“Hoàng tử bé” nước Nhật đã lớn: Bước qua tuổi 18 với thông tin vô cùng gây bất ngờ
Hoàng tử Hisahito của Nhật Bản, là người thừa kế ngai vàng tương lai đã có những dự định tương lai sau khi tốt nghiệp trung học.
Mới đây, truyền thông Nhật Bản đưa tin Hoàng tử Hisahito, con trai của Thái tử Akishino và Thái tử phi Kiko, đã được nhận vào Đại học Tsukuba ở tỉnh Ibaraki. Hoàng tử 18 tuổi này hiện đang là học sinh năm thứ ba tại một trường trung học ở Tokyo trực thuộc trường đại học.
Từ khi còn nhỏ, Hisahito, cháu trai của Nhật hoàng Naruhito, đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến côn trùng và các sinh vật sống khác. Anh đã tiến hành tìm hiểu về chuồn chuồn sinh sống tại Khu điền trang Akasaka ở Phường Minato, Tokyo, nơi ở của hoàng tử cùng gia đình, cũng như khuôn viên Cung điện Hoàng gia và còn biên soạn những phát hiện của mình thành một bài khảo sát.
Người thừa kế ngai vàng Nhật Bản rất đam mê tìm hiểu côn trùng từ nhỏ
Vào tháng 8 vừa qua, Hisahito đã tham dự một hội nghị côn trùng học quốc tế, thể hiện niềm đam mê tìm hiểu lịch sử tự nhiên tập trung vào côn trùng và môi trường sống của chúng. Sự quan tâm này đã thúc đẩy hoàng tử cống hiến cho các hoạt động học thuật để chuẩn bị vào đại học.
Video đang HOT
Đại học Tsukuba là Đại học Hoàng gia lâu đời thứ ba ở Nhật Bản và là một trong số 7 trường Đại học Quốc gia. Năm 2021, Đại học Tsukuba thuộc top 9 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản.
Lựa chọn trường đại học của người thừa kế ngai vàng Nhật Bản đã khiến truyền thông bất ngờ. Không chỉ lựa chọn ngành học lạ tại một ngôi trường tại tỉnh Ibaraki, đây còn là thông tin trái ngược hoàn toàn với những đồn đoán trước đó.
Hoàng tử Hisahito sinh năm 2006
Vào tháng 11, Thái tử Akishino bày tỏ hy vọng con trai mình sẽ có cơ hội đi du học trong tương lai.
Trước đó, một quan chức cấp cao của Cơ quan Nội chính Hoàng gia đã cảnh báo vào tháng 9 rằng thông tin sai lệch đang lan truyền liên quan đến các kế hoạch tương lai của Hisahito, sau khi một tạp chí hàng tuần và các phương tiện truyền thông khác đưa tin rằng cậu có thể xin nhập học vào Đại học Tokyo danh tiếng thông qua hệ thống giới thiệu, làm dấy lên một chiến dịch kiến nghị phản đối trong công chúng.
Hoàng tử Hisahito là người thừa kế ngai vàng của xứ sở mặt trời mọc sau cha mình, vì Nhật hoàng Naruhito chỉ có 1 con gái là Công chúa Aiko. Theo quy định hiện tại, vẫn chỉ có nam giới được quyền kế vị và Hisahito là thành viên hoàng gia nam duy nhất thuộc thế hệ trẻ hiện tại. Vì gánh nặng này mà ngay từ khi ra đời, Hoàng tử Hisahito đã sống trong sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Ngày lập di chúc, bố tôi một mực đòi chia một phần đất cho anh hàng xóm, nghe xong lý do mà anh em tôi nhục nhã vô cùng
Tôi không nghĩ bố sẽ phân chia tài sản cho anh hàng xóm, trong khi ông có tới 2 người con trai.
Bố tôi sống ở quê, mẹ tôi đã mất lâu rồi, từ khi tôi mới học lớp 8. Anh em tôi học đại học rồi lập nghiệp, lấy vợ sinh con ở thành phố. Trước đây, anh em tôi vẫn thường xuyên về quê thăm ông nhưng sau khi có vợ con, công việc bận rộn, con nhỏ đau bệnh nên chúng tôi không thể sắp xếp thời gian được nữa. Vì không được ở bên cạnh chăm sóc bố nên anh em tôi bàn thuê người giúp việc mà bố không chịu. Ông nói mình còn khỏe mạnh, không nên tốn tiền vô ích. Chúng tôi góp tiền lại, xây cho bố một căn nhà rất rộng, có hồ cá, có khu trồng hoa, có bàn đá để ngắm cảnh, uống trà. Đồ đạc trong nhà, anh em tôi mua toàn đồ hiện đại, đắt tiền.
Sát cạnh nhà bố tôi có gia đình anh Vĩnh, là hàng xóm thân thiết từ hồi tôi còn bé. Anh ấy lớn hơn tôi 2 tuổi, thuần nông, tính tình hiền hậu chất phác và đáng tin cậy. Mỗi tháng, tôi đều chuyển khoản cho anh 10 triệu, nhờ anh ấy rút hộ rồi đưa cho bố mình. Tôi cũng thường nhờ cậy anh Vĩnh sang chơi, chăm sóc bố hộ những lúc ông ốm đau nhẹ hay bệnh cảm. Mỗi khi xem camera, tôi lại thấy bố đang chơi cùng các con của anh Vĩnh; khi thì thấy anh ấy đang phụ bố tỉa cây, trồng hoa hay sơn lại trụ rào; khi thì thấy vợ chồng, con cái anh ấy đang ăn cơm cùng bố. Những lúc đó, tôi lại chạnh lòng, nghẹn ngào khó tả. Lẽ ra, người nên ở cùng bố, chăm sóc bố là anh em tôi chứ không phải là một người hàng xóm như thế?
Tuần trước, bố gọi anh em tôi về nhà, tính toán chuyện lập di chúc, phân chia tài sản. Điều khiến tôi ngạc nhiên là có sự hiện diện của anh hàng xóm. Bố nói tôi và em trai sẽ nhận một phần đất rộng 150m2/người, còn phần đất rộng 500m2, có nhà sẽ được giao cho anh hàng xóm.
Ảnh minh họa
Nghe xong, anh em tôi kinh ngạc tột độ, không hiểu bố có bị nhầm lẫn gì không? Tại sao lại phân chia đất và nhà cho anh hàng xóm chứ không phải anh em tôi? Bố hỏi lại một câu khiến tôi sửng sốt: "Khi bố đau bệnh, anh em con có ai chăm sóc bố không? 2 đứa có nấu được bữa cơm bữa cháo nào cho bố không? 3 tháng trước, nếu không có anh hàng xóm, có lẽ bây giờ bố đã không còn có mặt trên đời này rồi, các con có biết chuyện đó không?".
Bố kể lại 3 tháng trước, bố bị lên cơn đau tim vào 11h khuya. Ông cố gọi điện cho anh em tôi nhưng không đứa nào bắt máy nên phải gọi cho anh hàng xóm. Vợ chồng anh ấy chạy sang, đưa ông đi cấp cứu mới giữ được tính mạng. Còn anh em tôi, thấy cuộc gọi nhỡ của bố nhưng đến ngày hôm sau mới gọi. Vì giận dỗi, bố không thèm nói bệnh tình cho chúng tôi nghe.
Anh em tôi nhìn nhau, vừa thấy hối hận vừa thấy nhục nhã. Chúng tôi thường đi công tác, nhậu nhẹt, vì không muốn bị làm phiền nên tối thường tắt điện thoại, ngủ đến sáng thì mở nguồn lại. Một ngày làm việc bận rộn nên cũng quên đi cuộc gọi nhỡ của bố. Thật không ngờ... Tôi bỗng nhớ lại mấy tháng trước, có đợt tôi coi camera nhưng không thấy bố đâu, cứ nghĩ ông đi chơi đâu đó nên cũng không quan tâm lắm, ai ngờ ông lại nằm bệnh viện cả tuần lễ.
Tôi đồng ý với mong muốn anh Vĩnh sẽ chuyển sang nhà mình ở, chăm sóc bố hộ anh em mình. Mỗi tháng, tôi sẽ phụ cấp thêm. Nhưng em trai tôi kiên quyết phản đối và bảo sẽ thu xếp công việc để về quê sống, nhất định không chia đất cho anh hàng xóm. Vì chuyện đất đai mà bây giờ, bố tôi buồn lòng, em trai giận dữ, anh hàng xóm cũng không sang chơi thường xuyên nữa. Tối qua, bố lại gọi điện bảo anh em tôi thu xếp về quê thêm một chuyến để làm rõ ràng chuyện chia tài sản. Tôi không biết phải làm sao để em trai đồng ý với quyết định của bố nữa? Hơn nữa, tôi cũng lo lắng chuyện anh Vĩnh sau khi nhận nhà đất sẽ "trở mặt", không chăm bố tôi nữa, đến lúc đó thì phải làm sao?
Yếu tố giúp số nữ tỷ phú tăng trong 10 năm qua Theo một báo cáo mới đây của công ty dữ liệu Altrata, trong số 3.323 tỷ phú trên thế giới, có 431 người là phụ nữ, tương đương 13%. Mặc dù đây vẫn là một tỷ lệ tương đối thấp, song con số này đã tăng dần trong 10 năm qua. Người thừa kế Walmart Alice Walton hiện là người phụ nữ giàu...