Học 14 tiếng chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt nhất thế giới
Mỗi ngày, Feng Haowan, 18 tuổi, dành 14 tiếng học bài và chỉ dùng điện thoại 30 phút. Sự căng thẳng của em khiến không khí gia đình ngột ngạt theo.
Đếm ngược đến ngày gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia của Trung Quốc, diễn ra ngày 7-8/7, Feng Haowan, học sinh trường trung học Ngoại ngữ, Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, xây dựng lịch trình rõ ràng. 10 ngày trước thi, em làm đề của các năm trước. Những ngày tới, em chuẩn bị sẵn phần trả lời cho những câu hỏi có thể gặp.
Feng cho biết em và các bạn cố gắng cân bằng giữa việc dành thời gian ngủ và học trong những ngày “nước rút”. Nữ sinh 18 tuổi dự định thi vào chuyên ngành tài chính tại một đại học tổng hợp. “Hiện em luyện một số câu hỏi khó để làm quen và cải thiện tốc độ làm bài”, Feng nói.
Hàng ngày, Feng đặt cho mình thời gian biểu nghiêm ngặt. Thức dậy vào 6h30, trừ những lúc ăn, nghỉ trưa, Feng dành toàn bộ thời gian học bài và đi ngủ lúc 22h30. Những ngày quá nhiều bài tập, em phải thức muộn hơn để học. Để tránh xao nhãng, em không dùng điện thoại trong lúc học bài và tải một ứng dụng cho phép em truy cập điện thoại 30 phút sau bữa trưa và tối.
Khi Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào đầu tháng 1, Feng và bạn bè lo sợ không được đến trường trong khi kỳ thi đại học vẫn diễn ra như năm ngoái nên đã đầu tư thời gian học nhiều hơn. Mẹ của Feng còn tình nguyện nghỉ làm để ở nhà hỗ trợ, nhưng Feng từ chối. Feng mất khoảng 2 tuần vượt qua nỗi sợ để có thể học tập với quyết tâm cao.
Nữ sinh tại một trường trung học ở Lianyungang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đang ôn tập cho kỳ thi gaokao, ngày 9/6. Ảnh: Wang Chun/ China Daily
Video đang HOT
Đến cuối tháng 3, nữ sinh cùng bạn bè được thông báo kỳ thi đại học sẽ hoãn đến đầu tháng 7, phần nào bù đắp khoảng thời gian không thể tập trung học tập do lo lắng về dịch bệnh. Gần hai tháng sau, học sinh tại một số trường tại Bắc Kinh và Thượng Hải được đi học trở lại sau kỳ nghỉ đông dài nhất trong lịch sử.
Sự căng thẳng của Feng khiến không khí của gia đình cũng trở nên ngột ngạt hơn. Mỗi lần nói chuyện với Feng, bố mẹ em thận trọng, tránh mọi tranh luận không cần thiết để đảm bảo tinh thần, tâm trạng cho Feng học bài. Giáo viên động viên Feng giữ nhịp độ học tập hợp lý, tinh thần thoải mái và bình tĩnh để trải qua một trong những kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời.
Shu Dingfang, Hiệu trưởng trường trung học Ngoại ngữ, cho biết bên cạnh những tác động tiêu cực, Covid-19 giúp người trẻ có cơ hội nhận ra vai trò của con người trong tự nhiên. “Điều này giúp các em định hình lại giá trị của mình, thấy điều gì phù hợp với mình trước khi bước vào tuổi trưởng thành”, thầy Shu nói.
Trong hai ngày 7-8/7, Feng và 10,7 triệu học sinh Trung Quốc sẽ bước vào kỳ thi đại học gaokao, một trong những kỳ thi được mệnh danh khắc nghiệt nhất thế giới bởi quyết định tương lai sự nghiệp của mỗi người.
Sĩ tử Trung Quốc ôn bài ngày đêm cho kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới
Hơn 10,7 triệu thí sinh Trung Quốc đang khổ luyện ngày đêm để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học khốc liệt bậc nhất thế giới sẽ diễn ra vào ngày 7-8/7.
Học sinh trường Trung học Liên Vân Cảng, Giang Tô, Trung Quốc, gấp rút ôn thi. Không khí căng thẳng bao trùm lớp học. Năm nay, kỳ thi tuyển sinh đại học ở nước này (cao khảo - gaokao) lùi lại một tháng do dịch Covid-19. Ảnh: People's Daily.
Kỳ thi năm nay diễn ra trong hai ngày, tức hơn 10,7 triệu thí sinh trên cả nước chỉ còn khoảng một tuần để chuẩn bị. Với phần lớn sĩ tử, kết quả từ kỳ thi sẽ quyết định tương lai của họ và gia đình trong những năm tới. Ảnh: China Daily.
Tại Hồ Bắc, tâm chấn đại dịch Covid-19, khoảng 20.000 học sinh lớp 12 tại 43 trường mới chỉ đi học trở lại từ ngày 6/5. Ảnh: People's Daily.
Nam sinh ở thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô, tự cổ vũ bản thân trong thời gian ôn thi nước rút. Trước kỳ thi, hầu hết trường học ở Trung Quốc đều tạo không khí yên tĩnh để sĩ tử có thể tập trung cao độ. Ảnh: China Daily.
Học sinh lớp 12 tại Trùng Khánh ôn thi trong lớp tự học buổi tối. Trong năm học cuối để chuẩn bị cho kỳ thi khắc nghiệt, việc học là ưu tiên hàng đầu đối với thí sinh. Ảnh: People's Daily.
Trường Trung học Tam Giang ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây tổ chức hoạt động tập thể trước thềm gaokao. Tại đây, thí sinh thể hiện quyết tâm thi tốt, đạt kết quả cao. Ảnh: China Daily.
Trường Trung học số 18 ở Hồi Hột, khu tự trị Nội Mông, tổ chức trò chơi trong giờ giải lao cho học sinh nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng. Đây cũng là hoạt động thường thấy ở các trường tại Trung Quốc trong dịp cận kề kỳ thi. Ảnh: China Daily.
Học sinh trường Trung học Ngoại ngữ Thượng Hải, trực thuộc ĐH Ngoại ngữ Thượng Hải, tập thể dục để chuẩn bị sức khỏe thể chất và tinh thần cho cuộc đua khốc liệt sắp tới. Ảnh: China Daily.
Tuyển tình nguyện viên "Gia sư áo xanh" Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TPHCM đang tuyển tình nguyện viên chương trình "Gia sư áo xanh" từ tháng 6 đến hết năm nay. Ảnh minh họa Đây là hoạt động thường niên do trung tâm phối hợp các đơn vị tổ chức, nhằm hỗ trợ học sinh là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con...