Hoạt động trải nghiệm sao cứ nhất thiết phải đưa học sinh đi tham quan du lịch?
Tổ chức du lịch khám phá, số lượng càng lớn hoa hồng cho hiệu trưởng càng cao. Có công ty sẵn sàng bỏ từ 5-10% tổng số tiền đã thu trích lại cho hiệu trưởng.
Dù chưa đưa vào chương trình như một môn học chính thức nhưng từ nhiều năm nay, ở các trường học đã xuất hiện cụm từ “ Hoạt động trải nghiệm” khá quen thuộc với học sinh và giáo viên.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo hình thức du lịch (Ảnh minh họa ninhbinh@moet.edu.vn)
Nội dung hoạt động trải nghiệm thì có nhiều, thế nhưng nhiều trường học hiện nay vẫn thích chọn hoạt động tổ chức cho học sinh đi du lịch xa.
Nói là trường học chứ thực chất chỉ là ý muốn của hiệu trưởng còn đa phần giáo viên đều không thích tổ chức hoạt động này.
Vì sao hiệu trưởng và giáo viên luôn bất đồng việc tổ chức cho học sinh đi du lịch khám phá?
Tổ chức tua du lịch khám phá với số lượng càng lớn thì hoa hồng của hiệu trưởng càng cao. Có công ty sẵn sàng bỏ ra từ 5-10% tổng số tiền thu về để trích lại cho hiệu trưởng.
Bởi thế, chỉ cần tổ chức cho học sinh đi du lịch trải nghiệm là nhiều hiệu trưởng có được hàng chục triệu đồng trong túi.
Ngược lại, giáo viên vô cùng khổ sở, vất vả. Từ việc vận động học sinh tham gia, thu tiền đúng tiến độ đến việc phải theo sát các em từng bước đã thấy hụt hơi.
Video đang HOT
Với học sinh lớp lớn còn đỡ hơn chút, học sinh nhỏ, số lượng học trò đông, hiếu động một giáo viên phải phụ trách vài chục em quả không hề đơn giản.
Không thể rời mắt khỏi trò, liên tục nhắc nhở, điểm danh, chạy theo các em suốt ngày nhiều thầy cô nói mình thật sự đuối sức.
Từ lúc đi đến nơi đến lúc về trao học sinh tận tay phụ huynh mới an tâm thở phào nhẹ nhõm.
Sao cứ nhất thiết đi du lịch mới là hoạt động trải nghiệm?
Du lịch gia đình chỉ hai vợ chồng với đứa con đôi khi còn xảy ra sơ xuất. Một vài giáo viên với vài chục học sinh thì hiểm nguy luôn rình rập.
Bởi thế, không ít phụ huynh vì sự an toàn của con đã không còn mặn mà cho con đi du lịch cùng nhà trường.
Nhưng nếu nhà trường đã tổ chức, lớp học nào có nhiều em không tham gia xem như giáo viên ấy làm công tác chủ nhiệm không tốt.
Và việc đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm cũng bị ảnh hưởng. Nhiều thầy cô cũng bày tỏ quan điểm của mình không nhất thiết phải tổ chức đi du lịch mới dạy cho các em được nhiều kỹ năng sống, mới là thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm đề ra.
Cần linh hoạt thay đổi nhiều hoạt động bổ ích khác
Có khá nhiều hoạt động trải nghiệm bổ ích cho học sinh như: Hội thi “Tuyên truyền An toàn giao thông”; “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”;
“Đấu trường 50; 70 hoặc 100″; “Nấc thang vinh quang”; “ Rung chuông vàng”; “Sinh hoạt Sao nhi đồng”; ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên Đoàn”…
Hay tổ chức các diễn đàn, các hoạt động ngoại khóa, thi văn nghệ, các hoạt động trải nghiệm như “Trường em ngày Tết”; “Chợ quê”; “Hoạt động hội trại” với nhiều món ăn ẩm thực như làm bánh, nấu ăn…
Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức những hoạt động trải nghiệm cố định xuyên suốt các năm học như chăm sóc vườn rau ngay từ việc làm đất, bón phân, vun trồng, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ…
Giao mỗi lớp một khu vực riêng, có đánh giá, tổng kết theo từng đợt thi đua của nhà trường.
Với học sinh bậc trung học, hoạt động trải nghiệm còn liên quan đến việc: Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh.
Khuyến khích học sinh nói lên ước mơ của mình và sự quyết tâm để đạt được những ước mơ ấy nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em sau này.
Đăng Bình
Theo giaoduc.net
Tiền Giang: Hơn 500 cán bộ, giáo viên tiếp cận bộ SGK lớp 1 "Cánh Diều"
Sáng 9/1, Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang phối hợp với nhà xuất bản Đại học Sư phạm tổ chức Hội thảo giới thiệu Bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 Cánh Diều.
Cán bộ, giáo viên nghiên cứu bộ SGK Cánh Diều.
Có hơn 500 đại biểu là Ban chỉ đạo Đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông gồm: Phó Chủ tịch của 11 huyện, thành, thị; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng 192 Trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tham dự.
Bộ SGK Cánh Diều gồm có các cuốn sách giáo khoa Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1, Mỹ thuật 1, Giáo dục thể chất 1, và cuốn tài liệu Hoạt động trải nghiệm.
Cánh Diều là bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên của Việt Nam kể từ sau năm 1975. Bộ sách là sản phẩm hợp tác xuất bản của 3 đơn vị, gồm: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam.
GS Nguyễn Minh Thuyết giới thiệu SGK Tiếng Việt qua các thời kỳ.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên kiêm chủ biên Chương trình SGK Cánh Diều, kiêm chủ biên bộ SGK Tiếng Việt đại diện nhóm làm sách giáo khoa Cánh Diều: Bộ sách được biên soạn trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương "thực học, thực nghiệp" và bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, với quan điểm biên soạn thống nhất, xuyên suốt là "Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống".
Không chỉ kế thừa các SGK hiện hành, bộ sách Cánh Diều bảo đảm tính tinh giản, gợi mở tình huống, giúp các em học sinh phát triển năng lực, bảo đảm được tính gần gũi, tính vùng miền... Để sau khi học xong, các em không chỉ hiểu biết mà còn biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Tại Hội thảo, đại biểu được giới thiệu về nội dung, cấu trúc, bài học... của từng bộ môn trong các SGK, cung cấp các trang web SGK điện tử, các video clip phục vụ nội dung trong SGK.
Đây là bộ sách cuối cùng trong số 5 bộ sách giáo khoa mới được Bộ GD&ĐT phê duyệt, phục vụ cho lớp 1 từ năm học tới được Sở GD&ĐT Tiền Giang giới thiệu cho giáo viên trong toàn tỉnh.
Xuân Uyên
Theo giaoducthoidai
Hoạt động ngoại khóa sân sau tiềm tàng của Hiệu trưởng Nhiều Hiệu trưởng nhân danh học tập ngoại khóa để kiếm chác "hoa hồng" chia nhau sống phè phỡn trên mồ hôi và nước mắt của người khác. Nở rộ ngoại khóa Từ nhiều năm qua, hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh các cấp nở rộ từ thành thị đến nông thôn. Học sinh thường đi ngoại khóa sau khi kiểm...