Hoạt động trải nghiệm – vừa dạy học vừa tích lũy kinh nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là điểm mới trong Chương trình GDPT 2018 nên giáo viên vừa dạy vừa tích lũy kinh nghiệm để có thể triển khai tốt nội dung này.
Tiết học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh lớp 7 Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hưng Yên.
Hình thành phẩm chất, tinh thần trách nhiệm
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT), Hoạt động trải nghiệm là môn học thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt, góp phần quan trọng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực, kỹ năng sống cho học sinh.
Tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, tiết học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp 7 được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động cho các em cơ hội thảo luận.
Với chủ đề “Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ”, giáo viên cho học sinh xem một video tình huống ngắn, sau đó học sinh chia thành các nhóm để thảo luận và trả lời câu hỏi. Sau đó, giáo viên sẽ mời học sinh, nhóm học sinh trả lời câu hỏi hoặc cùng tranh luận giữa các nhóm về nội dung câu trả lời và chủ đề bài học.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, phát triển phẩm chất.
Cô Phạm Thị Thanh Thảo, giáo viên môn Hoạt động trải nghiệm, Trường THCS Đoàn Thị Điểm, cho biết: Năm học này là năm đầu tiên tôi được phân công dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp 7 nên ban đầu cô trò không khỏi cảm thấy bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh hào hứng với môn học.
Theo cô Thảo, học sinh được rèn luyện kỹ năng, thử sức ở những kiến thức, trải nghiệm mới. Môn học cũng giúp các em phát triển phẩm chất, có trách nhiệm hơn với gia đình, cuộc sống và hình thành các giá trị chuẩn mực chung của xã hội.
Để giảng dạy môn học mới, cô Thảo đã chủ động tham khảo video dạy thử nghiệm môn Giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp; tài liệu tập huấn và học hỏi từ đồng nghiệp, giảng viên các trường đại học.
Video đang HOT
Khi được tiếp cận nghiên cứu các chủ đề trong môn học này, cô Thảo đánh giá đây là môn học cần thiết, giúp học sinh trang bị nhiều kỹ năng trong cuộc sống.
“Trước đây, kỹ năng sống thường dạy lồng ghép nhưng hiện là một phần nội dung quan trọng trong một môn học độc lập. Nội dung dạy được tổ chức theo nhiều hoạt động như Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp… Từ đó, học sinh cảm nhận được sự kết nối giữa môn học với các hoạt động giáo dục khác và đời sống thực tế”, cô Thảo chia sẻ.
Trong thời gian tới, cô Thảo cùng nhóm giáo viên Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ xây dựng các tiết học tại địa phương như tham quan làng nghề địa phương. Hoạt động này giúp học sinh biết trân trọng công sức lao động, tình yêu quê hương và con người địa phương.
Học sinh cùng nhau thảo luận chủ đề học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Vừa dạy học vừa tích lũy kinh nghiệm
Nhận định Hoạt động trải nghiệm là một trong những điểm quan trọng trong CT GDPT 2018, cô giáo Trần Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, cho biết: Với đặc thù đây là môn học mới, nhà trường đã quan tâm phân công giáo viên giảng dạy là giáo viên có kỹ năng, đã được tham gia tập huấn và có chuyên môn phù hợp với các hoạt động học.
Giáo viên Tổng phụ trách Đội được phân công thực hiện hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp phân cho Giáo viên chủ nhiệm còn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dành cho giáo viên bộ môn. Các thầy cô cùng nhau phối hợp triển khai và xây dựng nội dung phù hợp với từng hoạt động trên.
Từ hiệu trưởng đến giáo viên chủ động tìm hiểu, cập nhật các mô hình hay, sáng tạo từ các trường, các địa phương và điều chỉnh phù hợp với điều kiện dạy và học của nhà trường. Dù đã chủ động sắp xếp giáo viên, cô Yến chia sẻ khó khăn hiện nay là giáo viên có trình độ chuyên môn còn thiếu. Do đó, giáo viên vừa dạy học vừa tích lũy kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Mạnh Đạt, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hưng Yên, cho biết: Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo CT GDPT 2018, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo giáo viên được phân công đảm nhận nội dung hoạt động nào phải có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động đó.
Giáo viên được phân công đảm nhận các nội dung hoạt động của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thực hiện đúng nhiệm vụ của giáo viên thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; phân định rõ nhiệm vụ thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình hoạt động, với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, ngành Giáo dục tỉnh Hưng Yên còn gặp một số khó khăn khi triển khai dạy Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, có thể kể đến như cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số cơ sở giáo dục chưa đồng bộ, việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học ở một số nhà trường còn hạn chế. Một số trường thiếu giáo viên hoặc giáo viên đã lớn tuổi nên đổi mới phương pháp dạy học còn chậm…
Trường sư phạm tăng tốc đào tạo giáo viên môn mới
Để đáp ứng Chương trình mới, các trường sư phạm và sinh viên đang nỗ lực dạy học.
Nhà trường cũng tăng tốc đào tạo giáo viên dạy các môn mới.
Sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc Trường ĐH Đồng Tháp trong giờ thực hành.
Chủ động đào tạo
Triển khai Chương trình GDPT 2018, từ năm học 2022 - 2023, môn Mỹ thuật và Âm nhạc được đưa vào giảng dạy ở khối lớp 10 bậc THPT ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp; được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Trước đây, 2 môn học này chỉ được giảng dạy ở cấp Tiểu học và THCS ở giai đoạn giáo dục cơ bản bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Đều này đặt ra vấn đề thiếu nguồn giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật đáp ứng Chương trình GDPT 2018 ở cấp THPT.
Để đáp ứng nhu cầu giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc chương trình mới, Trường ĐH Đồng Tháp đã có bước chuẩn bị từ rất sớm. Hiện nay, Trường ĐH Đồng Tháp là trường đại học duy nhất khu vực ĐBSCL đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Âm nhạc
Thạc sĩ Võ Xuân Hùng, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Sư phạm Nghệ thuật (Trường ĐH Đồng Tháp) cho biết, chuẩn đầu ra chương trình, sinh viên được đào tạo ngành Sư phạm mỹ Thuật và Sư phạm âm Nhạc sẽ được cung cấp và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo mục tiêu Chương GDPT 2018; Đảm bảo năng lực thực hành và phát triển nghề nghiệp theo định hướng chung của chương trình mới là tập trung mục tiêu phát triển năng lực thẩm mỹ của người học.
Cụ thể ở các năng lực thực hành thành phần đặc thù của môn học, tiếp cận nội dung dựa trên kiến thức cốt lõi của nghệ thuật; vừa đảm bảo dạy học tích hợp, vừa đảm bảo dạy học phân hóa và định hướng nghề nghiệp; vừa là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa là môn học tự chọn ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh các ngành sư phạm của trường hàng năm được Bộ GD&ĐT phân bổ dựa trên quy mô và số lượng nhu cầu giảng dạy thực tế. Sinh viên được đào tạo ngành Sư phạm Mỹ thuật và Sư phạm Âm nhạc sẽ là đội ngũ giảng dạy Âm nhạc, Mỹ thuật từ Tiểu học, THCS, THPT, các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp hoặc làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến văn hóa nghệ thuật, các trung tâm, cơ quan chức năng chuyên về lĩnh vực văn hóa.
Một điều đặc biệt là sinh viên theo ngành sư phạm thì sẽ được miễn học phí 100%, ngoài ra mỗi tháng còn được nhà nước hỗ trợ kinh phí sinh hoạt là 3,63 triệu đồng...
Năm 2022, Trường ĐH Đồng Tháp tuyển sinh 34 ngành đào tạo với 2.383 chỉ tiêu. Trong đó, ngành Sư phạm Âm nhạc với 36 chỉ tiêu, ngành Sư phạm Mỹ thuật 24 chỉ tiêu trình độ đại học.
Năm 2022, Trường ĐH Kiên Giang mở thêm mã ngành mới là Giáo dục tiểu học. Theo Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, Hiệu trưởng nhà trường, ngành mở mới trong năm 2022 đã được nhà trường khảo sát, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Trường đã làm việc với Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang cùng một số tỉnh lân cận để nắm bắt nhu cầu thay thế và đào tạo giáo viên tiểu học phục vụ dạy học Chương trình GDPT 2018.
Để chuẩn bị tốt cho việc mở thêm mã ngành mới, nhà trường đã chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng như lực lượng tiến sĩ đầu ngành đáp ứng đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Sinh viên sư phạm nỗ lực cập nhật kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Cập nhật đào tạo đáp ứng chương trình mới
Ngành Giáo dục đang triển khai Chương trình GDPT 2018, sinh viên sư phạm nỗ lực cập nhật kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
Sinh viên Huỳnh Hồng Phúc, ngành Sư phạm Toán (Trường ĐH Kiên Giang) cho biết thầy cô giảng dạy luôn cập nhật Chương trình GDPT 2018 và áp dụng luôn vào chương trình dạy học để khi ra trường sinh viên có thể giảng dạy được ngay. Bên cạnh đó sinh viên cũng luôn cũng theo dõi, nghiên cứu chương trình mới.
Đối với bồi dưỡng chuyên môn, giảng viên sẽ giảng dạy lý thuyết, giao bài tập và hướng dẫn làm để sinh viên hiểu bài dễ dàng hơn. Ngoài ra giảng viên còn giới thiệu thêm các tài liệu tham khảo cho các sinh viên có nhu cầu nghiên cứu sâu hơn về học phần đó.
Đối với các học phần về cơ sở ngành sư phạm, giảng viên sẽ hướng dẫn và cho sinh viên thực hành, luyện tập, đặt ra các tình huống sư phạm để phân tích tâm lý và cho các cách ứng xử phù hợp. Các giảng viên còn yêu cầu giả tưởng đang giảng dạy một tiết học mà áp dụng phương pháp dạy học, đặt ra các tình huống có thể gặp để sinh viên tưởng tượng, hình dung ra môi trường sư phạm.
"Từ nhu cầu thực tiễn, tự thân mỗi sinh viên sư phạm phải nỗ lực tự học, tự rèn luyện, tự đào tạo. Để hướng tới xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đạt chuẩn về trình độ đào tạo mà còn có tư duy đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh", Hồng Phúc chia sẻ.
Theo Hồng Phúc, giáo viên giờ đây phải biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kĩ thuật dạy học, phải tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu hợp tác với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường...
"Là sinh viên sư phạm, em cố gắng học tập thật tốt các môn chuyên ngành cùng cơ sở ngành để có thể tự tin, chuyên nghiệp khi đứng giảng. Em cũng rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thấu hiểu tâm lý học sinh, tìm hiểu các tình huống sư phạm hay gặp phải và các cách xử lý để khi gặp có thể ứng xử nhanh chóng mà không mất bình tĩnh", sinh viên Huỳnh Hồng Phúc cho biết.
Không để giáo viên 'tự bơi' khi dạy học tích hợp Các địa phương có nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn về đội ngũ dạy học môn KHTN, Lịch sử và Địa lý ở THCS, không để thầy cô phải 'tự bơi'. Tiết học Khoa học tự nhiên tại Trường THCS Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang. Ảnh: INT Lên lộ trình bồi dưỡng Ông Võ Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở...