Hoàng My diện giày cao gót chơi thể thao
Bộ ảnh nhằm thể hiện vẻ đẹp tươi tắn và khỏe mạnh của Hoàng My trong trang phục thể thao.
Trước khi lên đường dự thi Miss World, Hoàng My đã chụp rất nhiều bộ ảnh để giới thiệu hình ảnh đa dạng của mình đến với khán giả, trong đó có bộ ảnh thể hiện niềm đam mê thể thao.
Trong bộ ảnh, Hoàng My chụp với 3 bộ môn thể thao chị yêu thích: đạp xe vừa giúp cơ thể săn chắc và cũng bảo vệ được môi trường, bóng chuyền và Muay Thai giúp người phụ nữ dẻo dai và khỏe mạnh.
Bên cạnh đó hàng ngày Hoàng My vẫn luôn dành thời gian tập thể dục thường xuyên như chạy bộ và bơi lội. Hiện nay Hoàng My vẫn đang giữ chế độ tập luyện trong thời gian dự thi Hoa Hậu Thế Giới, mỗi ngày chị vẫn xuống phòng tập gym mỗi khi có thời gian trống.
Video đang HOT
Bộ ảnh thể thao giúp Hoàng My khoe thân hình thon thả, săn chắc và sự gợi cảm, quyến rũ ẩn sau vẻ mạnh mẽ của mình.
Hoàng My chia sẻ, thể thao không chỉ giúp cho chị ấy có ngoại hình đẹp mà còn mang lại sự sảng khoái, tươi trẻ và luôn yêu đời. Thể thao cũng giúp Hoàng My xua tan sự căng thẳng và mệt mỏi sau một ngày dài làm việc vất vả.
Đạp xe cũng là một bộ môn có sức hấp dẫn với chị ấy. Theo Hoàng My, đạp xe mỗi buổi sáng dạo quanh thành phố giúp chúng ta thư giãn, giảm stress và còn góp phần bảo vệ môi trường.
Hoàng My là một trong số ít những người đẹp Việt rất chịu khó luyện tập thể dục, thể thao một cách bài bản và nghiêm túc. Sau khi thất bại tại hai phần thi phụ là tài năng và thời trang, người đẹp vẫn đang cố gắng để đạt được kết quả cao trong những phần thi còn lại nhằm có được chiếc vé ưu tiên vào Top 15.
Bộ ảnh do Milor Trần thực hiện với sự hỗ trợ của make- up Phước Lợi.
Theo VNE
Dấu hiệu trẻ bị đột quỵ
Thời gian qua, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đã tiếp nhận vài trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch mà trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Kết quả chụp CT scan cho thấy những trẻ này bị đột quỵ do vỡ dị dạng mạch máu não gây xuất huyết não.
Cảnh giác khi trẻ gắng sức
Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông của máu ở não bị tắc nghẽn làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc, còn những tế bào não ở vùng kế cận sẽ bị giảm lượng máu đến nuôi chúng. Ở trẻ em, đột quỵ tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Khoa tim mạch bệnh viện Nhi đồng 1 từng tiếp nhận hai trẻ là anh em bị đột quỵ do gắng sức khi chơi thể thao. Cả hai cháu này trước đó đều được chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Trẻ bị đột quỵ khi chơi thể thao đa phần là do các bệnh về tim mạch. Những trẻ trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ có nguy cơ đột quỵ rất cao, nhất là khi chơi những môn thể thao gắng sức nhiều. Ngoài ra, khi trẻ có những triệu chứng báo động như khi gắng sức thấy đau ngực, ù tai, chóng mặt thì cần khám sức khoẻ trước khi chơi thể thao để tránh bị đột quỵ.
Rất nhiều trẻ đột quỵ do chơi thể thao gắng sức. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu báo động
Ở trẻ em, dấu hiệu báo động không giống người lớn, trẻ có thể có triệu chứng co giật, nhức đầu, sốt. Tuỳ theo vùng não bị tổn thương mà trẻ sẽ có các triệu chứng như: cơn mất ý thức ngắn, hành động vụng về, liệt một bên mặt, tay hoặc chân, nói ngọng hoặc khó diễn đạt ngôn ngữ. Nếu những mạch máu ở vùng mắt bị tổn thương, trẻ có thể bị mất thị lực một hoặc hai bên mắt.
Các nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp nhất bao gồm: bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng trong hộp sọ, dị dạng mạch máu não, chấn thương đầu... Sau cơn đột quỵ, não bộ trẻ em có khuynh hướng phục hồi tốt hơn người lớn. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng trẻ có thể tử vong hoặc sống sót nhưng chịu một số di chứng như: động kinh, rối loạn vận động, khiếm khuyết học tập, chậm phát triển thể chất...
Xử trí ra sao?
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu, nên khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ thường có các triệu chứng như co giật, yếu liệt thì phải đưa đi khám ngay.
Đột quỵ ở người lớn có thể phòng ngừa được, còn ở trẻ em rất khó. Chỉ có thể phòng ngừa được một số nguyên nhân mắc phải như điều trị tốt bệnh lý tim, rối loạn đông máu hoặc có kế hoạch theo dõi tốt bệnh nhân khi đã phát hiện có bất thường ở mạch máu não trước đó.
Theo SGTT
Thời gian biểu cho sức khoẻ Cuộc sống hàng ngày của chúng ta nếu tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Gần đây, tạp chí "Sức khoẻ phụ nữ" của Mỹ đã liệt kê ra thời gian biểu có lợi cho sức khoẻ dưới đây. Uống thuốc bổ- bổ sung vitamin buổi sáng, chất sắt buổi tối, và canxi trước...