Hoàn thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm
Sau 1 tháng vận hành thử nghiệm ổn định, sáng nay 10/10, Tổng Công ty Điện lực miền Trung phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án đưa điện lưới Quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm.
Dự án cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển cho đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định do Liên mình châu Âu (EU) tài trợ. Dự án này được Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cho Tổng Công ty Điện lực miền Trung ( EVNCPC) làm chủ đầu tư.
Dự án được triển khai từ tháng 5/2020 bao gồm các hạng mục chính như: xây dựng mới tuyến cáp ngầm 22kV xuyên biển với chiều dài hơn 10km, nối từ trạm 22kV Hòa An, xã Xuân Hòa, thị Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đến xã đảo Nhơn Châu, đồng thời xây dựng các trạm biến áp và hệ thống trụ điện và đường dây 22kV… Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 351 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA không hoàn lại của EU tài trợ.
Hoàn thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm
Video đang HOT
Dự án đi vào vận hành, cung cấp nguồn điện ổn định, liên tục 24/24h phục vụ hơn 600 hộ dân trên đảo, góp phần phát triển kinh tế cho nhân dân trên xã đảo Nhơn Châu.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giai đoạn 2013-2019, Tập đoàn đã đầu tư cấp điện cho 9/11 huyện đảo, 74 xã đảo và hơn 380.000 hộ dân được cấp điện mới, tổng vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng. Đến cuối năm ngoái, cả nước có 100% số xã và trên 99,52% hộ dân có điện. Dịp này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung trao 20 suất học bổng tặng học sinh nghèo học giỏi ở xã đảo Nhơn Châu, tỉnh Bình Định.
“Trong giai đoạn 2021-2025, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương đưa điện về tất cả các hộ dân nông thôn còn lại chưa có điện trên đất nước chúng ta. Trong đó, tỉnh Bình Định đến thời điểm hiện nay vẫn còn 3 làng miền núi vẫn chưa có điện. Tôi đề nghị UBND tỉnh Bình Định tiếp tục phối hợp với các bộ ngành Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung để huy động các nguồn lực để người dân các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh sớm có điện sử dụng”, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói”./.
Giám sát đầu tư không được gây cản trở công việc
Bộ KH&ĐT đang soạn thảo và hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư (thay thế Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ).
Nguyên tắc giám sát, đánh giá đầu tư là đúng đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định. Ảnh: Internet.
Dự thảo Nghị định gồm 10 Chương và 69 Điều, quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.
Đồng thời, quy định việc giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán; giám sát và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định này; những vấn đề khác biệt do đặc thù của việc sử dụng các nguồn vốn này, thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Nguyên tắc giám sát, đánh giá đầu tư là đúng đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định; không gây cản trở công việc của các đối tượng chịu sự giám sát và đánh giá đầu tư; phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí và hồ sơ, tài liệu hợp lệ làm cơ sở cho việc giám sát, đánh giá.
Các thông tin phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch. Đồng thời, phải xem xét toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư.
Việc xem xét, đánh giá phải có đủ căn cứ, tài liệu; phải có phương pháp khoa học phù hợp với đối tượng và nội dung đánh giá. Các giải pháp, đề xuất kiến nghị phải thiết thực, cụ thể và bảo đảm tính khả thi. Kết quả giám sát, đánh giá phải được xử lý và phản hồi tích cực và phải được lưu trữ một cách hệ thống.
Dự thảo quy định việc giám sát và đánh giá chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, gồm giám sát và đánh giá: chương trình đầu tư công; dự án đầu tư công dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời quy định việc giám sát và đánh giá dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác; dự án đầu tư ra nước ngoài; giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư; giám sát đầu tư của cộng đồng. Dự thảo cũng quy định rõ chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư.
Vốn vay ế trong kho, có tiền không tiêu được, oằn lưng trả lãi nợ Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công dẫn đến lãng phí khi tiền có nhưng không tiêu được trong khi đó vẫn phải trả chi phí lãi vay. Nghịch lý có tiền không tiêu được Tại hội thảo "Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của Kiểm toán nhà nước" do Kiểm toán Nhà nước tổ...