Hoảng hồn hoàng đế TQ tổ chức ‘đám cưới ma’ cho vợ yêu
Thương Vương Vũ Đinh được nhớ đến là hoàng đế Trung Quốc với chuyện tình ‘kinh thiên động địa’ với nữ tướng Phụ Hảo. Dù là vợ vua nhưng Phụ Hảo vẫn được phép cầm quân đánh trận. Sau khi qua đời, bà được chồng tổ chức ‘đám cưới ma’.
Phụ Hảo là một trong những nữ tướng nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc. Bà còn là vợ yêu của hoàng đế Trung Quốc Thương Vương Vũ Đinh.
Ông hoàng này nổi tiếng là người thông minh, có tài trị nước và hết lòng vì người mình yêu.
Thương Vương Vũ Đinh rất hết mực yêu thương, chiều chuộng Phụ Hảo. Trong số các phi tần, bà được hoàng đế sủng ái nhiều nhất.
Không những vậy, dù là phi tử của vua nhưng Phụ Hảo vẫn có thể dẫn binh đánh trận. Bà cũng được Thương Vương Vũ Đinh trao cho quyền chủ trì nhiều lễ tế quan trọng của hoàng gia.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cuộc tình của Thương Vương Vũ Đinh với Phụ Hảo không kéo dài lâu bởi bà qua đời khi 33 tuổi.
Cái chết của vợ yêu khiến nhà vua vô cùng đau buồn. Để vơi bớt nỗi buồn, Thương Vương Vũ Đinh mai táng vợ gần cung điện để có thể đến thăm bà mỗi lúc nhớ nhung.
Tình yêu cuồng si của Thương Vương Vũ Đinh dành cho người vợ quá cố lớn đến mức ông lo lắng khi sang thế bên kia, Phụ Hảo không được mình che chở thì sẽ thế nào.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, vị hoàng đế này nảy ra ý định nhờ tổ tiên chăm sóc và bảo vệ vợ yêu ở cõi âm. Theo đó, ông lần lượt tổ chức “đám cưới ma” cho Phụ Hảo với ba hoàng đế quá cố của nhà Thương.
Khi ấy, Thương Vương Vũ Đinh mới yên tâm rằng vợ yêu có cuộc sống sung sướng và có người che chở ở thế giới bên kia.
Hành động kỳ quái này của vị hoàng đế nhà Thương khiến quan lại và dân chúng khó có thể hiểu được. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Bách khoa thư đồ sộ nhất thế giới giá 9 triệu USD
Hai bản sao của cuốn 'Vĩnh Lạc đại điển' có từ thời nhà Minh, Trung Quốc, được trả giá cao gấp 1.000 lần so với dự kiến.
CNN đưa tin bộ bách khoa toàn thư cổ Vĩnh Lạc đại điển (Yongle Encyclopedia) vừa được mua với giá 9 triệu USD trong buổi đấu giá ngày 8/7. Số tiền này gấp 1.000 lần so với định giá ban đầu.
Vĩnh Lạc đại điển còn hai cuốn bản sao (cuốn gốc đã thất lạc), do hoàng đế Minh Thành Tổ, vị vua thứ ba của nhà Minh, trị vì từ năm 1402 đến 1424, yêu cầu thực hiện. Theo thông cáo từ Beaussant Lefèvre, tổ chức có trụ sở tại Paris, Pháp và cũng là đơn vị chủ trì buổi đấu giá, hơn 2.000 học giả nghiên cứu, sử dụng bộ bách khoa toàn thư nói trên.
Vĩnh Lạc đại điển được cho là một trong những cuốn bách khoa toàn thư đầu tiên của thế giới. Ảnh: CNN.
Vĩnh Lạc đại điển cũng được xem là bách khoa toàn thư đồ sộ nhất thế giới với 22.877 chương. Năm 1562, Minh Thế Tông, hoàng đế thứ 12 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, ra lệnh làm hai bản sao của cuốn sách.
Theo lời người đại diện của Beaussant Lefèvre, bản gốc cuốn Vĩnh Lạc đại điển đã bị thất lạc do chiến tranh, trộm cắp, hỏa hoạn xảy ra dưới thời nhà Minh (1368-1644).
Vĩnh Lạc đại điển được in với kích thước 50,5 x 30 cm, viết bằng mực đỏ, đen trên giấy. Trong khi kỹ thuật in đã phát triển thời đó, cuốn sách này vẫn được viết bằng tay.
Đây là một trong những bộ bách khoa toàn thư đầu tiên trên thế giới. Đến nay, nó là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của thể loại này. Do kích cỡ quá lớn, Vĩnh Lạc đại điển chỉ có một bản duy nhất mà không được khắc in cho đến khi được sao chép thành hai bản vào năm 1562.
Vĩnh Lạc đại điển - một trong những bộ bách khoa toàn thư được cho là đầu tiên trên thế giới. Ảnh: CNN.
Trải qua nhiều biến loạn của lịch sử, hai bản sao Vĩnh Lạc đại điển cũng bị hủy hoại phần lớn. Đến nay, giới nghiên cứu chỉ còn lưu trữ được chưa đầy 400 tập của bộ sách này.
Trước khi buổi đấu giá diễn ra, nhà tổ chức ước tính cuốn sách có giá 5.000 đến 8.000 euro (khoảng 5.700 đến 9.100 USD). Họ không ngờ Vĩnh Lạc đại điển lại được mua với giá gấp 1.000 lần dự kiến (khoảng 9 triệu USD). Danh tính của người mua cuốn sách không được tiết lộ.
Người phụ nữ đặc biệt, 'đánh cắp' trái tim Hoàng đế Napoleon Hoàng đế Napoleon của Pháp không chỉ nổi tiếng với tài cầm quân, trị nước mà còn được nhớ đến với cuộc tình tốn nhiều giấy mực với Josephine de Beauharnais. Góa phụ hơn Napoleon 6 tuổi này đã 'đánh cắp' trái tim hoàng đế Pháp. Mối tình giữa hoàng đế Napoleon và Josephine de Beauharnais được người đời nhớ đến nhiều. Là...