Hoàn cảnh thương tâm của 3 đứa trẻ mồ côi
Đó là trường hợp 3 anh em Nguyễn Ngọc Tú (18 tuổi), Nguyễn Hoàng Thắng (9 tuổi) và Nguyễn Ngọc Nam (4 tuổi) đang sinh sống trong ngôi nhà cấp 4, rộng khoảng 24 m 2 ở thôn Cà Đú, xã Thành Hải, TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Mới bước sang tuổi 18 nhưng Tú phải đảm nhận trách nhiệm vừa làm cha vừa làm mẹ để nuôi nấng, dạy dỗ và chăm sóc cho 2 đứa em của mình. Tú kể vào giữa năm 2018, khi mẹ vừa sinh em bé (Nguyễn Ngọc Nam) thì bố bỏ nhà đi biệt tăm. Mặc dù vừa mới sinh con nhưng hằng ngày mẹ Tú phải lội bộ gần 10 km, lên trung tâm TP.Phan Rang – Tháp Chàm bán vé số kiếm tiền chăm sóc 3 người con. Cuối năm 2021, do làm việc quá sức, mẹ Tú đột ngột qua đời, để lại anh em Tú chơ vơ giữa dòng đời. Tú cho biết đứa em kế (Nguyễn Hoàng Thắng) bị bệnh câm điếc bẩm sinh, còn em út rất nhút nhát, hễ thấy người lạ thì bỏ chạy hoặc khóc, không dám đến gần. Hiện nay Tú đang phụ việc cho một nhà hàng trên địa bàn TP.Phan Rang – Tháp Chàm. Để có thêm thu nhập, hằng ngày Tú đăng ký làm 2 ca (ca 1: từ 9 – 13 giờ và ca 2 từ 15 – 22 giờ) với mức thu nhập 3,5 triệu đồng/tháng.
3 anh em Tú trong ngày đám tang mẹ. Ảnh T.N
Nhà Tú sát vách nhà ông bà nội (năm nay đã ngoài 70 tuổi). Hàng tháng sau khi nhận lương, Tú đưa cho bà nội để lo cơm nước cho 2 người em của mình. Bà Nguyễn Thị Mai (70 tuổi, bà nội của Tú) cho biết ba Tú bỏ nhà đi biệt tăm gần 4 năm qua, lâu lâu có gọi điện về hỏi thăm nhưng hiện giờ không biết đang ở đâu. Từ ngày mẹ Tú qua đời, bà Mai lại theo nghề bán vé số kiếm thêm thu nhập góp cho phần cơm của 3 đứa cháu nội có thêm thịt, cá.
Hiện hoàn cảnh của 3 anh em Tú hết sức khó khăn, rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ của các nhà hảo tâm và bạn đọc gần xa.
Video đang HOT
Lãnh đạo phường giải thích việc có người phải trả lại tiền hỗ trợ
Vừa về đến nhà sau khi kí nhận tiền hỗ trợ đợt 3, người đàn ông nhận được cuộc gọi từ tổ dân phố, yêu cầu thu hồi lại tiền với lý do "chi nhầm".
Báo Thanh Niên đưa tin, mới đây, một người đàn ông tên M., ngụ tại phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM đã phản ánh về bất cập trong việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3 tại địa phương.
Theo anh M., hồi đầu tháng 10, tổ phó tổ dân phố nơi anh sinh sống đã gửi thông báo anh ra nhận tiền hỗ trợ đợt 3.
Bà con xếp hàng chờ nhận hỗ trợ đợt 3 tại TP.HCM. (Ảnh: Công An Nhân Dân)
"Tôi đến một chỗ gần đó, tại đây có 2 nữ cán bộ phát tiền. Tôi lấy giấy CMND ra đối chiếu rồi ký vào tờ danh sách nhận hỗ trợ và nhận 1 triệu đồng rồi ra về. Vừa về tới nhà thì tổ phó gọi tôi, bảo là tôi có tên trong một danh sách đang hưởng lương tháng 8/2021 nên không được hỗ trợ và kêu tôi quay lại trả tiền." - anh M. chia sẻ.
Anh M. sau đó đã đến trả lại tiền và đồng thời yêu cầu được hủy chữ kí ban đầu vì trên thực tế không có nhận tiền. Song lúc này cán bộ chi trả nói rằng sẽ không lập biên bản hay giấy tờ gì với anh M. và nếu muốn hủy chữ kí thì cần lên phường.
2 ngày sau, tổ phó tổ dân phố gửi một danh sách đang hưởng lương vào nhóm chat. Những người có tên sẽ thuộc diện không được nhận hỗ trợ và trong đó có anh M.
Người đến nhận tiền phải xuất trình CMND hoặc CCCD. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Người Sài Gòn rưng rưng nước mắt khi nhận tiền hỗ trợ.
Anh M. thừa nhận việc có được nhận lương tháng 8/2021. Nhưng anh không khỏi thắc mắc tại sao tên lại có trong danh sách nhận hỗ trợ và chỉ vừa mới kí tên nhận tiền xong đã bị "đòi" lại tiền.
Liên quan đến sự việc này, lãnh đạo UBND phường 7, quận Tân Bình ngày 15/10 đã có những chia sẻ với báo Thanh Niên. Cụ thể, vị lãnh đạo cho biết, danh sách hỗ trợ được phường xét duyệt sẽ gửi về phần mềm quản lý để đối chiếu, lọc ra những ai không thuộc diện hỗ trợ như có hưởng lương tháng 8, đóng bảo hiểm xã hội...
Tuy nhiên, danh sách mà phần mềm gửi lại UBND phường chưa lọc ra hết. Do đó mới xuất hiện trường hợp như anh M. vẫn có tên trong diện nhận hỗ trợ là nhầm lẫn.
Cán bộ phát tiền đối chiếu thông tin trước khi trao tiền hỗ trợ cho bà con. (Ảnh: VOV)
Nếu rà soát lại và phát hiện trước thì sẽ không chi cho những trường hợp này. Còn nếu đã chi rồi mới phát hiện ra thì cán bộ phường phải làm thủ tục để thu hồi.
"Ví dụ, có người dân phản ánh họ và hàng xóm đều hưởng lương hưu nhưng hàng xóm nhận được hỗ trợ, còn họ thì không. Khi nhận được phản ánh này, mình sẽ đi xác minh lại. Nếu đúng như phản ánh thì phải giải thích cho người dân hiểu, làm thủ tục thu hồi khoản chi vì hưởng lương hưu sẽ không được hỗ trợ." - lãnh đạo UBND phường 7 nói.
Theo UBND phường 7, để thu hồi, tổ công tác địa phương phải xuống báo với dân là họ không thuộc diện hỗ trợ, lập biên bản giải thích vụ việc để bà con đồng ý, kí tên gửi lại tiền. Bà con sẽ kí trả trong biên bản thu hồi chứ không thể hủy chữ kí ban đầu.
Nhiều người phấn khởi sau khi nhận được tiền hỗ trợ. (Ảnh: Đảng Bộ TP.HCM)
Nếu không lập biên bản mà thu hồi tiền là không đúng quy định. Vì vậy, bà con hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp với tổ dân phố hoặc UBND phường để xác minh và giải quyết.
Hiện TP.HCM vẫn đang tiếp tục chi tiền đợt 3 cho bà con thuộc diện hỗ trợ. Mọi người có thể chủ động nắm bắt thông tin liên quan đến đối tượng chi trả để tránh nhầm lẫn và biết cách giải quyết trong trường hợp gặp sai sót.
F0 'mắng' bệnh nhân cho tiền, từ chối nhận lương tình nguyện "Bữa giờ chăm sóc bệnh nhân, có người dúi cho 500, người cho hẳn 1 triệu, có người còn tháo cái nhẫn vàng tầm 2 chỉ ra dúi vào tay để cám ơn tôi chăm sóc. Nhưng tôi "mắng" họ để họ hiểu, chúng tôi làm vì tự nguyện chứ không phải vì tiền", anh Nguyễn Hồng Kỳ cho biết. Chăm sóc bệnh...