Hoang mang vì con sông đột ngột đổi sang màu máu đỏ tươi
Chi sau môt đêm, con sông ơ khu vưc American Village, thanh phô Ôn Châu đa chuyên sang mau mau đo tươi ma không ro nguyên nhân.
Sang ngay 24/7 hôm qua, nhưng ngươi dân sinh sông quanh khu vưc American Village mơi thuôc huyên Thương Nam, thanh phô Ôn Châu, tinh Chiêt Giang, Trung Quôc đêu không tranh khoi tâm ly hoang mang, lo sơ khi phat hiên con sông trong vung bông chuyên sang mau đo mau môt cach ky la va đôt ngôt chi sau môt đêm.
Con sông bât ngơ chuyên sang mau mau đo tươi sau môt đêm.
Video đang HOT
Nhưng ngươi dân ơ đây cho biêt, vao khoang 4h30′ sang, nươc sông vân binh thương. Nhưng đên khoang 6h, nươc đa băt đâu chuyên sang mau đo, dân dân thâm như mau mau.
Qua kiêm tra ban đâu cho thây, hai bên bơ sông khoang 200 – 300m co rât nhiêu rac thai. Măc du nhiêu tin đôn cho răng, hiên tương đôi mau nươc sông la do nhiêm hoa chât công nghiêp nhưng quanh khu vưc American Village lai không co bât cư nha may hay khu công nghiêp nao.
Mâu nươc đươc lây lên đê phuc vu công tac điêu tra, nghiên cưu.
Hiên cơ quan môi trương đia phương đang tiên hanh lây mâu nươc đê phuc vu cho công tac điêu tra.
Theo Trithuctre
Báo Nhân dân: Một bản án thiếu sức thuyết phục
Trong các ngày gần đây, dư luận nhân dân ở Thủ đô Hà Nội hết sức bức xúc về kết quả phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội khi Hội đồng xét xử tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về tội: "Ra quyết định trái pháp luật" với mức án 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.
Lý do làm cho dư luận bất bình là vì, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung mức án quá nhẹ so với hành vi phạm tội mà bị cáo này đã gây ra đối với hoạt động tư pháp và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Về vụ án này, Báo Nhân Dân đã nhiều lần thông tin đến bạn đọc. Ngày 12-8-2011, Báo đã đăng bài: "Vụ thi hành án gây bức xúc dư luận ở Hà Nội" nêu rõ nhiều sai phạm của Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong quá trình tổ chức thi hành quyết định của Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, nhất là việc thi hành bản án không có hiệu lực pháp luật, tổ chức cưỡng chế giao nhà 194 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội có nhiều sai phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác tội phạm trong bài báo nói trên của Báo Nhân Dân, ngày 28-10-2011, thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội: "Ra quyết định trái pháp luật" quy định tại iều 296 Bộ luật Hình sự xảy ra tại Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ến ngày 10-4-2012, Cơ quan điều tra VKSNDTC đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Ngọc Chung lúc đó là Chi cục trưởng chi cục này về tội: "Ra quyết định trái pháp luật". Những hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung đã gây thiệt hại cho gia đình ông Hoàng Ngọc Minh ở 194 Phố Huế, Hà Nội lên đến hơn 6,6 tỷ đồng. Kết quả điều tra đã khẳng định, trong quá trình thi hành án, Trịnh Ngọc Chung đã có hàng loạt vi phạm mang tính cố ý như: Kê biên nhà 194 Phố Huế cũng như quá trình bán đấu giá không thông báo cho các đồng chủ sở hữu biết; nhà 194 Phố Huế chưa có "sổ đỏ", không đủ điều kiện để chuyển dịch bất động sản cũng như đang bị phong tỏa mà chưa có quyết định giải tỏa; chỉ đạo thư ký giả mạo chữ ký, thêm nội dung vào biên bản thi hành án trái với ý chí, nguyện vọng của người thi hành án; vận dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26-7-2010 không đúng, tự chế ra mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp. Do đó, đủ căn cứ để xác định Trịnh Ngọc Chung biết rõ quyết định cưỡng chế giao nhà là trái pháp luật. Vì vậy, ngày 8-7-2013, VKSNDTC đã có cáo trạng truy tố Trịnh Ngọc Chung ra trước Tòa án nhân dân TP Hà Nội để xét xử theo Khoản 3, iều 296 Bộ luật Hình sự về tội "Ra quyết định trái pháp luật". Theo quy định tại Khoản 3, điều luật này, Trịnh Ngọc Chung đã phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và phải bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Những ai quan tâm đến vụ án này tưởng rằng Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ sớm đưa vụ án ra xét xử để bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Thế nhưng, quá thời hạn pháp luật quy định, vụ án vẫn chìm trong im lặng. Nhiều bạn đọc đã gửi đơn đề nghị và gia đình bị hại đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đến Báo Nhân Dân cũng như nhiều cơ quan báo chí khác với mong muốn Báo tiếp tục lên tiếng để vụ án được đưa ra xét xử. Thể theo yêu cầu chính đáng nói trên của bạn đọc, ngày 30-5-2014, Báo Nhân Dân đã đăng bài: Vì sao vụ án "Ra quyết định trái pháp luật" ở Hà Nội chậm đưa ra xét xử? Và sau đó, mãi đến ngày 7 và 8-7-2014, vụ án mới được đưa ra xét xử. iều khiến dư luận và nhiều người trực tiếp dự phiên tòa hết sức bất bình là Hội đồng xét xử chỉ tuyên phạt bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thấp hơn rất nhiều so với đề nghị của đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa là từ năm đến sáu năm tù.
Hội đồng xét xử cũng đã thừa nhận, mặc dù bị cáo Chung quanh co chối tội, nhưng có đủ căn cứ để khẳng định Trịnh Ngọc Chung đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ thi hành án, biết rõ việc ban hành văn bản thi hành án là sai luật, nhưng vẫn cố tình thực hiện, gây thiệt hại lớn cho người dân. ồng thời, việc Hội đồng xét xử viện dẫn tình tiết giảm nhẹ để áp dụng Khoản 2, iều 296 Bộ luật Hình sự: "Mặc dù quá trình thẩm vấn tại phiên tòa bị cáo Chung quanh co chối tội, nhưng do bị cáo là người trưởng thành trong quân đội, lại có rất nhiều bằng khen của các cấp cơ quan nên Tòa thấy không nhất thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội" là không thuyết phục. Vì Hội đồng xét xử đã thừa nhận Trịnh Ngọc Chung cố ý phạm tội, gây thiệt hại lớn cho người dân, mà thiệt hại ở đây được cáo trạng xác định là hơn 6,6 tỷ đồng, có nghĩa rằng đã ở mức rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy, bị cáo này lại "quanh co chối tội", không có biểu hiện của sự "ăn năn hối cải". Mặt khác, kể từ khi bị khởi tố bị can đến lúc Tòa tuyên án đã gần ba năm, nhưng bị cáo Chung vẫn không hề có động thái tích cực nào để ngăn ngừa, giảm bớt tác hại do hành vi phạm tội của mình gây ra cho người dân và cũng chưa hề có hành vi nào khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội còn có sự ưu ái khác đối với Trịnh Ngọc Chung bằng cách không coi gia đình ở số nhà 194 Phố Huế là "bị hại" mà chỉ là "người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan"; đồng thời tách phần bồi thường thiệt hại thành một vụ án khác. iều đó có nghĩa rằng, gia đình này đã bị tước đi quyền kháng cáo đối với bản án Hội đồng xét xử đã tuyên ngày 10-7-2014 và hình phạt đối với bị cáo Chung mà chỉ có quyền kháng cáo bản án về các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại dân sự.
Sau khi phiên tòa kết thúc, dư luận nhân dân ở Thủ đô Hà Nội đặt vấn đề: Vì sao bị cáo Trịnh Ngọc Chung lại được Hội đồng xét xử ưu ái như vậy?
Có thể nói, hệ thống hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung là cố ý, đã xâm hại nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, gây bất bình và mất niềm tin trong quần chúng nhân dân về sự nghiêm minh của pháp luật. ể bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, đề nghị VKSND TP Hà Nội và VKSNDTC cần sớm kháng nghị bản án sơ thẩm nói trên để xét xử theo hướng tăng nặng hình phạt đối với Trịnh Ngọc Chung.
iều 296, Bộ luật Hình sự quy định: "1- Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm".
Theo Vũ Nam Hải
Nhân dân
Công dụng và tác hại của tương ớt Dùng ớt quá độ và trong một thời gian dài có thể làm hệ thần kinh chết dần. Những hệ thần kinh bị ảnh hưởng: vị giác, cơ quai hàm, và do đó sự cảm nhận về độ cay cũng giảm đi. Hình minh họa Tương ớt là thứ nước chấm cay có dạng đặc sệt như nước sốt và có màu đỏ,...