Hoạt động mới nhất của Tổng thống Ukraine Zelensky
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mong đợi quyết định của các quốc gia thành viên EU về việc bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên EU của Ukraine sẽ được đưa ra vào năm 2023.
Hình ảnh tại hội nghị.
Tờ Ukrinform dẫn tuyên bố từ bộ phận báo chí của Nguyên thủ quốc gia Ukraine đưa tin, ông Zelensky đã nói vấn đề trên trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Balkans ở Athens, Hy Lạp.
Tại hội nghị, các bên đã đánh giá tiến độ của Ukraine trong việc thực hiện 7 khuyến nghị của Ủy ban châu Âu và các bước tiếp theo.
“Chúng tôi mong muốn đạt được kết quả tối đa trong việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu. Chúng tôi mong đợi một đánh giá tích cực trong báo cáo về gói mở rộng vào tháng 10 và quyết định của các quốc gia thành viên EU về việc bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên của Ukraine trong Liên minh châu Âu vào năm 2023″, Tổng thống Ukraine nói.
Nguyên thủ quốc gia bày tỏ lòng biết ơn đối với bà von der Leyen vì những nỗ lực nhằm bình thường hóa việc xuất khẩu và quá cảnh các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine.
Video đang HOT
“Điều quan trọng là phải khôi phục hoàn toàn hoạt động thương mại miễn thuế giữa Ukraine và EU và đảm bảo quyền tự do xuất khẩu nông sản của Ukraine tới toàn bộ lãnh thổ của thị trường chung EU. Tôi mong đợi rằng vào ngày 15/9, mọi hạn chế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Ukraine ở EU sẽ được dỡ bỏ”, ông Zelensky nhấn mạnh.
Các bên cũng thảo luận chi tiết các tuyến đường thay thế cho “hành lang ngũ cốc”.
Ông Zelensky cảm ơn bà von der Leyen về đợt hỗ trợ tiếp theo trị giá 1,5 tỷ EUR cho Ukraien.
Ngoài ra, các bên còn thảo luận về Công thức hòa bình do ông Zelensky đề xuất và việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu.
Ngày 23/6/2022, Ukraine đã nhận được quy chế ứng cử viên EU. Ukraine phải đáp ứng 7 yêu cầu cần thiết của Ủy ban Châu Âu để duy trì tư cách ứng cử viên.
Vào mùa thu năm 2023, Ủy ban Châu Âu sẽ đưa ra một báo cáo đánh giá việc Ukraine đáp ứng 7 yêu cầu trên con đường gia nhập EU.
Ukraine tìm kiếm đảm bảo cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Ukraine đang tìm kiếm sự bảo đảm từ Nga và Liên hợp quốc (LHQ) để thỏa thuận xuất khẩu an toàn ngũ cốc qua Biển Đen sẽ vận hành bình thường nếu Kiev cho phép amoniac của Nga quá cảnh lãnh thổ Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Cải cách Ukraine Yuriy Vaskov đưa ra thông tin này tại một hội nghị về ngũ cốc ngày 30/5. Nga ra 'tối hậu thư' về thoả thuận ngũ cốc Biển Đen G7 ủng hộ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen Nga giải thích lý do đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen LHQ hoan nghênh việc gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hồi tháng 7 năm ngoái, LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Nga mới đây đã nhất trí gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen thêm 2 tháng, song cho biết thỏa thuận này sẽ chấm dứt trừ khi các bên đạt được một thỏa thuận nhằm khắc phục những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga. Các yêu cầu mà Moskva đưa ra bao gồm việc nối lại vận chuyển amoniac từ Nga qua lãnh thổ Ukraine đến cảng Pivdennyi ở Odessa, nơi xuất khẩu mặt hàng này. Quá trình vận chuyển khí amoniac, một thành phần quan trọng của các loại phân bón nitơ, đã bị tạm dừng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Vaskov nhấn mạnh: "Nếu amoniac là một vấn đề then chốt, thì LHQ phải làm rõ rằng nếu đường ống dẫn amoniac hoạt động trở lại, thì khi đó Ukraine cũng sẽ có những cơ hội để xuất khẩu ngũ cốc một cách bình thường".
Tuần trước, LHQ lưu ý rằng kể từ khi gia hạn, thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen vẫn chưa được thực thi đầy đủ và không có tàu nào được cập cảng Pivdennyi kể từ ngày 29/4. Một nguồn tin cấp cao của Chính phủ Ukraine cho biết Kiev sẽ xem xét việc cho phép amoniac của Nga quá cảnh lãnh thổ Ukraine để xuất khẩu, với điều kiện thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được mở rộng đối với nhiều cảng và hàng hóa của Ukraine hơn.
Các yêu cầu của Nga nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón bao gồm việc kết nối trở lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank) với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ngoài ra, Moskva cũng yêu cầu nối lại nguồn cung cấp máy móc và phụ tùng nông nghiệp; dỡ bỏ các hạn chế về bảo hiểm và tái bảo hiểm; cũng như dỡ bỏ việc phong tỏa tài sản và tài khoản của các công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón.
Liên quan vấn đề ngũ cốc Ukraine, cùng ngày, Ủy viên phụ trách nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) Janusz Wojciechowski cho rằng EU cần gia hạn các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine cho đến ít nhất là cuối tháng 10 tới, bất chấp sự phản đối gay gắt từ Kiev.
Các biện pháp hạn chế được đưa ra sau khi các quốc gia ở phía Đông EU cho rằng tình trạng dư thừa ngũ cốc Ukraine đã làm giảm giá hàng nội địa và ảnh hưởng đến nông dân địa phương. EU đã đạt được thỏa thuận với 5 quốc gia liên quan - gồm: Ba Lan, Hungary, Slovakia, Bulgaria và Romania, cho phép các nước này ngăn chặn việc nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Phát biểu trong họp báo, ông Wojciechowski nêu rõ "cần kéo dài hạn chế, tốt nhất là đến cuối năm, nhưng tối thiểu là đến cuối tháng 10". Theo ông, kho dự trữ của các quốc gia tuyến đầu của EU có nhiều ngũ cốc hơn ở Ukraine, vì vậy cần kéo dài lệnh cấm nhập khẩu tạm thời để cải thiện tình hình ở các nước này.
Các hạn chế của EU đối với xuất khẩu của Ukraine dự kiến kết thúc vào ngày 5/6. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích các hạn chế này là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Trên thực tế, các thành viên EU cũng chia rẽ về lệnh hạn chế này, theo đó 12 quốc gia (trong đó có Pháp và Đức) đã bày tỏ lo ngại về "sự thiếu minh bạch" và cảnh báo điều này có thể làm suy yếu thị trường chung của châu Âu.
Theo ông Wojciechowski, Ủy ban châu Âu vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Tuy nhiên, ông bày tỏ hy vọng "đã thuyết phục được các quốc gia thành viên còn lại rằng điều này là công bằng".
Xung đột quân sự đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kênh xuất khẩu ngũ cốc truyền thống của Ukraine qua Biển Đen, khiến nước này phải xuất khẩu bằng đường bộ qua các nước láng giềng.
Các quốc gia thành viên EU đã nhất trí cho phép nhập khẩu một số sản phẩm từ Ukraine mà không hạn chế về số lượng, không qua giám sát hải quan và kiểm tra chính thức. Tuy nhiên, nông dân ở một số nước trong EU đã phản đối sau khi giá ngũ cốc nội địa sụt giảm, dẫn đến việc khối này phải ban hành một loạt hạn chế và lệnh cấm đối với lương thực xuất khẩu của Ukraine.
Cảnh báo về trạng thái 'bình thường mới' tại châu Âu do Trái Đất ấm lên Tình trạng Trái Đất ấm lên sẽ mang đến trạng thái "bình thường mới" tại châu Âu, đó là tần suất dày hơn các đợt nắng nóng cực đoan, ngập lụt nghiêm trọng, cháy rừng dữ dội và các bệnh mẫn cảm với khí hậu trong những tháng hè. Cảnh ngập lụt tại Conselice, gần Ravenna, Italy, ngày 21/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan...