọng điểm quốc gia; có tên trong danh sách tham gia kỳ thi HSG Quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi HSG cấp tỉnh/ thành phố lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của Học viện (Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp); có tên trong danh sách dự thi cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và có điểm trung bình cộng kết quả học tập của 3/5 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8.0 trở lên.
Tự chủ đại học: Chưa chuyển biến đáng kể do nhiều vướng mắc
Vướng mắc trong quan niệm, vướng mắc ở góc độ pháp lý, kể cả vướng mắc trong quản lý nhà nước là những khó khăn khiến tự chủ đại học ở Việt Nam những năm qua chưa có dấu ấn, bước tiến đáng kể.
Tiếp nối thành công chuỗi hội thảo giáo dục được tổ chức hằng năm, ngày 27-11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020 với chủ đề "Tự chủ trong giáo dục đại học (GDĐH) - từ chính sách đến thực tiễn.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học cùng trao đổi, thảo luận về thực trạng triển khai tự chủ trong GDĐH, nhất là từ sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH được ban hành và có hiệu lực thi hành từ tháng 7-2019. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề xuất các ý tưởng, giải pháp thúc đẩy thực hiện tự chủ ĐH, tạo điều kiện cho GDĐH phát triển.
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ
Tham luận tại hội thảo, bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, đánh giá hiện nay hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất khiến một số quy định về tự chủ ĐH của Luật GDĐH có nguy cơ bị vô hiệu hóa, không thi hành được trên thực tế.
Với những quy định thông thoáng tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho tự chủ ĐH của các cơ sở GDĐH, Luật GDĐH kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy tự chủ ĐH trên diện rộng. Tuy nhiên, vì chưa có sự đồng bộ giữa các quy định của Luật GDĐH mới được sửa đổi với các luật khác có liên quan nên các quy định pháp luật về tự chủ ĐH vẫn chưa thể phát huy tác dụng, đặc biệt khi thực hiện quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản.
Cụ thể, quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự được Luật GDĐH (sửa đổi) trao thẩm quyền khá rộng cho cơ sở GDĐH trong việc quyết định cơ cấu lao động tổng thể cũng như về từng vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân sự trong trường.
Đại diện các trường đại học tư thục chia sẻ những khó khăn của tự chủ đại học. Ảnh: H. Phượng
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề xuất, kiến nghị: Quốc hội cần quan tâm sửa đổi, bổ sung các luật, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản luật đồng bộ cho tự chủ ĐH.
Ông Sơn cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn để đồng bộ với Luật GDĐH và Nghị định 99, chẳng hạn như cơ chế tài chính, đặt hàng đào tạo, khoa học và công nghệ, quản lý tài sản công, tuyển dụng người nước ngoài.
Tuy nhiên, đối với các cơ sở GDĐH công lập, đa số nhân sự trong trường là viên chức, phải tuân thủ các quy định của Luật Viên chức hiện hành (có hiệu lực từ 1-7-2020). Vì thế, thủ tục tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức trong trường ĐH công lập không thể vượt ra ngoài quy định của Luật Viên chức. Với tư cách là viên chức, lương và phụ cấp của giảng viên hiện nay được thực hiện theo chức danh nghề nghiệp và thang, bậc lương tương ứng (như các chức danh nghề nghiệp viên chức khác).
"Vì thế, liệu cơ sở GDĐH với quyền tự chủ về nhân sự có thể "vượt rào" để thu hút người tài cho công tác đào tạo và nghiên cứu như ở các nước có nền GDĐH tiên tiến?" - bà Lan Anh đặt câu hỏi.
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội lo lắng: Khi tự chủ ĐH ồ ạt dễ có nguy cơ gia tăng cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường có cùng ngành nghề, lĩnh vực đào tạo do muốn thu hút người học, hạ giá dịch vụ đào tạo lại dẫn tới giảm chất lượng đào tạo hay sử dụng quá công năng của cơ sở đào tạo về nhân lực và cơ sở vật chất...
"Không có tự chủ ĐH sẽ không có những trường ĐH mạnh"
Nhìn từ sự việc của Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa qua, ông Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tham luận: Tự chủ ĐH là con đường bắt buộc của các cơ sở GDĐH hiện nay.
"Tự chủ gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi. Không có tự chủ ĐH sẽ không có những trường ĐH mạnh" - ông Viên nói.
Tuy nhiên, cũng có một thực tế là cho đến nay, dù tự chủ ĐH đã được thừa nhận và thúc đẩy gần 30 năm nhưng dường như chưa thực sự tạo ra những chuyển biến đáng kể về chất lượng đào tạo, quản trị và nghiên cứu khoa học so với tiềm năng của các cơ sở giáo dục và so với mong đợi của xã hội.
Trong quá trình vận hành tự chủ ĐH, người ta thấy phản ứng của các trường ĐH với "cơ chế chủ quản" có thể chia làm hai nhóm: Một là chưa muốn từ bỏ cơ quan chủ quản, chưa muốn thoát ra khỏi cơ chế cũ, phát triển tuy có chậm nhưng "lành" và an toàn; hai là đón nhận cơ chế tự chủ ĐH như đón một luồng sinh khí mới, làm được nhiều việc tốt nhưng cũng đòi hỏi cơ quan chủ quản trả lại các quyền tự chủ đã được luật định để họ có thể phát huy cao nhất các lợi thế do tự chủ ĐH mang lại, đưa trường ĐH lên tầm cao mới về quản trị và chất lượng. Một số ít trường thuộc loại này thường có khúc mắc và đôi khi là xung đột về tự chủ ĐH với cơ quan chủ quản.
Theo ông Viên, tình trạng số đông vẫn muốn duy trì lề thói tuân thủ quản lý từ trên xuống và hiện tượng một vài xung đột giữa cơ quan chủ quản với trường trực thuộc thời gian qua đã gióng lên hồi chuông báo động về việc "cái áo" của cơ chế chủ quản cũ đã chật hẹp, cần phải giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và trường trực thuộc một cách căn cơ, bài bản, khoa học để từng bước xóa bỏ cơ chế chủ quản theo tinh thần của Nghị quyết 14/2005.
Cũng theo lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng cơ quan chủ quản chưa muốn "buông" trường trực thuộc, trong đó do quan niệm xã hội về tự chủ là rất lớn.
Tự chủ ĐH không phải là tự lo, tự túc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng quan niệm tự chủ chính là tự lo, tự túc đang làm sai lệch quan niệm về tự chủ ĐH.
"10 năm trước, nếu cứ nói đến tự chủ người ta sẽ nghĩ ngay đến việc cơ sở giáo dục sẽ phải tự túc kinh phí, tự thu tự chi. Hiện nay tư tưởng này vẫn còn trong một bộ phận viên chức. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho mọi người phải hiểu tự chủ là Nhà nước vẫn hỗ trợ, vẫn phải chịu sự quản lý của Nhà nước ở mặt pháp luật" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tuyển sinh đại học 2021: Nhiều trường mở thêm ngành mới Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học mở thêm một số ngành học mới nhằm tăng cơ hội chọn ngành nghề cho thí sinh. Đại diện Trường Đại học Giao thông Vận tải cho hay, năm nay nhà trường dự kiến mở thêm 2 ngành học mới là Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh Việt - Anh. Ngoài...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'
Lạ vui
10:26:42 04/05/2025
Cận cảnh siêu xe Pagani Zonda 760 Roadster Kunlun độc nhất thế giới
Ôtô
10:26:21 04/05/2025
Hàn Quốc lo bảo mật thông tin gia tăng sau vụ tấn công mạng vào SK Telecom
Thế giới số
10:21:11 04/05/2025
iPhone 17 Pro và 17 Pro Max có nâng cấp gì đặc biệt ở hệ thống camera?
Đồ 2-tek
10:11:13 04/05/2025
Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?
Làm đẹp
10:07:09 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025