Hoàn thiện thủ tục, đưa Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-04D vào hoạt động
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Hiệp Hòa đang hoàn thiện hồ sơ, đưa Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới vào hoạt động.
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-04D được xây dựng tại Bến xe khách phía Nam huyện Hiệp Hòa.
Ngày 4/8, trao đổi với phóng viên Báo Giao thông, đại diện Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Hiệp Hòa khẳng định: Đến nay, đơn vị đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư Trung tâm đăng kiểm tại vị trí trên.
Đồng thời, Công ty đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, đưa dự án xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 98-04D vào hoạt động tại Bến xe khách phía Nam huyện Hiệp Hòa.
Dự kiến, thời gian triển khai thủ tục, khai trương trung tâm sẽ được hoàn thành trong một vài tuần tới.
Video đang HOT
Trung tâm được xây dựng với 2 dây chuyền đăng kiểm hiện đại, máy móc được nhập khẩu nguyên trạng từ Công hòa Liên bang Đức. Tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.
Việc đưa trung tâm vào hoạt động góp phần phục vụ, đáp ứng nhu cầu kiểm định phương tiện, rút ngắn thời gian, chi phí đi lại của người dân trên địa bàn huyện và một số huyện lân cận.
Hồng Nguyên
Theo Baogiaothong
Đường sắt tốc độ cao chênh 32 tỷ USD: Bộ Giao thông nói gì?
Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông cáo báo chí về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam .
Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng về vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao chênh 32 tỷ USD - Ảnh minh hoạ.
Như VnEconomy đã đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo kịch bản 3 với tổng vốn đầu tư lên tới 58,7 tỷ USD thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có thể xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư chỉ khoảng 26 tỷ USD, tiết kiệm tới hơn 32 tỷ USD.
Về vấn đề này, trong thông cáo phát đi chiều 9/7, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, quá trình triển khai, Bộ đã tổ chức 4 hội nghị, hội thảo chuyên đề và các báo cáo (đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ) để xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và các chuyên gia. Đồng thời, trực tiếp làm việc, có ý kiến chính thức bằng văn bản của 20/20 địa phương có dự án đi qua; lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan...
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phạm vi, quy mô, phương án công nghệ..., tư vấn trong nước với sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài đã đề xuất tổng mức đầu tư dự án là 58,7 tỷ USD.
Về phân kỳ và phân đoạn đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, với tổng mức đầu tư rất lớn của dự án, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng đã nghiên cứu khả năng huy động nguồn lực nhằm giảm áp nợ công của nền kinh tế. Theo đó có 2 phương án phân kỳ đầu tư như sau:
Phương án phân kỳ theo chiều ngang: Đầu tư hoàn chỉnh và khai thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao trên từng đoạn. Tốc độ thiết kế là 350km/h. Theo đó: Giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang với tổng mức đầu tư dự kiến là 24,7 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến (mặc dù được phân thành 2 giai đoạn nhưng thực chất đây là một quá trình đầu tư liên tục) tổng mức đầu tư là 33,98 tỷ USD.
Phương án phân kỳ theo chiều kỳ dọc: Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao và phân kỳ đối với việc đầu tư thiết bị, phương tiện vận tải và phương thức khai thác.
Theo đó, Giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) đầu tư hạ tầng toàn bộ tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tốc độ thiết kế 350km/h nhưng chưa điện khí hóa, mua sắm đoàn tàu diezel để khai thác riêng tàu khách trên toàn tuyến với vận tốc khai thác tối đa 150Km/h với tổng mức đầu tư là 41,980 tỷ USD.
Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) tiến hành điện khí hóa, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu, mua sắm đoàn tàu tốc độ cao thay thế tầu diezel để khai thác trên toàn tuyến với tổng mức đầu tư là 17,11 tỷ USD.
Qua phân tích về khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang, khả năng huy động các nguồn lực đầu tư, hiệu quả đầu tư Dự án, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đề xuất phương án và tiến độ đầu tư theo chiều ngang.
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định: "Kết quả nghiên cứu của Bộ cũng như ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến quy mô, tổng mức đầu tư dự án... sẽ tiếp tục được Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến, giải trình làm rõ trong quá trình thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước và thẩm tra của các cơ quan có liên quan trước khi trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án".
Theo VNEconomy
Quảng Nam: 40 tỷ đồng sửa chữa hoàn trả tuyến Đường tỉnh 609 (cũ) UBND tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Sửa chữa hoàn trả đoạn Km0 - Km1 700 tuyến đường ĐT.609 (cũ) tại phường Vĩnh Điện và phường Điện An, thị xã Điện Bàn. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Đoạn đường có chiều dài khoảng 1,7 km, với quy mô đường cấp III đồng bằng theo...