Hoạt động thư viện: Èo uột chưa hiệu quả
Thư viện (TV) là lĩnh vực đặc thù, là thiết chế văn hóa có chức năng thu thập, lưu giữ tài liệu, là một trong những kênh đưa tri thức, văn hóa đến với mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân như: thiếu kinh phí, thiếu nguồn tài liệu bổ sung… hoạt động của hệ thống TV chưa đạt kết quả như mong muốn.
Thư viện nhà nước thiếu kinh phí
Thiếu kinh phí hoạt động là tình trạng chung ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, song với hệ thống TV, nguồn kinh phí này khó khăn tới mức khó có thể tuyển dụng và giữ chân được người có năng lực. Bà Phạm Thị Kim Dung, Giám đốc Thư viện Quốc gia (TVQG) cho biết, mỗi năm TVQG được cấp hơn 10 tỷ đồng để hoạt động thì gần 80% số đó dùng để trả lương cho cán bộ, nhân viên. Mặc dù vậy, mức lương bình quân của cán bộ TVQG cũng chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, không thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống cán bộ, TVQG buộc phải tận dụng khuôn viên làm các dịch vụ văn hóa, như cà phê sách, phòng đọc cho các nhà nghiên cứu, doanh nhân… Ở góc độ chuyên môn, thu nhập thấp khó thu hút người giỏi trong các lĩnh vực như công nghệ, tin học… Và đáng buồn hơn, những năm gần đây, TVQG không có kinh phí để bổ sung nguồn tài liệu, sách, báo từ nước ngoài.
Cùng chung cảnh ngộ, Thư viện Hà Nội (TVHN) với hai cơ sở hoạt động, mỗi năm chỉ được cấp từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng để bổ sung tài liệu. TVHN đã khai thác nguồn tài liệu từ việc tài trợ, tặng, biếu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin, tư liệu của gần 7 triệu người dân Thủ đô. Vì thiếu kinh phí, cán bộ TVHN phải chở sách bằng xe máy đi 50-60km phục vụ các cháu thiếu nhi 10 xã vùng sâu, vùng xa thực hiện dự án “Thư viện lưu động – bánh xe tri thức”, trong khi phương tiện vận chuyển, đồng thời là TV lưu động của dự án này phải là xe tải chuyên dụng. Công việc vất vả, tiêu tốn thời gian, thu nhập quá thấp khiến TVHN “hao hụt” mất nhiều cán bộ có năng lực trong hai năm gần đây.
Người dân đọc sách, báo tại Thư viện Hà Nội. Ảnh: Phương Thảo
Video đang HOT
Với những TV cấp nhỏ hơn, nguồn kinh phí hoạt động càng eo hẹp. Theo thống kê, mỗi TV cấp huyện của tỉnh Sóc Trăng chỉ được cấp từ 7 đến 30 triệu đồng cho mọi hoạt động trong năm. Thiếu kinh phí còn là nguyên nhân khiến gần 60% TV cấp huyện đang hoạt động trong tình trạng thoi thóp, hơn 100 huyện chưa có mạng lưới TV.
Thư viện tư nhân thiếu tài liệu
Trong khi TV nhà nước thiếu kinh phí để vận hành thì hàng trăm thư viện tư nhân (TVTN), tủ sách gia đình, dòng họ được thành lập ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam lại hoạt động khá hiệu quả. Có thể nói TVTN là cánh tay nối dài của hệ thống TV công cộng trong việc đưa tri thức đến người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ý nghĩa và tác động xã hội của TVTN đã rõ, song hệ thống TV này được hình thành trên tinh thần khơi dậy tiềm lực và sức mạnh trong dân để phục vụ nhân dân nên nguồn tư liệu ở nhiều TVTN thường trong tình trạng có gì dùng nấy, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các đối tượng bạn đọc.
TV dòng họ Nguyễn Bá ở xã Cổ Đô, huyện Ba Vì (Hà Nội) là một ví dụ. TV mở cửa thường xuyên, mỗi ngày phục vụ 40-50 bạn đọc nhưng sau hàng chục năm hoạt động, TV mới chỉ có hơn 1.000 bản sách. Ông Nguyễn Đình Chiến, người trông coi TV dòng họ Nguyễn Bá cho biết, nguồn sách của TV chủ yếu là do con cháu trong dòng họ đóng góp và một phần do TV huyện Ba Vì hỗ trợ, nhưng lượng sách mới dành cho TV huyện không nhiều nên không thể liên tục bổ sung sách mới cho TV tuyến cơ sở.
TV làng Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín ra đời khá sớm, do các “bô lão” của làng lập nên và quản lý. Được coi là “bồ chữ” của bà con nông dân nhưng lượng sách, báo của TV (hơn 7.000 bản) mới chỉ bằng một phần lượng sách hiện có ở các TV công cộng tuyến huyện. Để có thể bổ sung 300 – 500 đầu sách mỗi tuần, TV gia đình ông Đặng Văn Khảm ở Hải Hậu, Nam Định đã thu phí 500 – 1.000 đồng/lượt bạn đọc, nhưng số tiền thu được chỉ bằng một phần nhỏ so với số tiền gia đình ông Khảm đầu tư mua sách. Ông Khảm nói: “Đọc sách giúp thanh, thiếu niên tránh xa được các tệ nạn xã hội, chăm ngoan, học giỏi. Tuy nhiên, giới trẻ thường thích tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ nên đến TV đọc nhiều mà không có sách mới các cháu sẽ chán. Để các TVTN có thể hoạt động lâu dài, chúng tôi mong muốn Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí”.
Mong muốn của ông Đặng Văn Khảm là mong muốn chung của những “giám đốc” TVTN nhưng rất khó trở thành hiện thực. Bởi, trong dự thảo Luật Thư viện đang được xây dựng, TVTN được khuyến khích hoạt động nhưng không được xếp hạng, mà không được xếp hạng thì sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí.
Theo Hà Nội mới
Một góc nhìn thân thiện từ Thư viện thông minh
Sách và truyện là những người thầy tri thức của các em học sinh. Thế nhưng, nhiều học sinh vùng ven, vùng nông thôn lại không có nhiều cơ hội để tiếp cận người thầy tri thức của mình.
Thói quen đọc sách có thể làm phong phú vốn kiến thức, nuôi dưỡng tình cảm và sách còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách, năng lực quan sát, khả năng tư duy của các em.
Phần lớn các em học sinh tại những vùng này thường chắp nhặt kiến thức từ thầy cô của mình. Phần lớn khi hỏi các em học sinh ở đây về việc kiến thức thu lượm được từ cuộc sống hàng ngày, các em liền tâm sự: "Bố mẹ và những người xung quanh chúng em cũng đầu tắt mặt tối cho việc đồng áng, có đứa bố mẹ đi làm xa nên kiến thức đâu từ những cuộc sống cơ cực như vậy ạ. Phần lớn các kiến thức, bọn em thường thu nhặt ở trường mà thôi".
Nhờ dự án hỗ trợ của công ty Samsung, học sinh vùng nông thôn tại Việt Nam đã được tiếp cận với thư viện thông minh. Ngoài những trang thiết bị hiện đại, hành động này còn là một món quà vềmặt tinh thần cho các em học sinh vùng khó khăn.
Đại diện của Samsung chia sẻ kinh nghiệm đọc sách với các em học sinh tại trường Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Bà Nguyễn Thị Loan - hiệu trưởng Trường THPT Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: "Trong điều kiện hiện nay, để có một thư viện đầy đủ với các các đầu sách hấp dẫn, có góc nghe nhìn quả không dễ. Nguồn tài trợ trang bịcho Thư viện thông minh đã mở ra một địa chỉ mới cho học sinh và giáo viên muốn bổ sung kiến thức".
Trong tiến trình thay đổi phương pháp dạy và học tập mới, thư viện đóng một vai trò quan trọng trong việc học và dạy của cả học sinh và giáo viên. Thư viện đã trở thành lớp học thứ hai của học sinh và được xây dựng theo mô hình hiện đại, thân thiện. Một thư viện hoàn chỉnh hiện đại như Thư viện thông minh đã góp tay và vun đắp cho các em học sinh có cơ hội trau dồi kiến thức để chuẩn bị cho tương lai.
Ngoài sách Thư viện được trang bị máy tính kết nối , Tivi, đầu DVD, đĩa phim khoa học các loại giúp việc học và giảng dạy của thầy và trò tại các trường này được thuận tiện hơn
Quản thư trường Yên Phong 2 (Bắc Ninh) cho biết: "Thông thường đầu năm học, trường sẽ có những buổi ngoại khóa khuyến khích các em đọc sách nhưng lại chưa hướng các em đọc thế nào cho hiệu quả và với điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa được như ý muốn nên việc này vẫn chưa hiệu quả. Có Thư viện thông minh, ngoài việc quản lý tốt công việc tại thư viện, các em học sinh còn có nhiều điều kiện tiếp cận với môi trường sách và công nghệ mới"
Được biết, đến nay Samsung đã xây dựng 18 "Thư viện thông minh" tại 18 trường THCS và THPT trên khắp cả nước. Mỗi thư viện có hơn 700 đầu sách với khoảng 1.800 quyển sách, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: sách học thuật, sách tham khảo và bổ sung kiến thức, sách phát triển ngôn ngữ, sách phát triển kỹ năng sống. Mỗi "Thư viện thông minh" cũng được trang bị hơn 120 tựa băng đĩa các loại để phục vụ nhu cầu giải trí và bổ sung kiến thức của các em học sinh. Nguồn sách đa dạng và chất lượng này là kết quả nghiên cứu và tuyển chọn khắt khe của Ban cố vấn bao gồm những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, xuất bản và thư viện. Trong các giai đoạn tiếp theo của dự án, số lượng đầu sách và bản sách cho mỗi thư viện sẽ tiếp tục được mở rộng.
Theo dân trí
Giáo viên chán nghề: Kinh tế chưa phải là điều quyết định Với các giáo viên ngoại thành, thu nhập thấp nhất của sinh viên mới ra trường khoảng 1.200.000 đồng, giáo viên lâu năm tính vượt khung thì 5.000.000/tháng. Tuy nhiên, ngoài kinh tế, áp lực xã hội cũng khiến giáo viên chán nghề. Theo công bố của quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam về đề tài nghiên cứu "Giải pháp cải...