Hoạt động dự giờ: Không còn cứng nhắc
Thông tư 32/2020 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp, không quy định nhiệm vụ bắt buộc của GV phải dự giờ và hồ sơ cá nhân cũng bỏ sổ dự giờ, thăm lớp…
Trong giờ học tại Trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình (Hà Nội). Ảnh: Thế Đại
Tập trung vào hoạt động học
Việc không quy định dự giờ, đánh giá giờ dạy mẫu là hoạt động bắt buộc với GV là sự đổi mới tư duy rất tích cực, sự thay đổi tiến bộ của giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, nhiều trường học băn khoăn, liệu thay đổi này có làm mất đi cơ hội học tập lẫn nhau, nâng trình độ chuyên môn, thông qua các tiết dự giờ thăm lớp?
Trong khoảng 10 năm trước, các tổ chức quốc tế như Unicef, Oxfam Anh, Jica Nhật Bản triển khai thí điểm chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn để thảo luận giờ dạy minh họa theo hướng nghiên cứu bài học” (thảo luận giờ dạy minh họa) ở Bắc Giang, Bắc Ninh và nhiều địa phương khác.
Video đang HOT
Về mục đích, thảo luận giờ dạy minh họa nhằm tìm giải pháp thúc đẩy HS học tập, nâng cao kết quả học tập. Trong khi đánh giá giờ dạy mẫu lại nhằm mục đích đánh giá, phân loại tiết dạy, phân loại GV, thông qua quy định cho điểm 4 tiêu chí về lĩnh vực đánh giá. Vì vậy, thảo luận giờ dạy minh họa tập trung vào hoạt động học của HS, còn đánh giá giờ dạy mẫu tập trung vào việc dạy của GV. Thảo luận giờ dạy minh họa chỉ đưa ra và kết luận về những bài học kinh nghiệm cho mỗi GV tự vận dụng, không thành tiết dạy mẫu, điển hình cho tất cả GV phải học và áp dụng như đánh giá giờ dạy mẫu. Chính vì thế, người ta không gọi đánh giá mà là thảo luận; không gọi là giờ dạy mẫu mà là giờ dạy minh họa.
Mỗi giáo viên cần ý thức tốt mọi hoạt động chuyên môn. Ảnh minh họa: Đại Quang
Về quá trình dạy minh họa, khi quan sát quá trình này thấy hoạt động của người dạy và người dự cũng rất khác nhau. Theo hướng đánh giá giờ dạy mẫu, người dạy chủ động thực hiện tiến trình bài dạy theo nội dung kiến thức trong sách giáo khoa; người dự ngồi cuối lớp quan sát GV dạy, xem có thực hiện đúng tiêu chí đánh giá không. Còn thảo luận giờ dạy minh họa, người dạy thực hiện linh hoạt hướng dẫn bài học theo nội dung đã điều chỉnh và thực tế quá trình HS học tập; người dự tới từng nhóm HS quan sát, đôi khi phỏng vấn trực tiếp để có thêm nhận xét, đánh giá.
Về vai trò của hiệu trưởng, đây là người chủ động, là “linh hồn” của của việc tổ chức triển khai cũng như chủ trì buổi thảo luận giờ dạy minh họa dựa trên nghiên cứu bài học.
Đổi mới toàn diện hoạt động chuyên môn
Như vậy, thảo luận giờ dạy minh họa, chính là cuộc họp chuyên môn (do hiệu trưởng chủ trì) nhằm thảo luận giờ dạy minh họa của GV chứ không chỉ đơn thuần đánh giá giờ dạy mẫu truyền thống. Thảo luận giờ dạy minh họa có ý nghĩa nhân văn bởi mục đích cuối cùng là làm cho HS học tập hiệu quả hơn và tất cả HS đều được quan tâm; tạo cơ hội cho GV nâng cao kỹ năng đổi mới sư phạm thông qua dự giờ và trao đổi, chia sẻ sau khi dự giờ minh họa… Giáo viên được chia sẻ những kinh nghiệm qua dự giờ, sẽ tự đặt vào vị trí GV dạy để vận dụng vào thực tế dạy học.
Hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn để thảo luận giờ dạy minh họa thể hiện văn hóa nhà trường, tính nhân văn và tình đồng nghiệp rất cao. Dự giờ không nhằm mục đích đánh giá, xếp loại giờ dạy, không phê phán GV mà chủ yếu phân tích việc học của HS qua các hoạt động, thông qua nhận xét HS… Như vậy, giờ học sẽ luôn được cải thiện qua tham khảo ý kiến người khác.
Trong giờ học tại Trường TH Gia Sàng ( Thái Nguyên). Ảnh: Thế Đại
Quan điểm đổi mới về thảo luận giờ dạy minh họa như trên giúp HS cải thiện thành tích học tập. HS tự tin hơn và hào hứng tham gia các hoạt động của nhóm, của lớp vì các em được GV quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển năng lực với khả năng của mình. Môi trường học tập thay đổi, quan hệ giữa HS thân thiện, không cạnh tranh, không phân biệt, HS có ý thức giúp nhau cùng tiến bộ. Giáo viên tự tin, chủ động, sáng tạo trong giảng dạy, tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của HS do mình giảng dạy.
Đồng thời, có cơ hội nhìn lại quá trình hướng dẫn học của mình để từ đó tìm biện pháp điều chỉnh, giúp đỡ HS học tập tốt hơn. Quan hệ giữa GV và HS gần gũi, thân thiết, nhất là HS kém không bị “bỏ rơi”. Quan hệ giữa GV và GV là quan hệ hỗ trợ, hợp tác chứ không cạnh tranh. Không còn không khí căng thẳng, nặng nề khi phân loại, xếp hạng tiết dạy, xếp loại GV như đánh giá giờ dạy của mô hình truyền thống.
Với những mô tả về thảo luận giờ dạy minh họa như trên, chúng ta hoàn toàn có thể coi thảo luận giờ dạy minh họa sẽ thay thế đánh giá giờ dạy mẫu truyền thống và mang lại sự đổi mới toàn diện hoạt động chuyên môn ở các nhà trường phổ thông.
Tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường cho hơn 1.000 học sinh
Khoa Tâm lý - Học viện CSND vừa tổ chức buổi đàm thoại với chủ đề "Tâm lý lứa tuổi học sinh và phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em" cho hơn 1.000 học sinh trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Xoay quanh chủ đề lớn được đưa ra, Khoa Tâm lý đã xây dựng 5 chuyên đề thành phần gồmTâm lý của học sinh THCS và một số nguy cơ dẫn tới bị xâm hại; Nhận diện hành vi xâm hại tình dục học sinh THCS và một số kỹ năng bảo vệ bản thân; Bạo lực và kỹ năng phòng, chống bạo lực ở học sinh THCS; Hình thành kỹ năng ứng phó cho học sinh THCS khi gặp tình huống tấn công bất ngờ; Nhận diện các chất ma túy và kỹ năng phòng chống ma túy cho học sinh THCS.
Giảng viên Khoa Tâm lý, Học viện CSND chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống bạo lực học đường cho học sinh.
Thông qua bộ câu hỏi được thiết kế công phu, giảng viên Khoa Tâm lý đã đi sâu vào chủ đề "Nhận diện hành vi xâm hại tình dục học sinh THCS và một số kỹ năng bảo vệ bản thân" nhằm hỗ trợ các em học sinh tìm hiểu thế nào là xâm hại trẻ em, thủ đoạn thường gặp của đối tượng xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em dễ bị xâm hại, hay vì sao trẻ em dễ trở thành nạn nhân bị xâm hại.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, các em học sinh còn được tham gia vào các trò chơi vừa sôi động vừa có giá trị chuyển tải thông điệp cao, nhắc nhở các em nâng cao tinh thần cảnh giác và hướng dẫn các em biện pháp xử lý trong một số trường hợp cụ thể.
Kỷ luật nặng không cho học sinh cơ hội sửa sai là thất bại của thầy cô Giáo dục bằng tình thương sẽ giúp trẻ nhận ra lỗi lầm, hoàn thiện và thay đổi bản thân một cách tích cực. Xử lý học sinh vi phạm như thế nào? Liệu những biện pháp kỷ luật nặng có thật sự giúp các em thay đổi nhận thức, nhận ra lỗi lầm và hành động đúng đắn? Biến sai lầm thành cơ...