“Hoang mang” trước con số 84% người dân đồng ý cấm xe máy!
Việc công bố con số hơn 90% người Hà Nội đồng ý cấm xe máy (sau này được đính chính lại là 84%) đang tạo nên “làn sóng” dư luận phản đối mạnh mẽ. Nhiều người tin rằng, đó là kết quả khảo sát “thiếu nghiêm túc”, “không đáng tin cậy” khi các nhà hoạch định chính sách lấy ý kiến người đi ô tô để quyết định số phận của xe máy.Khảo sát kiểu “chọn mặt gửi vàng”?
Hôm qua (30/6), ông Lê Đỗ Mười – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (GTVT), đơn vị lập Đề án hạn chế xe cá nhân tại Hà Nội – khẳng định kết quả khảo sát ý kiến đồng ý cấm xe máy là trung thực.
“Chúng tôi đã phát đi ngẫu nhiên 16.000 phiếu khảo sát và thu về hơn 15.000 phiếu. Khoảng 84% người dân ủng hộ và không ủng hộ là 16%. Tuy nhiên, khảo sát này kèm theo điều kiện về sự phát triển vận tải hành khách công cộng chứ không riêng yêu cầu cấm xe máy” – ông Mười nói rõ.
Tuy nhiên phần lớn bạn đọc Dân trí vẫn cho rằng khảo sát này “chưa ổn”, “khó tin” bởi cách khảo sát, lấy ý kiến chưa hợp lý.
Thông tin tới Dân trí, bạn đọc Minhtran1965 xác nhận việc được lấy ý kiến khảo sát cấm xe máy, tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ: “Phát phiếu kiểu “chọn mặt gửi vàng”. Khu phố tôi cũng phát phiếu xin ý kiến nhưng trước khi phát thì hỏi dò xem có đồng ý không, nếu đồng ý thì nhận phiếu ký, nếu không thì cảm ơn, bỏ qua. Vì vậy 90% kết quả là đồng ý, 10% là làm cho có vẻ khách quan mà thôi”.
Ngoài bạn đọc Minhtran1965, hầu hết các ý kiến của bạn đọc đều khẳng định không hề nhận được phiếu khảo sát nào của đơn vị có trách nhiệm trong hoạt động khảo sát về vấn đề lớn này.
Mẫu phiếu lấy ý kiến về cấm chủ trương cấm xe máy ở Hà Nội. Theo Sở GTVT Hà Nội, đã có 16.000 phiếu phát đi, thu về hơn 15.000 phiếu, kết quả là 84% người dân đồng ý cấm xe máy vào năm 2030
Đánh giá qua những bình luận (comment) thực tế của độc giả ngay trên mặt báo, bạn đọc Hennry Tuan cho rằng: “Ngay những comment đây đã thấy hầu hết không đồng lòng cấm xe máy rồi thì khảo sát lấy kết quả ở đâu mà 90% mọi người đồng ý cấm xe máy? Nực cười quá đi!”.
Bạn đọc Trần Hà Minh viết: “Ôi trời! Các ông ý phát phiếu cho ai không biết? Nhà tôi ở Hà Nội đến nay là đời thứ 4 rồi mà chưa nhận được cái phiếu trưng cầu dân ý về việc cấm xe máy nội đô”.
Video đang HOT
Trong khi đó, bạn đoc Quanganh Tran đưa ra giả thuyết: “Các anh đi khảo sát vào giờ hành chính – khi đa phần mọi người đi làm hết, chỉ có người già và trẻ con ở nhà, đó là những người không sử dụng và không quan tâm đến phương tiện đi lại thì rõ là 90% đồng ý”.
Sử dụng kiến thức được đào tạo về Xã hội học, bạn đọc Mộ Dung Tư Hạ đã phản biện bằng những con số cụ thể và sự thực chất của hoạt động lấy ý kiến người dân về việc cấm xe máy tại Hà Nội: “Tôi học chuyên ngành Xã hội học, thắc mắc rằng 16.000 phiếu đã đủ mẫu để đại diện cho gần 8 triệu dân Hà Nội chưa? Một vấn để chiến lược như vậy sao lại phát phiếu ngẫu nhiên? Phát ngẫu nhiên cho ai? Các dữ kiện như vậy tôi thấy kết quả đã không xác đáng rồi”.
Cấm xe máy, đi buôn gà bằng xe buýt?
Bày tỏ sự hoài nghi về kết quả khảo sát, bạn đọc Đặng Xuân Đường cho hay: “ Khó tin kết quả này. Nếu điều tra chọn mẫu thì 16.000 mẫu đại diện cho 16.000 người thôi, không thể lấy tỷ lệ của 16.000 phiếu đó nói toàn bộ dân Hà Nội, điều đó là duy ý chí.
Theo bạn đọc này, vấn đề quan trọng là xây dựng mạng lưới giao thông công cộng tiện lợi, nhanh, rẻ, khi đó người dân sẽ tự bỏ phương tiện giao thông cá nhân đi phương tiện công cộng. Quy mô đô thị như Hà Nội, nhất thiết phải có hệ thống tàu điện ngầm phát triển, nếu không đừng nói chống ách tắc giao thông.
Đồng quan điểm nói trên, bạn Kim Liên cho rằng kết quả khảo sát là một sự “suy diễn lạ”, bởi Hà Nội mấy triệu dân mà phát ngẫu nhiên 16.000 thu về 15.000 phiếu, “ khoảng 84% số người đồng ý mà dám nói là 90% người Hà Nội đồng ý”.
Rất nhiều người phản ứng dữ dội về kết quả đồng ý cấm xe máy vào năm 2030.
Nhìn nhận chủ trương cấm xe máy từ góc độ dân sinh, bạn đọc Luong Quoc Khanh đặt hàng loạt câu hỏi: Hà Nội có bao nhiêu % dân số là người lao động sống phụ thuộc vào chính cái xe máy? Với mức sống của người dân lao động hiện tại thì điều đó có phù hợp không? Một người mưu sinh bằng nghề xe ôm bao năm trời nuôi sống cả gia đình, bỗng dưng có cái lệnh cấm từ trên trời như vậy thì ông ý sẽ ra sao, sẽ làm gì?
Luong Quoc Khanh cho rằng những người làm công tác quản lý nên đặt mình vào vị trí của người đi xe máy, khi ban hành lệnh cấm như vậy thì nhà nước sẽ làm gì để giúp đỡ, tạo công ăn việc làm thế nào cho người dân lao động đang mưu sinh bằng chính cái xe máy đó…
Cũng nói về vấn đề dân sinh, theo bạn Thích Trọng, Đề án này không khả thi vì chưa giải đáp được vấn đề cấm xe máy thì những người dân buôn bán, mưu sinh bằng phương tiện gì? Trong khi đó, hệ thống giao thông của nước ta vào thời điểm đó (năm 2030) liệu có tiện lợi?
“Tôi muốn mang 1 con gà sống về nhà trong nội thành thì xe buýt có cho tôi mang lên không?” - bạn đọc Thích Trọng đặt câu hỏi.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Hà Nội chưa thể cấm xe máy 'trong 10 năm tới'
Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa dẫn phân tích của các chuyên gia cho biết, đến năm 2025 chưa thế cấm được xe máy tại Hà Nội do thiếu phương tiện công cộng.
Ngày 7/9, tại cuộc họp thường trực Ủy ban An toàn giao thông, Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Vũ Văn Viện về lộ trình hạn chế xe cá nhân vào năm 2025.
Theo Bộ trưởng Nghĩa, mặc dù Hà Nội rất quyết tâm hạn chế xe cá nhân, song qua ý kiến của một số nhà phân tích thấy rằng thời điểm 2025 chưa thế cấm được xe máy.
"Một trong những lý do là do phương tiện vận tải công cộng lúc đó chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân", Bộ trưởng Nghĩa nói.
Cũng tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, trên địa bàn Thủ đô có gần 5,9 triệu phương tiện giao thông đang hoạt động, trong đó hơn 596.000 ôtô. Mức tăng phương tiện hàng tháng đang là áp lực lớn mà Hà Nội phải giải quyết.
Biện pháp tổ chức giao thông được lãnh đạo Hà Nội đưa ra là tiếp tục đầu tư hạ tầng, tổ chức phân luồng giao thông, quy hoạch các điểm đỗ xe... để giảm ùn tắc. Đặc biệt, chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân vẫn được đưa vào kế hoạch trong các năm tới.
Hà Nội đã đặt lộ trình hạn chế xe cá nhân vào năm 2025.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Vũ Văn Viện cho biết Hà Nội đang xây dựng đề án hạn chế xe cá nhân, đồng thời phát triển phương tiện vận tải công cộng bổ sung tương ứng số phương tiện cá nhân bị cấm.
Tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành đảng bộ Hà Nội, sáng 27/6, lần đầu tiên nội dung hạn chế phương tiện cá nhân có lộ trình cụ thể, với định hướng đến 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô.
Cuối năm xây lắp xong đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông
Tại cuộc họp, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đặt câu hỏi với Bộ trưởng Giao thông: "Liệu đến 31/12, Bộ Giao thông cho chạy thử tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được không?"
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết, thời gian vừa qua dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được gấp rút thi công, đến 31/12/2016 sẽ xong phần xây lắp, còn vận hành toàn tuyến đường sắt đô thị là trong 6 tháng đầu năm 2017.
Đoàn Loan
Theo VNE
Hơn 90% người Hà Nội đồng ý cấm xe máy: "Chúng tôi không khai man!" Cơ quan lập đề án hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội khẳng định kết quả khảo sát đa số người dân đồng ý cấm xe máy là trung thực. "Phiếu phát ra cho người dân có địa chỉ cụ thể, chúng tôi không khai man, không tự "bốc thuốc"" - ông Lê Đỗ Mười - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược...