Hoàn Cầu: Trung Quốc khó thách thức trật tự Đông Á khi Việt Nam cũng ủng hộ Mỹ
Sự lựa chọn thách thức trật tự khu vực của TQ rất có hạn, Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào Mỹ và các nước Đông Á, Việt Nam bắt đầu ủng hộ Washington…
Mỹ-Nhật-Ấn tập trận chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 – 30 tháng 7 năm 2014
Tờ “Thơi bao Hoan Câu” Trung Quốc ngày 2 tháng 8 dẫn tờ tạp chí “The National Interest” Mỹ ngày 31 tháng 7 đăng bài viết nhan đề “Mục tiêu thực sự của Trung Quốc: phá hoại trật tự khu vực Đông Á?” của tác giả Andrew Philipps.
Bài viết cho rằng, các học giả như Hugh White lo ngại nươc lơn châu Á đi đến đối đầu. Xét thấy Bắc Kinh gần đây thể hiện thế mạnh trong tranh chấp biển ở khu vực, những người cho rằng Trung Quốc sẽ mãi mãi an tâm với vai trò xoàng xĩnh có lẽ cần tỉnh ngộ. Nhưng, trên thực tế, sự lựa chọn thách thức trật tự khu vưc Đông A của Trung Quốc rất có hạn.
Trong tương lai gần, Trung Quốc không thể và cũng sẽ không trực tiếp thách thức vị thế bá chủ khu vực của Mỹ. Một phần nguyên nhân ở chỗ, lợi ích kinh tế của họ ở mức độ rất lớn phải tiếp tục dựa vào hiện trạng do Mỹ duy trì.
Hơn nữa, do trong trật tự Đông Á ngày nay, không chỉ đồng minh cũ ủng hộ Mỹ, ngày càng nhiều đối tác an ninh phi truyền thống mạnh như Việt Nam cũng bắt đầu ủng hộ Washington.
Trật tự Đông Á đến nay là do “Mỹ tạo ra” và có dấu ấn của nhiều bên như các nước vừa và nhỏ.
Mỹ-Nhật-Ấn tập trận chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 – 30 tháng 7 năm 2014
Mặc dù cảm thấy bất mãn đối với vị thế bá chủ của Mỹ, Trung Quốc cũng không thể trực tiếp làm lung lay vị thế của Mỹ khi không làm lung lay trật tự khu vực ngày càng đa cực. Trực tiếp thách thức toàn diện trật tự hiện nay, Bắc Kinh cũng không có cơ thắng.
Nếu không thể trực tiếp lật đổ, một phương án khác của Trung Quốc có thể là “khoét rỗng” (trật tự hiện có), cuối cùng thay đổi từ bên trong, đó là thông qua các lĩnh vực như an ninh và kinh tế, trở thành nước lớn mà theo tuyên truyền của báo TQ là ” nước lớn có trách nhiệm”. Nhưng, hiện nay, chiến lược này vượt khỏi phạm vi trong kha năng cho phep của Trung Quốc.
Chăng han, sự phản ứng chậm chạp đối với cơn bão Haiyan năm 2013 thể hiện Trung Quốc thiếu ý nguyện chính trị va khả năng hậu cần, điều này đã kiềm chế họ thể hiện khả năng “thực lực mềm” khu vực. Tương tự, nhu cầu phát triển bên trong cũng đã hạn chế họ thay thế vai trò tài chính của Mỹ.
Một nước Trung Quốc có “trách nhiệm” hơn sẽ được hoan nghênh. Nhưng, đảm đương loại trách nhiệm này sẽ không dành cho Bắc Kinh một con “ngựa gỗ thành Tơ-roa” – có thể từ bên trong làm suy yếu có hiệu quả bá quyền của Mỹ hoặc trật tự khu vực Đông Á.
Video đang HOT
Mỹ-Nhật-Ấn tập trận chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 – 30 tháng 7 năm 2014
Về truyền thống, Trung Quốc là quốc gia lục địa, đến nay gấp rút thúc đẩy thực hiện chiến lược “hướng tây”, cách thức là tăng cường đầu tư cho đường ống dẫn dầu và hạ tầng giao thông. Nhưng, Bắc Kinh “tái cân bằng” Âu-Á, việc lựa chọn rời xa các nước duyên hải Đông Á là không thể thực hiện được.
Tuy chiến lược “hướng tây” dần dần có triển vọng tốt đẹp, ngành chế tạo của họ – then chốt cho sự trỗi dậy tiếp tục của Trung Quốc, sẽ vẫn liên quan chặt chẽ với mạng lưới sản xuất của khu vực lấy duyên hải Đông Á làm trung tâm.
Tương tự, các nước phía tây không thể cung cấp tư liệu sản xuất của Nhật Bản hoặc thị trường tiêu thụ khổng lồ Mỹ.
Chúng ta nghi ngờ đang bước vào thời đại đấu đá gay gắt hơn ở châu Á, nhưng không nên bị thách thức bởi sự mơ hồ, không nhìn ra thực tế là Trung Quốc ít có sự lựa chọn trong trật tự khu vực hiện nay: (Đối với Bắc Kinh), trật tự này vẫn dễ gia nhập, nhưng rất khó phá vỡ, lật đổ hoặc thoát ly.
Mỹ-Nhật-Ấn tập trận chung ở vùng biển phía nam Nhật Bản từ ngày 25 – 30 tháng 7 năm 2014
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đang gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở Đông Á
Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ thực hiện nhiều loại nhiệm vụ như trinh sát, tuần tra, săn ngầm và chống hạm, dùng để chống lại kẻ thù trên biển.
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga
Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 14 tháng 7 đưa tin, ngày 3 tháng 7, tàu ngầm Yun Bong-gil Type 214 thứ năm của Hàn Quốc hạ thủy. Chiếc tàu ngầm diesel-điện này đã trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP), đồng thời đã trang bị tên lửa siêu âm dẫn đường chính xác Haeseong-3 tầm bắn 1.500 km.
Động thái này phản ánh một mặt của cuộc "chạy đua vũ trang" mang tính khu vực của Đông Á - từng bước nhập khẩu tàu ngầm thông thường cấp độ mới. Chúng đang trở thành trang bị được hoan nghênh, dùng để tăng cường sức chiến đấu và chống lại lực lượng vũ trang mạnh hơn trong nhiều loại nhiệm vụ.
Theo báo Nhật, mặc dù kinh tế Đông Á tăng trưởng mạnh mẽ, hòa nhập sâu vào kinh tế thế giới, nhưng hiện thực chiến lược của khu vực này có xu thế cạnh tranh. Trung Quốc không ngừng đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự, thúc đẩy các cường quốc khu vực này tới tấp điều chỉnh trọng điểm hiện đại hóa quân sự của mình, quan hệ đồng minh và lựa chọn chiến lược tổng thể.
Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc
Bài báo cho rằng, được lợi từ sự tăng trưởng liên tục của kinh tế trong 30 năm qua, sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và quân sự đã thúc đẩy nước này không ngừng hiện đại hóa quân sự và hầu như đã đạt đột phá về khả năng quân sự trên các lĩnh vực.
Theo bài báo, mặc dù tồn tại bất lợi và hạn chế về kết hợp khả năng, nhưng Hải quân Trung Quốc đang từng bước chuyển đổi thành một lực lượng mang tính khu vực kiêm tấn công-phòng thủ, khả năng "chống can dự/ngăn chặn khu vực", khả năng tầm xa giới hạn và khả năng tấn công-phòng thủ trên không đều được nâng lên. Trung Quốc gọi chiến lược "chống can dự/ngăn chặn khu vực" là chiến lược "chống can thiệp".
Bài báo cho rằng, một mặt quan trọng của chiến lược này là từng bước nhập khẩu tàu ngầm cấp độ mới, trong đó có tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường.
Được biết, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc có 12 tàu ngầm thông thường lớp Nguyên Type 041 lần lượt hạ thủy, đồng thời đã từng bước tiến hành cải tiến chúng, đã trang bị hệ thống định vị thủy âm tiên tiến hơn, đã nâng cấp hệ thống vũ khí, đã giảm mức độ tiếng ồn, cũng đã sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
Trung Quốc muốn mua tàu ngầm thông thường AIP lớp Amur/Lada của Nga
Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, Trung Quốc còn mua 12 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, ngoài ra, nghe nói, họ còn đang muốn mua ít nhất 4 tàu ngầm thế hệ thứ tư lớp Amur của Nga.
Theo bài báo, ở Đông Bắc Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang coi mua tàu ngầm mới là công tác ưu tiên. Tàu ngầm Yun Bong-gil hạ thủy gần đây của Hàn Quốc cách chiếc tàu ngầm loại này thứ tư hạ thủy vào tháng 9 năm 2013 chưa đầy 1 năm. Loại tàu ngầm này đã trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) và hệ thống quản lý tác chiến tiên tiến.
Hàn Quốc hiện nay tổng cộng sở hữu 14 tàu ngầm, trong đó có 9 tàu ngầm lớp Chang Bogo Type 209 và 5 tàu ngầm lớp Sohn Won-il Type 214. Đồng thời, tháng 10 năm 2013, tàu ngầm mới nhất Kokuryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hạ thủy, đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch chế tạo 10 chiếc tàu ngầm lớp Soryu, chiếc đầu tiên đã bàn giao sử dụng vào năm 2009.
Hành trình, khả năng chạy liên tục, bộ cảm biến, tải trọng vũ khí và các trang bị khác như hệ thống AIP và tên lửa chống hạm Harpoon giúp cho tàu ngầm lớp Soryu được coi là tàu ngầm tiên tiến nhất trong 16 tàu ngầm của biên đội tàu ngầm thông thường Nhật Bản.
Tàu ngầm thông thường AIP Kokuryu số hiệu SS-506 lớp Soryu của Nhật Bản, hạ thủy ngày 31 tháng 10 năm 2013.
Theo bài báo, ở Đông Nam Á, giá thành mua sắm và yêu cầu bảo trì tương đối cao thường gây trở ngại cho việc mua sắm lượng lớn tàu ngầm. Nhưng, tàu ngầm diesel-điện có khả năng mạnh hơn được một số nước nhập khẩu gần đây đã giúp cho sức mạnh quân sự của họ được tăng cường chưa từng có.
Cách đây không lâu, Việt Nam đã tiếp nhận 2 trong số 6 tàu ngầm lớp Kilo đặt mua của Nga, chúng sẽ thực hiện nhiều loại nhiệm vụ như trinh sát, tuần tra, săn ngầm và chống hạm.
Indonesia, Malaysia va Singapore cũng đang có kế hoạch mở rộng hoặc nâng cấp lưc lương tau ngâm của mình. Trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, Malaysia đã tiếp nhận 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene trang bị tên lửa chống hạm Exocet do Pháp chế tạo.
Đồng thời, Indonesia cũng đã xây dựng kế hoạch đầy tham vọng, muốn tăng số lượng tàu ngầm của nước này lên ít nhất 6 chiếc vào năm 2024, mục tiêu lý tưởng nhất là 12 chiếc. Năm 2012, hải quân nước này tuyên bố đã ký kết hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD với Công ty Daewoo Hàn Quốc, đặt mua 3 tàu ngầm Type 209 lớp 1.400 tấn.
Tàu ngầm thông thường AIP Type 214 của Hải quân Hàn Quốc
Tháng 11 năm 2013, Singapore tuyên bố ký kết hợp đồng với công ty Thyssen Krupp Đức, đã đặt mua 2 tàu ngầm Type 218SG tiên tiến.
Theo bài báo, 10 năm qua, công dụng của tàu ngầm ở Đông Á không ngừng mở rộng từ tác chiến săn ngầm đến làm nhiệm vụ bảo vệ.
Đồng thời, việc nhập khẩu tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình đối đất, bộ cảm biến săn ngầm và hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP) đã tăng cường khả năng tàng hình của tàu ngầm, cuối cùng đã nâng cao tính linh hoạt, tính cơ động, khả năng hoạt động liên tục, phạm vi tấn công và khả năng tiêu diệt của chúng.
Bài báo phân tích cho rằng, đối với một số lực lượng hải quân có quy mô khá nhỏ, coi trọng phòng thủ của Đông Á và Đông Nam Á, đặc điểm nêu trên đã làm cho chúng có được khả năng "ngăn chặn trên biển" chống lại kẻ thù lợi dụng biển.
Vì vậy, tàu ngầm sẽ trở thành tài sản chiến lược ngày càng có giá trị ở khu vực này, đặc biệt là tàu ngầm đã trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).
Tàu ngầm thông thường AIP Type 214 phiên bản xuất khẩu do Đức chế tạo (ảnh minh họa)
Theo Giáo Dục
Đông Á chạy đua nâng cấp hạm đội tàu ngầm đối phó Trung Quốc Tạp chí Diplomat ngày 14/7 nhận định các nước trong khu vực Đông Á đang đua nhau thu mua tàu ngầm hiện đại để tăng cường lực lượng đối phó với Bắc Kinh. Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân Mặc dù có những yếu điểm và hạn chế về khả năng tích hợp, hải quân Trung Quốc (PLAN) đang dần hình...