Hoạt động tại sân bay lớn nhất nước Đức giảm mạnh nhất trong nhiều thập kỷ
Ngày 18/1, đơn vị vận hành sân bay Frankfurt của Đức (Fraport) thông báo số lượng hành khách mà sân bay này phục vụ trong năm 2020 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1980 trong bối cảnh ngành du lịch lữ hành chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay Frankfurt, Đức, ngày 23/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, Fraport cho biết trong năm 2020, sân bay lớn nhất tại Đức phục vụ 18,8 triệu hành khách, giảm 73% so với năm 2019 và cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1984. Giao thông hàng không ngừng trệ trong thời gian từ tháng 4-6/2020 do tác động của các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh đầu tiên, khiến lưu lượng hành khách sử dụng sân bay Franfurt giảm 98% so với cùng kỳ năm ngoài. Hoạt động của sân bay bắt đầu hồi phục trong quý III/2020 nhưng sau đó lại giảm so các biện pháp hạn chế được tăng cường nhằm ngăn chặn đợt bùng phát dịch bệnh thời điểm cuối năm.
Chỉ riêng trong tháng 12/2020, lưu lượng hành khách của sân bay Franfurt đã giảm 82% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức chỉ khoảng hơn 890.000 người. Dù vậy, vận tải hàng hóa là một điểm sáng hiếm hoi trong năm 2020, với khối lượng vận chuyển chỉ giảm 8,3% trong năm này.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành của Fraport Stefan Schulte cho rằng năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn với toàn ngành giao thông hàng không. Mùa Hè năm 2020, công ty thông báo cắt giảm từ 3.000 đến 4.000 việc làm, tương đương 15% toàn lực lượng lao động của công ty. CEO của Fraport nhấn mạnh việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 sẽ giúp khôi phục hoạt động của công ty, đồng thời tin tưởng rằng lưu lượng hành khách tại sân bay Franfurt sẽ hồi phục ấn tượng trong nửa cuối của năm 2021. Tuy nhiên, CEO này thận trọng cảnh báo rằng năm 2021 sẽ vẫn là năm khó khăn khi lưu lượng giao thông hàng không sẽ chỉ phục hồi lên mức khoảng 35-45% lưu lượng năm 2019.
Các hãng hàng không lớn nhất ở Đức cũng là nhóm chịu hậu quả nặng nề nhất. Hãng hàng không hàng đầu của Đức là Lufthansa và hãng lữ hành TUI, lớn nhất tại châu Âu, đều đã phải nhờ đến các chương trình cứu trợ của Chính phủ Đức để duy trì hoạt động trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành.
Đức thêm 12.332 ca mắc COVID-19, nâng tổng số lên hơn 1,18 triệu ca
Theo báo cáo mới nhất được Viện Robert Koch công bố ngày 7/12, trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 12.332 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.183.655 ca, trong đó, số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lên tới 18.919 ca.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở Frankfurt, Đức. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Cùng ngày, Chánh văn phòng Nội các Đức Helge Braun và Thủ hiến bang Bavaria (Đức) Markus Soeder đã kêu gọi Thủ tướng nước này Angela Merkel và người đứng đầu chính quyền các bang nhóm họp trước lễ Giáng sinh để thảo luận về các biện pháp tăng cường phòng chống COVID-19.
Trả lời kênh truyền hình ARD, ông Soeder cho rằng các biện pháp phòng chống dịch mà Đức đang triển khai thực hiện hiện nay chưa đủ, do đó, ông cho rằng các cấp lãnh đạo cần nhóm họp trước lễ Giáng Sinh - thời điểm dịch bệnh dễ lây lan do các hoạt động đi lại, tụ tập, tiếp xúc gần gũi gia tăng.
Theo ông, cần hành động ngay tức thì trước khi quá muộn, nhất là tại thời điểm hiện nay khi số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày tại Đức đã không còn tăng mạnh như trước đây, song vẫn ở mức cao và số ca tử vong trong ngày tại Đức đã lên mức cao chưa từng có trong ngày 2/12.
Trong khi đó, trả lời báo Bild, Chánh văn phòng Helge Braun cho rằng Đức cần đưa ra các biện pháp tăng cường phòng dịch với mục tiêu giảm tỷ lệ ca nhiễm còn 50/100.000 dân trong 7 ngày tới trong thời gian sớm nhất có thể. Theo ông, người dân Đức cần hỗ trợ nhà nước bằng cách giảm tiếp xúc và tự nguyện thực hiện biện pháp giãn cách xã hội như cho con em ở nhà học tập trực tuyến ở những điểm nóng của dịch bệnh.
Tuần trước, bà Merkel và lãnh đạo chính quyền các bang đã nhất trí gia hạn các biện pháp hạn chế trên cả nước cho đến ngày 10/1/2021, bao gồm các quy định chỉ cho phép các cuộc hội họp dưới 5 người là thành viên của 2 gia đình. Trong khi đó, từ ngày 9/12, bang Bavaria sẽ chỉ cho phép người dân rời nhà với lý do xác đáng và lệnh giới nghiêm buổi tối sẽ được triển khai thực hiện tại các điểm nóng của dịch bệnh.
Tại Hàn Quốc, chính quyền thành phố Seoul đã quyết định năm nay không tổ chức sự kiện đánh chuông đón năm mới tại tháp chuông Bosingak ở quận Jongno. Đây là lần đầu tiên nghi thức này không được tổ chức sau 67 năm, kể từ khi sự kiện này lần đầu được tổ chức vào năm 1953.
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, lễ đánh chuông đêm Giao thừa là sự kiện thường niên diễn vào đêm 31/12 rạng sáng 1/1 của Năm mới, nhằm cầu chúc cho người dân một năm mới tốt lành và bình an. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Seoul sẽ chuẩn bị trước một đoạn video và chuyển đến người dân tiếng chuông Bosingak vào thời khắc chuyển giao năm mới qua mạng. Kế hoạch cụ thể đang chính quyền thành phố thảo luận thêm.
Giới chức Seoul đưa ra quyết định trên trong bối cảnh tình dịch dịch bệnh COVID-19 tại nước này phức tạp trở lại. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 7/12 cho biết nước này có thêm 615 ca mắc mới bệnh COVID-19, trong đó 580 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên 38.161 ca. Đây là ngày thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc vượt ngưỡng 600 ca/ngày, cho thấy mức độ nghiêm trọng của làn sóng dịch thứ ba ở nước này.
Các cơ quan y tế nước này đã phải nâng mức giãn cách xã hội thêm một bậc lên 2,5 (mức cao thứ 4 trong thang cảnh báo gồm 5 cấp độ) tại thủ đô Seoul và vùng phụ cận. Các khu vực còn lại áp dụng quy định giãn cách xã hội ở Cấp độ 2 tùy theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Quy định mới này chính thức có hiệu lực từ 0h (giờ địa phương) ngày 8/12 tới và kéo dài trong 3 tuần. Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo số ca nhiễm ghi nhận hằng ngày tại Hàn Quốc có thể lên tới 900 ca vào tuần tới do nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới.
COVID-19 tại ASEAN hết 10/12: Toàn khối phát sinh 11.001 ca bệnh; Ca mắc mới ở Malaysia cao kỷ lục Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 10/12, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 11.001 ca mắc COVID-19 và 219 ca tử vong, nâng tổng số người mắc tại ASEAN từ đầu dịch lên 1.291.889 ca, trong đó 29.761 người tử vong. Có 4 quốc gia có số ca mắc mới trên 1.000 ca ở ASEAN trong ngày 10/12 là: Indonesia, Philippines, Malaysia...