Hoạt động tình dục đối với người bệnh tim mạch
Tình dục là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống, đồng thời đem lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý, sức khỏe.
Tuy nhiên, với người bệnh tim mạch, hoạt động tình dục có khi là nỗi sợ.
Bác sĩ đang khám tim mạch cho người bệnh
Cấp cứu do… quan hệ tình dục
Mới đây, BV. ĐHYD TP.HCM vừa cấp cứu thành công cho trường hợp của ông N.H.D, 48 tuổi, ngụ Q. 5, TP.HCM. Ông D. cho biết bản thân mình nghiện thuốc lá và bị mỡ trong máu đã lâu, có những triệu chứng khó thở, đau ngực khi đi bộ lên 2 tầng lầu. Trong một lần quan hệ với vợ mình, ông lên cơn đau tim đột ngột, ngạt thở, mặt mày tím tái. Ông D. được người nhà gấp rút đưa vào BV. ĐHYD cấp cứu và được chẩn đoán suy tim mức độ 2 do bệnh động mạch vành. Tại đây, các bác sĩ đã tích cực hồi sức và cứu sống được ông D. Sau khi phục hồi, ông được bác sĩ BV. ĐHYD giải thích kỹ lưỡng về tình trạng bệnh của bản thân, đồng thời được tư vấn tận tình về chế độ sinh hoạt tình dục phù hợp. Ông cho biết hiện tại bản thân cảm thấy an tâm và hạnh phúc vì vừa có thể bảo vệ sức khỏe bản thân, vừa có thể giữ gìn vẹn toàn hạnh phúc gia đình.
Trường hợp của chị T.T.V, 45 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai, sau khi thực hiện thủ thuật can thiệp mạch vành tại BV. ĐHYD, sức khỏe của chị đã phục hồi và giảm thiểu nguy cơ biến cố tim mạch xuống mức thấp. Tuy nhiên, với tâm lý hoang mang, lo sợ thái quá, chị V. dừng mọi sinh hoạt tình dục với chồng vì cho rằng tình dục sẽ khiến bệnh tái phát nặng hơn. Việc “kiêng khem” quá mức này khiến vợ chồng chị thường xuyên bất hòa, thậm chí chồng chị V. còn đe dọa ly hôn khiến chị vô cùng đau khổ. Được sự động viên và giới thiệu của bạn bè, chị V. đã quyết định đến khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ tim mạch tại BV. ĐHYD. Sau đó, chị V. đã hoàn toàn cởi bỏ những lo lắng, mặc cảm, áp lực trong lòng để trở lại cuộc sống thoải mái bên gia đình.
Video đang HOT
Hoạt động tình dục và tim mạch
Tình dục không chỉ là việc giao hợp đơn thuần, mà là hoạt động liên quan trực tiếp đến nhịp tim và huyết áp. Vì vậy, đối với những người mắc bệnh tim mạch và huyết áp, hoạt động tình dục cần được quan tâm chú ý và có chế độ sinh hoạt khác với người bình thường. Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề này rất ít được các bác sĩtim mạch đề cập và tư vấn cho người bệnh vì tính chất nhạy cảm của nó. Song song đó, đa phần người bệnh tim mạch cũng rất ngại ngùng, xấu hổ khi bản thân gặp trục trặc về sinh hoạt tình dục, nên không thường chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Thay vào đó, người bệnh sẽ tìm cách giấu giếm các vấn đề tim mạch của mình và cố gắng duy trì sinh hoạt tình dục với chế độ giống người khỏe mạnh, hoặc người bệnh lo sợ sinh hoạt tình dục sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới việc “kiêng cữ” quá mức. Đây là những quan niệm sai lầm vì người bệnh tim mạch hoàn toàn có thể sinh hoạt tình dục, nhưng cần có chế độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân để không gây ra những biến cố tim mạch. Hoạt động tình dục đúng mức, phù hợp không những giúp duy trì chất lượng cuộc sống và tinh thần tích cực đối với người bệnh, mà còn giúp bảo vệ hạnh phúc gia đình và đem lại những lợi ích khác cho sức khỏe.
Mô hình: KiTOMI
Dựa trên những khảo sát, nghiên cứu khoa học về hoạt động tình dục trên người bệnh tim mạch, năm 2015, một nhóm các giáo sư, bác sĩ người Canada đã tạo ra mô hình KiTOMI giúp các bác sĩ tim mạch có thể đo lường, xếp loại các mức độ nguy cơ biến cố theo tình trạng sức khỏe của người bệnh từ đó đưa ra những tư vấn chuyên môn, cũng như chế độ sinh hoạt tình dục phù hợp với từng đối tượng. Mô hình KiTOMI tóm tắt quá trình sinh hoạt tình dục bình thường của con người bao gồm các hoạt độngtheo thứ tự tăng dần về mức độ như hôn (Kissing – Ki), vuốt ve âu yếm (Touching – T), quan hệ tình dục bằng miệng (Oral Sex – O), thủ dâm (M – Masturbation) và giao hợp (Intercourse – I). Bên cạnh đó, dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ xếp loại người bệnh vào ba nhóm nguy cơ biến cố tim mạch.
Cụ thể, nhóm nguy cơ cao bao gồm những người có bệnh lý tim mạch không ổn định, người bị suy tim mức độ 3 trở lên với những biểu hiện khó thở, đau ngực dù không gắng sức hoặc gắng sức nhẹ. Nhóm người bệnh có nguy cơ trung bình thường là người bị bệnh tim mức độ 2, có những triệu chứng đau ngực, khó thở khi có những hoạt động gắng sức vừa phải như đi lên 1,2 tầng lầu. Nhóm nguy cơ thấp là những người bệnh bị suy tim mức độ 1, có những cơn đau ngực ổn định hoặc khi gắng sức nhiều, người bệnh cao huyết áp nhưng đã được kiểm soát. Sau khi phân loại tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh vào các nhóm nguy cơ phù hợp, bác sĩ tim mạch sẽ tư vấn cho người bệnh về mức độ sinh hoạt tình dục tương ứng với từng nhóm theo mô hình KiTOMI. Đối với người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao có thể áp dụng mức độ KiT, tức sinh hoạt tình dục chỉ gồm việc hôn (Ki) và vuốt ve (T) bạn tình. Người bệnh thuộc nhóm nguy cơ trung bình nên áp dụng chế độ KiTOM, nghĩa là được phép thực hiện các hoạt động ở mức KiT và hoạt động quan hệ bằng miệng(O), thủ dâm(M). Mô hình KiTOMI đầy đủ, bao gồm cả việc thực hiện giao hợp (I) sẽ áp dụng cho người bệnh tim mạch được xếp vào nhóm nguy cơ thấp.
PGS.TS.BS. Trương Quang Bình – Phó giám đốc BV. ĐHYD kiêm Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV. ĐHYD khuyến cáo: “Người bệnh tim mạch nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện những nguy cơ biến cố tim mạch có thể xảy ra. Bên cạnh đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người bệnh không nên cảm thấy e ngại, mặc cảm hay giấu giếm tình trạng của bản thân. Đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, người bệnh tim mạch càng không nên tự ý quyết định mức độ sinh hoạt trước khi có những thăm khám và tư vấn chuyên môn của bác sĩ. Thay vào đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm và nhận được sự tư vấn đúng đắn từ các chuyên gia”.
Hoạt động tình dục hợp lý có công hiệu dưỡng sinh
Phương Đông cổ đại lấy lý thuyết âm dương và ngũ hành làm cơ sở để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tình dục. Theo đó, nam là dương, nữ là âm. Nếu âm, dương không cân bằng, không hòa hợp thì con người sẽ phát sinh bệnh tật và tổn thọ.
Phương Đông cổ đại lấy lý thuyết âm dương và ngũ hành làm cơ sở để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tình dục. Theo đó, nam là dương, nữ là âm. Nếu âm, dương không cân bằng, không hòa hợp thì con người sẽ phát sinh bệnh tật và tổn thọ.
Sách Tố Nữ Kinh giải thích sự suy nhược cơ thể dựa trên thuyết Âm dương ngũ hành: "Trong trời đất có 5 yếu tố chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (ngũ hành); chúng tương khắc và tuần hoàn. Nếu thủy tính (nữ nhân) quá mạnh thì dễ hại tới hỏa tính (đàn ông)". Cát Hồng - nhà khoa học thời Tấn - cũng cho rằng: "Âm và dương không giao cảm với nhau sẽ làm tổn thương sinh mệnh".
Người phương Đông xưa coi trọng tình dục và các phương pháp tăng cường sức mạnh tình dục (bổ thận và cường dương). Sách Mạnh Tử viết: "Ăn uống, sắc dục là bản tính". Sách Lễ Ký viết: "Ăn uống, quan hệ nam nữ là nhu cầu lớn trong bản năng sinh tồn". Tình dục không chỉ là nhu cầu của tuổi thanh niên mà ngay cả người có tuổi cũng vẫn cần. Người Trung Quốc vốn nổi tiếng với các thang thuốc cường tinh tráng thể giúp kéo dài tuổi thọ và đời sống tình dục.
Chính vì thế mà phương Đông quan niệm, tình dục phải hòa nhịp với thiên nhiên; hoạt động tình dục hợp lý, đúng cách cũng là một phương pháp dưỡng sinh. Cát Hồng đã viết: "Dù cho có uống trăm ngàn thứ thuốc mà không biết thuật phòng trung thì cũng chỉ là vô ích". Thuật phòng trung thực chất là các phương pháp điều hòa hơi thở, những tư thế trong quan hệ tình dục để đem lại khoái cảm, không làm hao tổn sức khỏe mà còn có thể chữa được bệnh.
Sách Ngọc phòng thiết yếu quyết cũng viết: "Phàm ở đời, thân thể người ta thường bị suy mòn do không nắm được phép tắc giao tiếp giữa âm và dương (nữ và nam). Người biết đạo âm dương thì có được sự vui vẻ, người không biết thì thân thể và sinh mệnh sẽ bị hủy hoại...". Y lý phương Đông khuyên nên thực hành tình dục dưỡng sinh ngay từ khi còn trẻ vì những người trẻ dễ coi thường sức khỏe và làm phương hại đến hạnh phúc gia đình. Mọi người cần biết nên làm gì và tránh những gì. Điều này cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu khoa học gần đây: thực hành tình dục an toàn và lành mạnh sẽ đem lại sức khỏe.
Khác với quan niệm tình dục hiện đại, các "nhà tình dục học" phương Đông phân biệt rõ những tư thế tình dục để lấy khoái cảm (30 tư thế) và những tư thế nhằm mục đích dưỡng sinh, chữa bệnh (24 tư thế gồm cửu pháp, bát ích, thất tổn).
Cửu pháp (9 thế) chủ yếu dựa trên sự kiềm chế xuất tinh, nhờ đó có thể tiêu trừ những chứng bệnh sinh ra do buồn giận, ghen ghét (thế thứ 4), giữ tinh lực giúp cho thân thể cường tráng (thế thứ 5), tiêu giải được trăm thứ bệnh (thế thứ 6, 7), tăng tuổi thọ và sức khỏe (thế thứ 9). Có người cho rằng những mô tả về cửu pháp đã cung cấp nhiều gợi ý cho 2 nhà nghiên cứu tình dục học nổi tiếng người Mỹ là Master và Johnsons khi xây dựng liệu pháp tình dục chữa xuất tinh sớm (những năm 1940 - 1950).
Thời nhà Chu (770 - 220 trước CN), những người theo học thuyết của Lão Tử tiếp tục nhấn mạnh đến thuyết âm dương trong sinh hoạt nam nữ. Họ cho rằng người phụ nữ hấp thu được khí âm một cách viên mãn, trong khi đó, người nam chỉ hấp thu dương khí trong một chừng mực nào đó. Vì thế, theo họ, trong đời sống gối chăn, trước khi xuất tinh, người nam phải tạo điều kiện cho người nữ đạt đến cực khoái nhiều lần để hấp thu tinh lực của họ.
Không làm được điều này, có nghĩa là nếu người nam xuất tinh trước người nữ thì đương sự sẽ không hấp thu được tinh lực của người nữ, sức khoẻ suy kém, lâu ngày có thể dẫn đến tử vong. Cũng từ quan niệm này, những người theo học thuyết Lão tử coi hiện tượng thủ dâm là cấm kỵ và có hại cho sức khoẻ, vì không có sự hòa hợp âm dương...
Bạn có đang quan hệ "đủ" hay không? Để bắt đầu, hãy tự đặt ra câu hỏi trong đầu bạn rằng: "Ồ, liệu mình sẽ không làm tình quá mức đâu ha". Nhưng bạn nên biết, tần suất quan hệ tình dục quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống lành mạnh của bạn đấy. Liệu có tồn tại giới hạn cho việc quan hệ tình dục hay...