Hoạt động nào giúp trẻ phát triển hai bán cầu não?
Chơi cờ tướng, rubik, học nhạc cụ hoặc tung hứng sẽ giúp trẻ rèn luyện tư duy cân bằng hai bán cầu não.
Hai bán cầu não đảm nhiệm vai trò khác nhau. Nếu tư duy thiên về bán cầu não phải, trẻ có khả năng sáng tạo, thiên hướng nghệ thuật, dễ xúc động. Trong khi trẻ thiên về bán cầu não trái sẽ giỏi phân tích, suy luận, tư duy logic.
Trẻ sẽ làm việc tốt nhất khi có thể tư duy cân bằng bằng hai bán cầu não. Nhiều người gặt hái thành công nhờ đạt được sự đồng nhất, vừa phát huy bán cầu thế mạnh, vừa củng cố khả năng tư duy của bán cầu còn lại. Dưới đây là 10 hoạt động giúp trẻ rèn luyện tư duy bằng hai bán cầu não.
1. Liên tưởng và thực hành cùng lúc
Phụ huynh hãy cho phép con tham gia, thậm chí là giành quyền chủ động trong những hoạt động yêu cầu sự tưởng tượng và thực hành cùng lúc. Chẳng hạn, nếu muốn trồng các loại cây trong khu vườn của gia đình, bạn phải hình dung trước sẽ trồng cây gì và ở đâu. Bạn có thể khuyến khích trẻ tham gia đóng góp ý tưởng. Sau đó, cho phép trẻ trồng những loại cây đã trù tính hoặc trang trí vườn.
Liên tưởng về vườn cây lý tưởng là hoạt động của não phải trong khi thực hành các bước trồng cây là nhiệm vụ của não trái. Kết hợp hai hoạt động này sẽ giúp trẻ tư duy cân bằng.
2. Trò chơi
Board games (trò chơi cờ bàn) là hoạt động giải trí phổ biến dành cho thiếu nhi và gia đình nhưng cũng là công cụ hữu ích để rèn luyện tư duy cân bằng. Lấy ví dụ trò cờ tướng, người chơi phải hình dung bàn cờ trong đầu, suy tính nước đi của bản thân và dự đoán nước đi của đối phương. Từ đó, kích thích sự sáng tạo vốn là vai trò của bán cầu não phải. Song song người chơi phải đưa ra các nước đi tuần tự trong thực tế.
Ngoài cờ bàn, bạn có thể khuyến khích trẻ chơi rubik. Để giải khối rubik, trẻ phải sử dụng cùng lúc tay, mắt và não để tư duy và thực hành.
3. Chơi nhạc cụ
Nhiều phụ huynh cho rằng nhạc cụ thuộc về nghệ thuật nên chỉ giúp phát triển tư duy bán cầu não phải. Tuy nhiên, việc học cách đặt vị trí ngón tay, đọc bản nhạc đòi hỏi nhiều sự tham gia của bán cầu não trái.
4. Tư duy bằng bán cầu không phải thế mạnh
Nếu bạn thấy con có dấu hiệu tư duy não trái nhiều hơn như thích học Toán, lập kế hoạch, hãy khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật hoặc đòi hỏi tính sáng tạo. Ngược lại, nếu trẻ mơ mộng, ghi nhớ tốt bằng hình ảnh, âm thanh, hãy khuyến khích con học các môn tự nhiên, chơi trò câu đố tư duy.
5. Tung hứng
Video đang HOT
Trò tung hứng đòi hỏi sự phối hợp cả tay và mắt, từ đó buộc hai bán cầu phải hoạt động cùng nhau. Để tăng độ khó, bạn có thể khuyến khích trẻ ném bóng bằng tay không thuận.
6. Bài kiểm tra màu sắc
Trong tâm lý học, có một bài kiểm tra phân tích khả năng cân bằng hai bán cầu não, gọi là “stroop”, đặt theo tên nhà tâm lý học người Mỹ Ridley Stroop. Yêu cầu của bài kiểm tra là viết tên các màu sắc bằng bút khác màu. Ví dụ, viết chữ “Đỏ” bằng bút mực xanh nước biển, chữ “Vàng” bằng bút mực tím. Trẻ phải liên tục gọi tên màu sắc biểu trưng của chữ, thay vì đọc màu chữ.
Bài kiểm tra Stroop giúp rèn luyện tư duy cân bằng hai bán cầu não. Ảnh: Neeuro.
Để sử dụng tay nghịch, còn gọi là tay không thuận, não bộ của trẻ phải tạo ra những kết nối đồng đều. Điều này cũng sửa đổi thói quen tư duy thiên về một bán cầu não.
8. Giải toán bằng nhiều cách
Giải toán bằng một cách mới chỉ kích thích tư duy thiên về bán cầu não trái nhưng nếu giải bằng nhiều cách trẻ buộc phải đưa ra nhiều ý tưởng, từ đó hình thành khả năng sáng tạo. Hoạt động này cũng giúp kết nối hai bán cầu não.
9. Sơ đồ tư duy
Phụ huynh hãy khuyến khích con sử dụng sơ đồ tư duy nhiều nhất có thể. Khi làm sơ đồ, trẻ dùng não phải tưởng tượng, tô vẽ để tạo nên những mô hình ấn tượng, nhiều màu sắc, kích thích khả năng ghi nhớ. Đồng thời, trẻ sử dụng não trái để phân loại khối lượng nội dung hỗn độn theo các ý chính có tính logic.
Học sinh có hứng thú xem các bài giảng qua truyền hình?
Với thời lượng chỉ khoảng 35 phút một bài giảng nên nhiều giáo viên đã đẩy nhanh tốc độ trong lúc trình bày. Việc này đã khiến học sinh phải "chạy" theo lời cô nói và phải xem lại các bài giảng.
Từ ngày 7/4, tỉnh Đắk Nông triển khai phát sóng các bài giảng trên đài truyền hình địa phương. Trước mắt, tỉnh này tổ chức ôn tập, giảng dạy kiến thức cho học sinh khối 9 (3 môn) và học sinh khối 12 (9 môn).
Sau hai tuần phát sóng, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định.
Chỉ tiếc là thầy và trò không tương tác, trao đổi được
Em Trần Hạ Chúc, lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh nhận xét, cô giáo giảng rất dễ hiểu, thiết kế bài giảng áp dụng theo sơ đồ tư duy nên giúp học sinh dễ dàng nắm bắt một cách hệ thống.
"Em ngồi học một mình ở nhà nên cảm thấy yên tĩnh, tập trung hơn. Hạn chế lớn nhất là thầy và trò không tương tác, trao đổi được. Đối với trường hợp này, có nội dung nào không hiểu hay chưa rõ, em thường trình bày dưới phần bình luận và đợi giáo viên trả lời", Chúc nói.
Lượng học sinh theo dõi các bài giảng qua truyền hình tại tỉnh Đắk Nông khá cao
Tương tự, Trần Thị Thương, Học sinh Trường THPT Krông Nô (huyện Krông Nô) đánh giá, thầy cô đứng lớp đều dạy có chuyên môn cao nên rất yên tâm khi theo dõi các chương trình. Từ ngày triển khai dạy học qua truyền hình, Thương không bỏ lỡ một bài giảng nào do các bài giảng này được phát qua rất nhiều kênh.
"Nếu hôm nào có thời gian thì em xem trực tiếp trên tivi, còn không thì xem lại trên trang Facebook của Đài truyền hình. Bên cạnh việc học online từ trường, học trên truyền hình giúp em nắm chắc kiến thức hơn rất nhiều", nữ sinh lớp 12 cho hay.
Tỉnh Đắk Nông tổ chức phát bài giảng thông qua nhiều kênh
Qua gần một tuần theo dõi, rất nhiều phụ huynh cũng yên tâm, hài lòng với phương pháp học tập mới. Không chỉ đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hình thức học qua truyền hình đã giúp con em có thời gian ôn luyện chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Chị Trần Thanh Ái, phụ huynh học sinh Trường THPT Gia Nghĩa (Gia Nghĩa) chia sẻ, học lực ở trường của con chị ở mức trung bình, thời gian nghỉ học lại dài nên chị và chồng rất lo vì đây là năm con học cuối cấp. Thấy con trai canh giờ để học trên truyền hình, chị và chồng cảm thấy cũng yên tâm, "nhẹ lòng".
"Từ hôm có chương trình ôn tập trên truyền hình, chiều và tối nào thấy cháu cũng theo dõi. Có thể do tâm lý cuối cấp, lo lắng cho kỳ thi THPT sắp tới, cũng có thể do yêu cầu của nhà trường mà cháu tập trung theo học. Theo quan điểm cá nhân, đây là cách ôn tập hay trong thời điểm nghỉ học lâu như hiện nay. Học như vậy cũng hạn chế được việc con cái sa đà khi sử dụng máy tính để tự học như trước đây".
Lượng tương tác mỗi bài giảng cao, xong học sinh vẫn cho rằng thầy cô giảng bài nhanh (Ảnh chụp màn hinh ngày 15/4)
Theo thống kê lượt người xem chương trình dạy học qua truyền hình phát trực tiếp trên trang Facebook của Đài Truyền hình tỉnh Đắk Nông, mỗi bài giảng có từ 3000- 7000 lượt người xem, gấp 4-5 lần so với các chương trình khác.
Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật của Đài Phát thanh Truyền hình Đắk Nông cũng thống kê được, lượt truy cập vào website của đài liên tục tăng so với thời điểm trước, có thời điểm tăng từ 7-10 lần khi có các bài giảng được phát sóng.
Tương tự vậy, tỷ suất người xem chương trình trên tivi cũng cao hơn rất nhiều. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của học sinh đối với các chương trình dạy học này.
Vẫn còn tồn tại bất cập
Tuy thu hút được sự quan tâm của học sinh, song một số bài giảng nhận được phản hồi từ người xem khi giáo viên giảng bài nhanh. Với thời lượng chỉ khoảng 35 phút một bài giảng nên nhiều giáo viên đã đẩy nhanh tốc độ trong lúc trình bày. Việc này đã vô tình khiến học sinh phải "chạy" theo lời cô nói và phải xem lại các bài giảng.
Nhiều bình luận thô tục xuất hiện trực tiếp trên mỗi bài giảng
Ngoài ra, vì lần đầu tiên triển khai phát sóng các bài giảng, trong đó có việc phát trực tiếp trên trang Facebook của Đài Truyền hình Đắk Nông nên rất nhiều bình luận thiếu văn hóa, thậm chí là thô tục đã "lọt" vào phần bình luận của mỗi chương trình. Nhiều học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đã lên tiếng bức xúc về tình trạng này.
Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, điều đáng mừng, qua ghi nhận từ cán bộ, giáo viên, các tiết giảng qua truyền hình được giáo viên thể hiện tốt, từ hình thức đến nội dung và cách thức truyền đạt. Hầu hết các tiết giảng đều bảo đảm được yêu cầu đặt ra, hướng đến mục tiêu củng cố, hệ thống lại kiến thức và phù hợp với tất cả học sinh.
"Nhiều phụ huynh, học sinh cũng đã có những phản hồi rất tốt. Từ mô hình này sẽ mở ra thêm một hình thức ôn tập hiệu quả cho học sinh và ngành Giáo dục sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng đối với các khối lớp khác", ông Hải nói.
Liên quan đến những phản hồi về một số tồn tại khi phát sóng các bài giảng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, sau một hai số phát sóng đầu, các thầy cô giáo đã điều tiết được tốc độ bài giảng, nói chậm và cho nhiều ví dụ minh họa và đi vào trọng tâm bài giảng.
Ngoài ra, đơn vị này cũng sẽ làm việc với Đài Phát thanh Truyền hình Đắk Nông để ẩn tính năng bình luận trực tiếp trên các bài giảng đồng thời hướng dẫn các trường điểm danh học sinh khi học qua truyền hình.
Dương Phong
Làm bài kiểm tra lịch sử bằng cách tạo Facebook, đọc rap, thiết kế tạp chí... Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút bằng cách thiết lập Facebook, thiết kế bìa tạp chí, lập hợp đồng công chứng cho các nhân vật lịch sử... Học sinh thực hiện bài tập của mình - Mỹ Hương Ban đầu khi đưa ra yêu cầu học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về nhân vật lich sử để lấy...