Hoán đổi nợ lấy dự án “xanh”: Để ý tưởng trở thành thực tiễn
Ý tưởng giãn nợ cho các nước nghèo đổi lấy các dự án đầu tư “xanh” được đánh giá là khá toàn diện để giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt.
Tuy nhiên, dù là rất sáng tạo và xuất phát từ mục tiêu vô cùng tốt đẹp, song ý tưởng này liệu có khả thi và thực hiện được hay không chắc chắn đòi hỏi nỗ lực và thiện chí rất lớn từ các quốc gia, dù là nước giàu hay nghèo.
Xây dựng nền kinh tế “xanh”, hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu chung của toàn thế giới. (Ảnh minh họa: Khánh Linh)
Tại các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra mới đây, cả IMF và WB đều cho rằng các nước có thu nhập thấp đang chìm trong khủng hoảng kép, vừa chịu áp lực trả nợ, vừa đương đầu thách thức về môi trường và phát triển, khiến họ “rất dễ bị tổn thương”.
Đại dịch COVID-19 khiến các quốc gia đang phát triển khó khăn hơn trong giải quyết những rủi ro ngày càng nhiều do biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Với ngân sách vốn đã rất eo hẹp, các quốc gia này luôn phải sử dụng khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp để giải quyết những tác động nghiêm trọng do đại dịch và khủng hoảng kinh tế gây ra. Nợ công của các nước nghèo vốn đã lớn, lại càng tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Ước tính của Ngân hàng Thế giới cho thấy COVID-19 đã khiến thế giới có thêm 120 triệu người cực nghèo, hầu hết ở các quốc gia thu nhập trung bình. Thậm chí cho đến khi thế giới đạt được một số kết quả khả quan trong cuộc đấu tranh chống COVID-19 nhờ nỗ lực tích cực chống dịch và tiến trình nghiên cứu, phát triển và tiêm phòng vaccine như hiện nay thì viễn cảnh phục hồi kinh tế lại càng lộ rõ sự chênh lệch giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, nới lỏng gánh nặng nợ nần cho các nước nghèo được xem là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa hơn bao giờ hết nhằm hỗ trợ các nước này sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế sau đại dịch.
Mặt khác, song song với áp lực trả nợ, các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình lại phải đương đầu với những vấn đề về môi trường. Tình trạng bất ổn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm trầm trọng thêm các hạn chế về ngân sách, cản trở khả năng của một số quốc gia trong chuyển đổi sang năng lượng sạch, bảo vệ hệ sinh thái hoặc thay đổi cơ sở hạ tầng để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, bằng cách nới lỏng gánh nặng nợ của các chính phủ, các định chế tài chính và chủ nợ có thể giúp các nước nghèo có nguồn lực đầu tư vào các dự án xanh để phục hồi.
Từ thực tế đó, ý tưởng giãn nợ cho các nước nghèo đề xuất gắn việc xóa hoặc giãn nợ với các dự án đầu tư phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, được đánh giá là giải pháp sáng tạo, có ý nghĩa và khá toàn diện để giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt, vừa giúp bớt gánh nặng nợ công, vừa thúc đẩy phát triển bền vững.
Không thể phủ nhận rằng sáng kiến này cho thấy nhận thức ngày càng tăng về tình trạng bất ổn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, làm trầm trọng thêm các hạn chế về ngân sách và thách thức về nợ, cản trở khả năng của một số quốc gia trong việc chuyển đổi sang một nền kinh tế “xanh”. Thực trạng bất ổn kinh tế đã được thừa nhận rõ ràng, kèm theo đó là những nguy cơ được lường trước và từ đó đề xuất cách tiếp cận toàn diện hơn đối với cuộc khủng hoảng nợ, tình trạng biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học, thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh trong từng thời điểm như trước đây.
Thực tế đã cho thấy nền kinh tế thế giới tăng trưởng, đem lại lợi ích cho hàng trăm triệu người, song lại đẩy hệ sinh thái của trái đất rơi vào tình trạng xuống cấp hoặc đang bị sử dụng thiếu bền vững. Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế trong hàng thế kỷ qua đều chủ yếu thông qua khai thác tài nguyên thiên nhiên, không chú ý nhiều tới khả năng tự tái tạo, khiến hệ sinh thái đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Thực tế đó đòi hỏi thế giới phải nhanh chóng chuyển đổi sang một nền kinh tế “xanh” và hướng tới phát triển một cách bền vững.
Nền kinh tế “xanh” ghi nhận giá trị đầu tư vào tự nhiên, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Nó cũng cung cấp các cơ hội đa dạng cho phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo mà không làm xói mòn tài sản tự nhiên của quốc gia. Điều này đặc biệt cần thiết ở các nước có thu nhập thấp, nơi sinh kế chủ yếu của cộng đồng nghèo nông thôn là hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái. Nền kinh tế “xanh” sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, vì thế sẽ giảm những rủi ro về biến động giá của nhiên liệu hóa thạch cũng như hạn chế được khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Không những thế, nhiều nghiên cứu cho thấy nền kinh tế “xanh” cũng có khả năng tạo ra nhiều việc làm và là những việc làm bền vững.
Video đang HOT
Chính vì vậy, ý tưởng “hoán đổi nợ” bằng những dự án “xanh” là một ý tưởng có tính khả thi cao và đặc biệt ý nghĩa giúp thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19 một cách bền vững. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được ý tưởng sáng tạo này đòi hỏi phải có thiện chí của tất cả các quốc gia, dù là nước chủ nợ hay nước nghèo mắc nợ, cũng như cần có một lộ trình kèm theo các điều kiện rõ ràng và cụ thể. Xóa nợ hay giãn nợ chắc chắn không phải là việc làm dễ chấp nhận đối với các nước chủ nợ, và nếu đổi lại bằng những dự án “xanh” song không khả thi và thiếu hiệu quả thì có lẽ cũng không được “công bằng”. Trong bối cảnh đó, việc thẩm định các dự án hay tính toán các điều kiện đi kèm một cách hợp lý là việc làm cần thiết và bắt buộc để bảo đảm thực hiện ý tưởng của IMF và WB một cách hiệu quả nhất.
Dù chưa biết liệu ý tưởng có đi vào thực tiễn hay chỉ nằm trên bàn đàm phán, song rõ ràng rằng cách tiếp cận vấn đề đã cho thấy nhận thức của các thể chế tài chính đã nâng lên cũng như ý thức chia sẻ cộng đồng và hướng tới xây dựng một thế giới bền vững đã được thể hiện một cách tích cực. Chia sẻ khó khăn, không để ai lại phía sau cũng chính là một trong những mục tiêu phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế đã cùng nhau cam kết.
Người phụ nữ Thanh Hóa cắm bình hoa 10 năm không tàn, dân yêu hoa thích mê
Mang công nghệ ướp "hoa tươi bất tử" từ Thái Lan về, suốt 12 năm qua bà Lê Thị Việt miệt mài sáng tạo, đưa loại hoa "sang chảnh" này đến với người dân.
Ngôi nhà nhỏ ở thôn 3, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) là nơi bà Việt sinh sống cũng là cơ sở ướp "hoa tươi bất tử".
Nói là cơ sở cho sang, thực ra chỗ làm việc của bà chỉ vỏn vẹn cái bàn gỗ cũ kỹ. Suốt 12 năm qua, bà Việt miệt mài tìm tòi, sáng tạo để đưa loại hoa sang chảnh này đến với người dân.
Khâu chọn hoa rất quan trọng.
Năm 2001, vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên bà phải đi xuất khẩu lao động ở Thái Lan và được làm nghề ướp "hoa tươi bất tử". Khi tiếp cận bà đã rất hứng thú và tự nhủ phải học bằng được nghề này.
Bà miệt mài tìm tòi, học hỏi làm ra được những sản phẩm riêng cho mình. Khi tay nghề bà lên cao, chủ cơ sở ở Thái Lan tin tưởng giao cho bà quản lý xưởng, đào tạo công nhân.
Bàn làm việc của bà Việt.
Hoa ướp khô nhưng nhìn như hoa tươi.
Năm 2005, sau khi trở về nước, bà Việt đã đưa công nghệ ướp "hoa tươi bất tử" về vùng quê nghèo để làm. Ngày đó, dòng hoa này được gọi là hoa sang, đắt tiền lại chưa xuất hiện ở Việt Nam nên việc đưa sản phẩm ra thị trường là cả một vấn đề.
Nhưng vì lòng đam mê, mong muốn duy trì được nghề mà mình đã cất công mang từ Thái Lan về, bà quyết tâm theo đuổi.
Về Việt Nam, bà phải mất hai năm để làm quen, đi nhiều nơi tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn hoa và các nguyên vật liệu phụ trợ. Đến năm 2008 bà mới bắt đầu thử nghiệm những sản phẩm đầu tiên.
Công nghệ ướp hoa không hóa chất
Nhận thấy quy trình kỹ thuật ướp hoa của người Thái không được bền, bà Việt đã tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Hiện tại, hoa của bà có thể kéo dài tuổi thọ hơn chục năm.
Theo bà Việt, "hoa tươi bất tử" bà đang làm hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Những cánh hoa khô nhưng nhìn không khác gì hoa tươi tự nhiên. Màu hoa đỏ tươi, vẫn giữ được các chất diệp lục.
Hoa có tuổi thọ hơn 10 năm.
"Để làm ra một sản phẩm, đầu tiên khâu nhập hoa phải đạt chất lượng, sau đó cắt để vào một chiếc hộp có chứa một loại cát, đậy kín 7 ngày. Tiếp đến, đưa hoa vào một chiếc hộp chứa nguyên liệu khác ủ trong 3 ngày nữa để hoa thêm cứng cáp rồi mới đem cắm vào bình thủy tinh", bà Việt chia sẻ.
Hiện bà đã làm ra rất nhiều sản phẩm như: ly 1 bông, 2 bông, 3 bông, 5 bông, 9 bông, 15 bông, 30 bông, thậm chí 100 bông. Giá dao động từ 120 nghìn đồng đến 4 triệu đồng tùy vào số lượng bông.
Hoa rẻ nhất là 120 nghìn đồng/bông, đắt nhất là 4 triệu đồng/bình.
Theo bà Việt, để có một bình hoa đẹp, ngoài công đoạn chọn hoa, ướp hoa thì cắm hoa cũng là một yếu tố rất quan trọng. Người thợ phải khéo léo tạo cành, ghép lá, uốn nắn để đưa hoa vào cài trong đế bình mà không ảnh hưởng đến hoa.
Điểm khác biệt của sản phẩm là hoa ướp khô, giữ được màu sắc tự nhiên, không bị nhuộm màu như các sản phẩm khác trên thị trường. Vì vậy, tính ưu việt của sản phẩm là không độc hại với người lao động và thân thiện với môi trường.
Hiện sản phẩm của bà đã có mặt ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Vũng Tàu, Nghệ An...
Ngoài hoa hồng, bà Việt còn làm được nhiều loại hoa khác như cúc, ly...
Tại Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2019, với chủ đề "Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh tổ chức, sản phẩm "hoa tươi bất tử" của bà Việt là 1 trong 4 sản phẩm sáng tạo xuất sắc được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng bằng khen.
"Nghề hoa này tôi đã làm được 12 năm nay. Hiện cơ sở của gia đình lúc nào cũng duy trì tạo việc làm cho 5 phụ nữ trong làng với mức lương 4 đến 5 triệu đồng/tháng. Hai con của tôi không theo nghề. Tuổi tôi đã cao nên không thể phát triển thị trường. Tôi cũng đã tìm được một bạn trẻ đam mê để truyền nghề và cùng tôi đưa loại hoa này phát triển hơn nữa, đó cũng là mong muốn của tôi", bà Việt chia sẻ.
Các quốc gia chuyển đổi kinh tế ra sao hậu COVID-19 Tại Hội nghị do ELEVATE mới đây, các diễn giả đã chia sẻ những hiểu biết của họ về dự định kinh tế các chính phủ hậu đại dịch COVID-19. Đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành trên thế giới với số lượng nhiễm tiếp tục tăng cao. Tại Hội nghị do ELEVATE hợp tác với Huawei tổ chức mới đây, các diễn...