Hoàng tử Nhật Bản bước sang tuổi 16
Hoàng tử Nhật Bản Hisahito, con trai của Thái tử Akishino và Công nương Kiko, vừa tròn 16 tuổi ngày 6/9.
Hoàng tử đang bước vào năm học đầu tiên tại một trường trung học phổ thông ở Otsuka, thuộc Đại học Tsukuba ( Tokyo).
Hoàng tử Hisahito tích cực tham gia lớp học, cũng như nhiều hoạt động khác ở trường cùng với bạn bè của mình, theo Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản, theo Japan News.
Khi tham gia câu lạc bộ cầu lông của trường, hoàng tử tập trung vào việc rèn luyện sức khỏe và luyện tập những kiến thức cơ bản của môn thể thao này.
Hoàng tử Nhật Bản Hisahito cùng với Thái tử Akishino và Công nương Kiko. Ảnh: Kyodo.
Trong kỳ nghỉ hè, hoàng tử Nhật Bản đã có một chuyến tham quan cùng với nhà trường kéo dài ba ngày đến Tateshina, tỉnh Nagano. Tại đây, Hoàng tử Hisahito học cách xác định ngọn núi bằng la bàn và bản đồ, đồng thời đi bộ đường dài lên núi Tateshina.
Bên cạnh đó, hoàng tử cũng nghiên cứu môi trường sống của chuồn chuồn tại nhà của mình ở dinh thự hoàng gia Akasaka (Tokyo). Hoàng tử cũng bắt đầu quan tâm đến bảo tồn sinh học và đã tạo ra sinh cảnh tại nhà.
Khi cùng gia đình trồng lúa trong khuôn viên hoàng gia, Hoàng tử Hisahito cũng tiếp tục thực hiện các thí nghiệm lai tạo các giống lúa. Những thí nghiệm này được vị hoàng tử Nhật Bản bắt đầu khi còn học trung học cơ sở.
Hoàng tử cũng đã bắt đầu tháp tùng cha mẹ khi họ tham gia các hoạt động công vụ. Vào ngày 31/7, hoàng tử đã tham dự sự kiện khai mạc Lễ hội Văn hóa Trung học Phổ thông trên toàn Nhật Bản và gặp gỡ nhiều học sinh trung học khác trên khắp đất nước.
Video đang HOT
Ngành học đang khát nhân lực, lương có thể tới 3.000 USD/tháng
Đây là một trong những ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp.
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động TPHCM, trong năm 2021, cả nước cần một triệu nhân lực cho ngành học Thiết kế đồ họa. Năm 2022, nhu cầu của ngành này ngày càng tăng và sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cũng có thể kiếm thêm từ 5 - 10 triệu đồng.
Sinh viên mới ra trường có mức lương trên 10 triệu đồng/tháng. Với sinh viên đã có ít kinh nghiệm, mức lương có thể đạt 15 triệu đồng. Đặc biệt, những nhân sự có chuyên môn tốt, có tính sáng tạo cao trong công việc thì mức lương rất hậu hĩnh, có thể lên tới 3.000 USD/tháng (khoảng 70 triệu đồng).
Ảnh minh họa.
Chính vì cơ hội làm việc nhiều và mức lương cực ổn nên ngành Thiết kế đồ họa đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy ngành này cụ thể học những gì, học ở trường nào, ra trường có thể đảm nhận những công việc ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:
Ngành Thiết kế đồ họa học gì?
Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, là ngành hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhậnn thẩm mỹ. Nói cách khác các graphic designer - dân thiết kế đồ họa dựa trên ý tưởng, kỹ năng sáng tạo, thông qua các công cụ đồ họa như AI, Photoshop, Indesign, Auto Cad... để sắp xếp câu chữ, chỉnh sửa hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút nhất.
Mục đích để truyền đạt hiệu quả truyền thông cao nhất, phục vụ mục đích kinh doanh hoặc tuyên truyền các hoạt động xã hội. Thiết kế đồ họa là ngành ngày càng hot trong thời đại số.
Khi theo học ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về nghệ thuật: Mỹ thuật, hội họa, tin học ứng dụng đồ họa truyền thông và đồ họa kỹ thuật số, nguyên lý thiết kế đồ họa; nắm vững kiến thức về thiết kế nhận diện thương hiệu và sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính và các phần mềm thiết kế 2D-3D.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được học các môn học bổ trợ, rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tác và thể hiện, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo,... Những kỹ năng này giúp sinh viên có khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo, giải trí hiện đại trong nước và quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa có khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực với nhiều vị trí và chức vụ khác nhau. Một số công việc có thể kể đến như:
- Chuyên gia thiết kế tại các công ty truyền thông, quảng cáo, nhà xuất bản, tạp chí...
- Có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB...
- Làm việc với các vị trí thiết kế hoặc quản lý thiết kế tại các công ty trong và ngoài nước.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ sau khi ra trường và tham gia giảng dạy ở các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành Thiết kế Đồ hoạ.
Học ngành Thiết kế đồ họa ở đâu?
Hiện tại có rất nhiều trường đang đào tạo ngành thiết kế đồ họa, học sinh có thể tham khảo một số ngôi trường dưới đây:
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học RMIT Việt Nam
- Đại học FPT
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Văn Lang
- Đại học Kiến trúc TPHCM
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
Bên cạnh đó, tổ hợp môn xét tuyển của ngành Thiết kế đồ họa gồm:
- H00: Văn, Hình họa, Trang trí
- H01: Toán, Văn, Trang trí
- V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật
- V01: Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật
Khi học trò là nguồn 'cảm hứng ngược' cho cô giáo dạy Sử Lịch sử là bộ môn không chỉ trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cung cấp nền tảng văn hóa - điều rất cần thiết trong thời kì đất nước đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. Người thầy cần biết truyền cảm hứng để học trò yêu thích môn Lịch...