Học 1 nghề, nhận 2 bằng tốt nghiệp
Thay vì học hết THPT học sinh mới được học tiếp lên cao đẳng, đại học thì giờ đây, với việc áp dụng mô hình đào tạo nghề 9 , các học sinh học hết lớp 9 có thể cùng lúc nhận 2 tấm bằng: Cao đẳng nghề và tốt nghiệp THPT.
Mô hình điểm
Mới đây Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất (Quảng Ngãi) đã khai giảng đào tạo mô hình dạy nghề 9 đầu tiên. Học sinh khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cao đẳng nghề và bằng tốt nghiệp THPT.
Chỉ cần học hết lớp 9, học sinh có thể tham gia chương trình đào tạo 9 . Ảnh: N.T
Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, mô hình 9 nghĩa là học sinh học hết lớp 9 có quyền lựa chọn học nghề ngắn hạn hoặc dài hạn. Cụ thể, như đối với nghề chăm sóc sắc đẹp, nấu ăn, làm bánh trong thời gian 6 tháng đến 1 năm, các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề. Các em không phải làm những công việc độc hại và được pháp luật cho phép độ tuổi từ 15-18 tuổi. Lựa chọn thứ 2 là học sinh tham gia chương trình đào tạo 9 2, 9 3, 9 4, 9 5 để theo 8 bậc của khung trình độ quốc gia.
TS Nguyễn Hồng Tây – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất cho biết: “Học sinh hết lớp 9 đi học nghề thường là những học sinh có học lực trung bình, nhưng có nhu cầu học nghề để tìm việc làm. Tuy nhiên, nếu đào tạo văn hóa và đào tạo nghề ở bậc trung cấp thì khi ra tìm việc làm chưa chắc các em đã được trang bị đầy đủ các kỹ năng thuần thục, rất khó để cạnh tranh ở những vị trí việc làm tốt. Vì vậy, mô hình đào tạo 9 sẽ cơ bản giải quyết được bài toán trình độ đào tạo”.
Thông thường, hệ trung cấp nghề sẽ vừa đào tạo văn hóa, vừa đào nghề theo kiểu “sáng cầm bút, chiều cầm cà lê”. Với cách đào tạo truyền thống này, học sinh dễ rơi vào trạng thái “ru ngủ”, có thể hoàn thành song song 2 chương trình nhưng sau 3 năm học tập, cả 2 bậc trình độ này vẫn chỉ ở mức thấp nhất.
“Khắc phục những hạn chế này, chương trình đào tạo 9 cho phép học sinh sau 4 năm học có thể cùng lúc nhận hai bằng là cao đẳng và bằng tốt nghiệp cấp 3. Thêm vào đó, học sinh có thể rút ngắn quá trình học nếu muốn học lên đại học” – TS Tây nhấn mạnh.
Video đang HOT
Hiện tại, nhà trường đã áp dụng dụng mô hình đào tạo 9 để đào tạo 2 nghề chính là ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí và ngành vận hành thiết bị chế biến dầu khí thông qua chương trình hợp tác giữa Bộ LĐTBXH với Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức.
Rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc
Theo Bộ LĐTBXH, trên thế giới, tỉ lệ phân luồng vào học nghề rất cao, luôn đạt trên 50%. Tại các nước phát triển như Đức, Nhật Bản… học nghề sớm là sự lựa chọn được ưu tiên, mô hình đào tạo nghề 5 năm dành cho học sinh tốt nghiệp THCS được triển khai rất thành công và đã tạo ra nhiều kỹ sư giỏi cho đất nước.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang đặt ra mục tiêu đến 2020 sẽ có 30% học sinh vào học nghề. Tỉ lệ học sinh vào học nghề những năm qua còn thấp bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ông Lê Quân – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, cần nhanh chóng phá bỏ lối tư duy này. Chọn nghề phù hợp với năng lực sở trường bản thân, với hoàn cảnh kinh tế gia đình trong từng giai đoạn chứ không phải chỉ vì không thi đỗ THPT hoặc đỗ đại học. Ông Quân cũng nhấn mạnh, để thu hút học sinh hết lớp 9 vào học nghề, giải pháp duy nhất là nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng.
“Thời gian qua, Bộ LĐTBXH đã triển khai, cho phép các trường mở rộng mô hình đào tạo nghề 9 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Sau 2 năm, các em lấy bằng trung cấp, những năm tiếp theo lấy bằng cao đẳng. Sau này nếu có nhu cầu các em học tiếp để lấy bằng Đại học” – Thứ trưởng Lê Quân cho biết.
Chương trình đào tạo 9 được thiết kế liên thông phù hợp với độ tuổi. Lứa tuổi 15 – 16 đào tạo sâu về văn hóa, 17-18 đào tạo sâu vào nghề. Học sinh có thể dừng lại bất cứ lúc nào để bước vào thị trường một cách linh hoạt.
Nói thêm về những chính sách cho đối tượng tốt nghiệp THCS vào học trung cấp, ông Quân cho hay, học sinh được miễn hoàn toàn học phí khi học tiếp lên trình độ trung cấp. Bên cạnh đó, người học sau tốt nghiệp được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương theo trình độ đào tạo, được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành đối với người tốt nghiệp cao đẳng.
Theo Dân Việt
Đẩy mạnh phân luồng học sinh phổ thông
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa đề xuất mở rộng đối tượng tuyển sinh đối với trình độ cao đẳng (CĐ), theo đó học sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT vẫn có thể được xét tuyển vào bậc học này.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05 ngày 2/3/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, CĐ.
Ít các ràng buộc hơn sẽ tạo động lực để các trường thu hút người học nghề.
Chưa tốt nghiệp THPT vẫn có thể học lên CĐ
Lâu nay, đối tượng tuyển sinh của các trường CĐ là người đã tốt nghiệp THPT hoặc trình độ tương đương trở lên. Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH, Bộ LĐTBXH đề xuất mở rộng đối tượng tuyển sinh của trường CĐ. Cụ thể, ngoài đối tượng đã tốt nghiệp THPT, học sinh đã tốt nghiệp THCS nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CĐ cũng có thể đăng ký dự tuyển. Điều kiện đi kèm là người học phải học đồng thời các môn văn hoá THPT và nội dung đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
"Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển vào một hoặc nhiều trường thông qua các hình thức: đăng ký trực tiếp và nộp tại trường THCS, THPT hoặc trường dự định theo học; đăng ký trực tuyến trên trang thông tin điện tử về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (địa chỉ http://dangkyxettuyen.gdnn.gov.vn)" - Dự thảo nêu rõ.
Trước đó, thảo luận tại Quốc hội về Luật Giáo dục (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân cho biết, mục tiêu đến năm 2020 phải có 30% học sinh THCS học nghề và 2025 đạt 40%. Tuy nhiên, đến nay, thực tế mới đạt khoảng 8%, nơi làm tốt hơn cả cũng mới đạt 20%.
Nguyên nhân là đa số địa phương thấp việc phân luồng chưa tốt, việc phân luồng cũng chưa thực sự gắn với đào tạo. Hiện nay, công tác phân luồng đa số phụ thuộc vào nỗ lực của các trường nghề lăn lộn đến tận thôn xóm để tư vấn tuyển sinh và chính sách. Chính vì vậy đề xuất chưa có bằng THPT vẫn được đăng ký dự tuyển vào CĐ nghề tại dự thảo đã nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của xã hội.
Mô hình 9 đạt được những kết quả bước đầu
Theo đánh giá đây được xem là giải pháp mang tính đột phá nhằm thúc đẩy số người học nghề. Bởi thực tế mô hình 9 được hiểu theo Luật Giáo dục nghề nghiệp và theo thông lệ quốc tế là hết lớp 9, học sinh có quyền lựa chọn, học nghề ngắn hạn trong thời gian 6 tháng đến 1 năm như chăm sóc sắc đẹp, nấu ăn, làm bánh và các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề.
"Các em không phải làm những công việc độc hại và được pháp luật cho phép độ tuổi từ 16-18 tuổi. Lựa chọn thứ 2 là học sinh tham gia chương trình đào tạo 9 4, 9 5 để theo 8 bậc của khung trình độ quốc gia. Sau 2 năm, các em lấy bằng trung cấp, những năm tiếp theo lấy bằng cao đẳng. Sau này nếu có nhu cầu các em học tiếp để lấy bằng ĐH" - Thứ trưởng Lê Quân cho biết.
Mô hình 9 được nhiều nước áp dụng, tại Nhật Bản đã xây dựng trên 50 trường CĐ chuyên ngành (CĐ Kosen) trong đó cho phép học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề. Cụ thể các trường sẽ tiếp nhận HS sau khi tốt nghiệp THCS ở độ tuổi 15 và đào tạo tiếp trong 5 năm để cấp bằng CĐ. Tỷ lệ học văn hóa giảm dần và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp tăng dần theo thời gian.
Mô hình đào tạo Kosen cũng cho phép người học vào học CĐ sau khi tốt nghiệp THPT hoặc chuyển đổi sang hệ thống GD ĐH. Đáng ghi nhận những học viên tốt nghiệp tại CĐ Kosen được đánh giá là "kỹ sư thực hành và sáng tạo". Nhờ đó mà tỷ lệ học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp của mô hình Kosen là gần 100% ở tất cả các ngành nghề đào tạo.
Ước tính hiện có khoảng 300.000 sinh viên tốt nghiệp Kosen đang đóng góp tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản trong các ngành công nghiệp, các lĩnh vực học thuật như thiết kế, nghiên cứu, quản lý...
Việt Nam đã có nhiều trường áp dụng thí điểm mô hình 9 , đánh giá việc triển khai mô hình này, ông Bùi Hồng Huế - Hiệu trưởng Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị (CUWC) (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện chương trình 9 ở CUWC đang triển khai và bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ, được phụ huynh và học sinh đón nhận. Nếu như năm ngoái, số lượng học sinh đăng ký theo học chương trình 9 chỉ có chưa đầy 30 em thì năm nay, đã có gần 300 học sinh theo học chương trình này. Đáng chú ý, nhiều gia đình đã rút hồ sơ từ các trường THPT công lập về để nộp và cho con theo học tại CUWC.
Hiện học sinh THCS ở nhiều địa phương đang chuẩn bị ôn thi học kỳ I, chuẩn bị cho việc ôn thi vào THPT, trước mắt các em, cánh cửa vào đời cũng bắt đầu rộng mở. Theo thống kê của Bộ GDĐT năm 2017, có khoảng 30% học sinh tốt nghiệp THPT nhưng không tiếp tục học lên ĐH. Điều này dẫn đến sự lãng phí lớn nguồn lực xã hội.
Đến nay dự thảo của Bộ LĐTBXH mở rộng đối tượng tuyển sinh CĐ là học sinh tốt nghiệp THCS, đang mở ra những cánh cửa chọn ngành nghề thuận lợi hơn cho người học. Thực chất, chủ trương phân luồng sau THCS đã được đặt ra nhiều năm qua, nhưng trên thực tế chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Phần vì tâm lý người học muốn làm thầy hơn làm thợ. Đặc biệt còn một bộ phận không nhỏ người học e dè khi đứng trước nhu cầu muốn học liên thông từ hệ trung cấp nghề lên CĐ, hoặc ĐH mà chặng đường vừa học văn hóa vừa học nghề cũng không mấy giản đơn.
Nguyễn Đào
Theo daidoanket
Tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, cao đẳng nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 21/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/1/2019. Ảnh minh họa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tiêu chí xác định chương trình chất...